Trọng tài thương mại là gì? Đặc điểm & Sự khác biệt với Tòa Án

Bên cạnh phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống là tòa án, trọng tài thương mại hiện đang là phương thức giải quyết tranh chấp được các doanh nghiệp Việt Nam ưa chuộng thời gian gần đây. Bài viết dưới đây của Công ty Luật Siglaw sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin khái quát về Trọng tài thương mại và lí do tại sao doanh nghiệp nên lựa chọn Trọng tài thương mại khi giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại.

Trọng tài thương mại là gì?

Tại Việt Nam, theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật trọng tại thương mại năm 2010 thì trọng tài thương mại là hình thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của này. Như vậy, có thể khái quát định nghĩa Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận. Các tranh chấp trên phải thuộc một trong ba trường hợp sau:

  • Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
  • Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó có ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
  • Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.

Tranh chấp sẽ được giải quyết bằng trọng tài thương mại nếu các bên có thỏa thuận trọng tài. Trong đó, thỏa thuận trọng tài thương mại là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng trọng tài đối với các tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh. Sự thỏa thuận này có thể lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

Quy định này tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các bên để việc bảo vệ quyền và lợi ích của chính mình trong hoạt động thương mại.

Trọng tài thương mại là gì? Tại sao nên lựa chọn Trọng tài thương mại?
Trọng tài thương mại là gì? Tại sao nên lựa chọn Trọng tài thương mại?

Đặc điểm của trọng tài thương mại

Trọng tài có tính phi nhà nước:

Trọng tài thương mại là một loại hình tổ chức phi chính phủ (tổ chức xã hội nghề nghiệp), hoạt động theo pháp luật và quy chế trọng tài. Trọng tài là một thiết chế dân chủ trong giải quyết tranh chấp thương mại; trọng tài không chỉ góp phần tạo ra một đời sống dân chủ và tự do trong tư pháp, mà hơn thế nữa, trọng tài là người chia sẻ nhiệm vụ với nhà nước trong việc xóa bỏ các bất đồng trong xă hội, thể hiện cụ thể ở việc giải quyết các tranh chấp thương mại.

Cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là sự kết hợp giữa hai yếu tố thỏa thuận và tài phán:

Cụ thể, thỏa thuận làm tiền đề cho phán quyết và không thể có phán quyết trọng tài thương mại thoát ly những yếu tố đã thỏa thuận.

Bởi vậy, về nguyên tắc, thẩm quyền của trọng tài không bị giới hạn bởi pháp luật; các đương sự có thể lựa chọn bất kỳ lúc nào, bất kỳ trọng tài vụ việc hoặc trọng tài quy chế nào trên thế giới để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, một khi đã được thỏa thuận thì phán quyết của trọng tài có tính chất tài phán và bắt buộc các bên phải tuân thủ.

Đương sự được tự định đoạt:

Phương thức trọng tài thương mại bảo đảm quyền tự định đoạt của các đương sự cao hơn so với phương thức Tòa án, thể hiện cơ bản là các đương sự trong tố tụng trọng tài có quyền lựa chọn trọng tài viên, địa điểm giải quyết tranh chấp, quy tắc tố tụng, luật áp dụng đối với tranh chấp

Phán quyết trọng tài là chung thẩm:

Phán quyết trọng tài thương mại có giá trị chung thẩm và không thể kháng cáo trước bất kỳ cơ quan, tổ chức nào (trừ trường hợp rất đặc biệt liên quan đến hủy phán quyết trọng tài). Đặc điểm này giúp trọng tài có điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết nhanh chóng, dứt điểm các tranh chấp thương mại.

Sự hỗ trợ của Tòa án:

Pháp luật các nước nhìn chung, trong đó có Việt Nam nói riêng, đều quy định cơ chế hỗ trợ từ phía Tòa án đối với tổ chức và hoạt động của trọng tài thương mại.

Thông qua trình tự công nhận và cho thi hành, Tòa án đảm bảo thực thi trên thực tế những quyết định của trọng tài khi một hoặc các bên đương sự không tự nguyện thực hiện (tại Việt Nam, phán quyết của trọng tài Việt Nam đương nhiên có hiệu lực thi hành).

Ngoài ra, Tòa án còn có thể hỗ trợ trọng tài ở các nội dung khác, như quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, kê biên tài sản, bảo toàn chứng cứ, cấm hoặc buộc đương sự thực hiện một số hành vi nhất định.

Sự khác biệt giữa Trọng tài và Tòa án

Tòa án và trọng tài đều là các hình thức giải quyết tranh chấp trong thương mại, chúng đóng vai trò một bên trung lập với các bên trong quan hệ tranh chấp.

Hoạt động giải quyết tranh chấp của Tòa án và trọng tài có điểm giống nhau là đều căn cứ vào pháp luật và hợp đồng của các bên trong quan hệ tranh chấp, xem xét sự thật vụ án và độc lập ra phán quyết, phán quyết này được đảm bảo thi hành.

