Xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm

Một trong những ngành nghề phổ biến, dễ kinh doanh và đem lại nguồn thu nhập cao cho các nhà đầu tư đó chính là kinh doanh dịch vụ việc làm. Do nhu cầu phát triển của xã hội, các doanh nghiệp lớn cần tìm những người lao động chất lượng, đạt các điều kiện làm việc cần thiết để vận hành doanh nghiệp. Vì vậy dịch vụ việc làm ra đời và ngày càng phát triển, đặc biệt là tại Việt Nam. Vậy các vấn đề cần lưu ý khi xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm là gì, hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm là gì?

Giấy phép dịch vụ việc làm là loại giấy phép do cơ quan chính phủ có thẩm quyền cấp cho các doanh nghiệp mong muốn tham gia vào hoạt động ngành nghề cung cấp dịch vụ việc làm. Từ đó đem lại lợi nhuận cho công ty cũng như giá trị cho thị trường, cho phát triển kinh tế.

Xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm
Xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm

Điều kiện cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm

Nghị định 23/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/6/2021 quy định điều kiện xin Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm như sau:

Địa điểm đặt trụ sở hoặc chi nhánh để triển khai hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ việc làm có thể là tài sản sở hữu của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định theo hợp đồng có thời hạn từ 03 năm (36 tháng) trở lên.

Doanh nghiệp đã thực hiện việc đặt cọc quỹ là 300.000.000 đồng (Ba trăm triệu đồng).

Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp, thực hiện hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ việc làm, phải đảm bảo điều kiện (theo quy định mới):

  • Là người quản lý của doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
  • Không thuộc một trong các trường hợp sau đây: đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến dịch vụ việc làm;
  • Có trình độ từ đại học trở lên hoặc đã có thời gian làm việc trực tiếp trong lĩnh vực chuyên môn hoặc quản lý dịch vụ việc làm hoặc cung ứng lao động trong ít nhất 02 năm (24 tháng) trong thời kỳ liên tục 05 năm trước khi đề nghị cấp giấy phép. 

Quy trình, thủ tục xin Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm, theo Mẫu số 02 Phụ lục II, được ban hành kèm theo Nghị định 23/2021.
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê địa điểm tổ dịch vụ việc làm: 01 bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao, kèm theo bản gốc để đối chiếu.
  • Giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động dịch vụ việc làm, theo Mẫu số 03 Phụ lục II, ban hành kèm theo Nghị định 23/2021.
  • Bản lý lịch tự thuật của người đại diện theo pháp luật, theo Mẫu số 04 Phụ lục II, ban hành kèm theo Nghị định 23/2021.
  • Phiếu lý lịch tư pháp số 1 của người đại diện theo pháp luật. Trong trường hợp người đại diện là người nước ngoài, có thể thay thế bằng phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận không đang trong thời gian chấp hành hình phạt, chưa được xóa án tích, hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài.
  • Tất cả các giấy tờ trên phải được cấp trong thời hạn không quá 06 tháng trước ngày nộp hồ sơ. Các văn bản bằng tiếng nước ngoài cần được dịch ra tiếng Việt, chứng thực và hợp pháp hóa theo quy định của pháp luật.
  • Bổ sung vào đó, bằng cấp chuyên môn hoặc các văn bản chứng minh kinh nghiệm làm chuyên môn hoặc quản lý dịch vụ việc làm của người đại diện theo pháp luật cũng là một phần quan trọng của hồ sơ.

Bước 2:  Nộp hồ sơ

Địa chỉ nộp: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh thành phố nơi đặt trụ sở công ty. Ví dụ như: 

  • Sở KH&ĐT thành phố Hà Nội: Số 258 Đ. Võ Chí Công, Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội. Giờ mở cửa: 8:00-17:00 từ thứ 2 đến thứ 6.
  • Sở KH&ĐT thành phố Hồ Chí Minh: Khu phố 2, An Khánh, Thủ Đức, Tp.Ho Chi Minh
  • Sở KH&ĐT Đà Nẵng: số 24 Trần Phú, Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng

Sau khi kiểm tra đảm bảo hồ sơ đầy đủ theo quy định, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy biên nhận, ghi chính xác ngày, tháng, năm nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.

Bước 3: Cấp giấy phép

Trong khoảng thời gian 07 ngày làm việc, tính từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện xem xét và cấp giấy phép cho doanh nghiệp.

Nếu có trường hợp không cấp giấy phép, doanh nghiệp sẽ nhận được văn bản trả lời kèm theo giải thích rõ lý do từ cơ quan có thẩm quyền.

Để được tư vấn cụ thể quý khách hàng vui lòng thể liên hệ với Công ty luật Siglaw để được giải đáp nhanh nhất và chi tiết nhất:

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Email: [email protected]

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: [email protected]

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238