Vì phán quyết bắt buộc thi hành nên thủ tục tố tụng của Tòa án và trọng tài rất chặt chẽ và phải phù hợp với quy định pháp luật. Thủ tục tố tụng Tòa án và tố tụng trọng tài đều dựa trên những nguyên tắc chung như: tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự, đảm bảo sự độc lập của người tài phán,… Tuy nhiên, vì là hai hình thức giải quyết tranh chấp độc lập, nên giữa tố tụng Tòa án và tố tụng trọng tài cũng có những sự khác biệt cơ bản: 

Tiêu chí  Tòa án  Trọng tài 
Tính chất pháp lý Tòa án là một cơ quan nhà nước nằm trong hệ thống cơ quan tư pháp. Trong quá trình tố tụng, Tòa án nhân danh Nhà nước để xem xét, xử lý vi phạm pháp luật nhằm duy trì trật tự công cộng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Trọng tài mang đậm tính chất phi chính phủ. Các trung tâm trọng tài không do Nhà nước quyết định thành lập mà do các trọng tài viên thỏa thuận xin phép Nhà nước để được thành lập. Trung tâm trọng tài là tổ chức xã hội nghề nghiệp và không nằm trong cơ cấu thiết chế của bộ máy Nhà nước. Đối với trọng tài vụ việc, trọng tài cũng hoàn toàn do các bên tự thành lập và không phải là cơ quan nhà nước.
Thẩm quyền  Thẩm quyền theo vụ việc: Tòa án có thẩm quyền rộng hơn so với trọng tài. Tòa án có thẩm quyền giải quyết hầu như tất cả các loại tranh chấp phát sinh trong cuộc sống như kinh doanh thương mại, thừa kế, hôn nhân gia đình, trách nhiệm ngoài hợp đồng, v.v. Tòa án cũng có thể giải quyết những việc dân sự không phải là tranh chấp.

Thẩm quyền theo lãnh thổ: không phải vụ tranh chấp trong kinh doanh nào cũng được tòa thụ lý giải quyết. Đơn kiện chỉ được Tòa án thụ lý giải quyết khi được chuyển đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Thẩm quyền theo vụ việc: trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp thương mại.

Thẩm quyền theo lãnh thổ: trong tố tụng trọng tài không đặt ra vấn đề thẩm quyền về mặt lãnh thổ. Các bên tranh chấp có quyền lựa chọn bất cứ trung tâm trọng tài nào để giải quyết cho mình theo ý muốn và sự tín nhiệm của họ. Khi tranh chấp đã được các bên thỏa thuận đưa ra trung tâm trọng tài nào giải quyết thì trung tâm đó có quyền thụ lý tranh chấp. Về thẩm quyền lãnh thổ thì trọng tài linh động hơn Tòa án. 

Các giai đoạn tố tụng  bất kỳ bên nào bị thiệt hại do hành vi vi phạm của bên còn lại đều có thể yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp (trừ khi các bên đã thỏa thuận trọng tài). Đối với tố tụng trọng tài, khi có tranh chấp xảy ra, các bên tranh chấp chỉ có thể đưa vụ tranh chấp ra trung tâm trọng tài để giải quyết khi đã có sự thỏa thuận trước về việc này. Điều này có nghĩa là: sự thỏa thuận trọng tài là điều kiện quyết định quyền khởi kiện của đương sự.
Tính công khai của hoạt động tố tụng  Hầu hết các phiên tòa đều được tiến hành công khai, các bản án thường được công bố rộng rãi trước công chúng => khó khăn khi bảo vệ các thông tin bí mật. Mọi tình tiết và kết quả đều không được công bố công khai nếu không được sự chấp thuận của các bên. Pháp luật không bắt buộc các phiên họp xét xử trọng tài phải tiến hành công khai. Ngoài ra, quyết định của trọng tài cũng như những căn cứ để trọng tài ra quyết định sẽ không được công bố công khai trừ khi các bên có yêu cầu.
Tính mềm dẻo, linh hoạt trong thủ tục tố tụng Tố tụng Tòa án bị ràng buộc bởi các quy tắc tố tụng nghiêm ngặt, phải tuân thủ các yêu cầu nhiều khi mang tính nghi thức, luật áp dụng được coi là bất di bất dịch. Tố tụng trọng tài là một thủ tục mềm dẻo và linh hoạt. Các thủ tục tố tụng đơn giản, thuận tiện, đảm bảo thời cơ kinh doanh của các bên tranh chấp, ví dụ: trong tố tụng trọng tài các bên có thể chọn tổ chức trọng tài, chọn trọng tài viên mà mình tín nhiệm, các bên cũng có thể chọn địa điểm để tiến hành trọng tài mà thấy là thuận tiện, thậm chí các bên có thể thỏa thuận với nhau lập ra quy tắc tố tụng áp dụng cho vụ kiện.

Tại sao nên chọn trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp thương mại?

Trọng tài đề cao sự thỏa thuận của các bên

Thẩm quyền của hội đồng trọng tài thương mại được thiết lập dựa trên sự tự nguyện thỏa thuận của các bên mà không phụ thuộc vào quyền lực nhà nước. Các bên tranh chấp có thể thỏa thuận lựa chọn:

  • Thời gian, địa điểm, thủ tục tố tụng trọng tài
  • Trọng tài viên tham gia giải quyết
  • Luật áp dụng để giải quyết tranh chấp
  • Ngôn ngữ giải quyết tranh chấp

Trong trọng tài thương mại, có bên có quyền thảo thuận địa điểm giải quyết tranh chấp. Địa điểm này có thể ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam. Điều này giúp cho các bên có thể chủ động và tiết kiệm được thời gian, công sức của mình để đáp ứng yêu cầu thiết yếu của Hội đồng trọng tài. 

Quyền lựa chọn trọng tài viên giải quyết tranh chấp cho phép các bên lựa chọn được các chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm thực tế về vấn đề tranh chấp (tranh chấp bảo hiểm, tranh chấp về cổ phiếu, chứng khoán; tranh chấp xây dựng,…), có uy tín trong ngành nghề trở thành trọng tài viên giải quyết tranh chấp của các bên.

Từ đó, góp phần đảm bảo chất lượng giải quyết tranh chấp được nhanh chóng và chính xác trên nguyên tắc tự nguyện, tự do thỏa thuận của các bên trong quan hệ tranh chấp.

Việc được phép chọn luật áp dụng và ngôn ngữ giải quyết tranh chấp giúp cho trọng tài thương mại phổ biến hơn trong các vụ tranh chấp quốc tế. 

Giải quyết bằng trọng tài giúp Đảm bảo tính bảo mật

Khác với nguyên tắc xét xử công khai trong tố tụng tại Tòa án, phương thức trọng tài thương mại tôn trọng tính bảo mật thông tin (confidentiality) cho toàn bộ quá trình, phiên họp trọng tài cũng được thực hiện không công khai và chỉ có sự tham gia của các bên nhận được quyết định. Khi nội dung tranh chấp và danh tính các bên được giữ kín, điều này sẽ đáp ứng nhu cầu tin cậy trong quan hệ thương mại, có ý nghĩa to lớn trong điều kiện cạnh tranh (đặc biệt là với các công ty đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán).

Quyết định của Trọng tài thương mại mang tính chung thẩm

  • Phán quyết của trọng tài có đặc điểm khác với bản án, quyết định của tòa án đó chính là mang tính chung thẩm và không thể bị kháng cáo, kháng nghị.
  • Trong trường hợp một hợp đồng thương mại quốc tế phát sinh, phán quyết của Tòa án quốc gia thường khó đạt được sự công nhận quốc tế. Do bản chất của tòa án thường nằm trong phạm vi quy định của một quốc gia, nên thông thường để phán quyết của Tòa án được công nhận tại một nước khác phải được thông qua bởi hiệp định song phương và theo các quy tắt rất nghiêm ngặt. Ngược lại, quyết định trọng tài đạt được sự công nhận quốc tế thông qua một loạt các công ước quốc tế và đặc biệt là Công ước New York năm 1958 về Công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài (với 150 quốc gia và vùng lãnh thổ là thành viên Công ước).

Nếu bạn đang khó khăn trong quá trình tranh chấp bằng trọng tài thương mại. Vui lòng liên hệ với chúng tôi: Công ty Luật Siglaw là một công ty tư vấn chuyên nghiệp được thành lập tại Việt Nam với đội ngũ Luật sư, trọng tài viên giỏi, chuyên gia hùng hậu và giàu kinh nghiệm, hơn 2000 khách hàng thân tín thể hiện sự uy tín của chúng tôi tại thị trường doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Bằng kinh nghiệm thực tiễn, SIGLAW sẽ giúp cho Doanh nghiệp có một cái nhìn tổng thể, đa chiều và bao quát về tất cả các vấn đề bên trong doanh nghiệp của bạn, phân tích rủi ro và ưu thế doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành, từ đó đưa ra các phương án giải quyết tối ưu nhất, phù hợp nhất với từng doanh nghiệp cụ thể.

Bên cạnh đó, Công ty Luật Siglaw, với thế mạnh là các dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài, tư vấn khảo sát và đầu tư dự án, tư vấn luật doanh nghiệp, tái cấu trúc doanh nghiệp, mua bán sáp nhập doanh nghiệp M&A, luật quản lý thuế, luật sở hữu trí tuệ, tư vấn soạn thảo và đàm phán hợp đồng và các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, giấy phép con, giấy phép trang thiết bị y tế và thực phẩm…

Chúng tôi tự tin mang đến cho khách hàng một dịch vụ pháp lý tối ưu và hiệu quả. Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ:

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Email: vphn@siglaw.com.vn

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: vphcm@siglaw.com.vn

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

5/5 - (10 bình chọn)
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238