Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô: Điều kiện & Thủ tục

Sự phát triển, hội nhập kinh tế của Việt Nam và việc tham gia các hiệp định thương mại tự do FTA đã kéo theo nhu cầu ngày càng lớn về dịch vụ vận tải bằng ô tô và logistics. Để doanh nghiệp có thể hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì cần phải xin giấy phép con và tuân thủ các điều kiện nhất định. Vậy điều kiện xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là gì? Hồ sơ thủ tục như thế nào? Mời các bạn tìm hiểu chi tiết trong bài viết nhé:

Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô là gì?

Giấy phép con kinh doanh vận tải hay giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô là giấy chứng nhận của các cơ quan có thẩm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải bằng ô tô để các doanh nghiệp này hoạt động hợp pháp theo các quy định của pháp luật.

Lĩnh vực nào cần phải xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô?

Hiện nay, các lĩnh vực bắt buộc phải xin giấy phép con ở lĩnh vực kinh doanh vận tải bằng ô tô bao gồm:

  • Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định
  • Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định
  • Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
  • Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe theo hợp đồng
  • Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô
  • Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô.
Giấy phép kinh doanh vận tải là gì?
Giấy phép kinh doanh vận tải là gì?

Điều kiện để kinh doanh vận tải bằng ô tô

Các điều kiện chung

  • Xe đăng ký phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;
  • Trước ngày 01/07/2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham gia giao thông, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:
  • Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 km;
  • Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 km.

Điều kiện riêng đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách

  • Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có sức chứa từ 09 chỗ trở lên (kể cả người lái xe) và có niên hạn sử dụng như sau: Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến cự ly trên 300 km, không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến có cự ly từ 300 km trở xuống;
  • Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt có niên hạn sử dụng không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất);
  • Xe taxi phải có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) và có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất); không sử dụng xe cải tạo từ xe có sức chứa từ 09 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 09 chỗ (kể cả người lái xe) hoặc xe có kích thước, kiểu dáng tương tự xe từ 09 chỗ trở lên để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi;
  • Xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch có niên hạn sử dụng không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất). Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có niên hạn sử dụng như sau: Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 300 km, không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly từ 300 km trở xuống.
  • Riêng xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách du lịch và xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) sử dụng hợp đồng điện tử có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất).

Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô

Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải
Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải

Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã

  • Giấy đề nghị cấp Giấy phép con (theo mẫu);
  • Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản sao công chứng văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành ô tô vận tải;
  • Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh ô tô vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng container, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử).

Đối với hộ kinh doanh

  • Giấy đề nghị cấp Giấy phép (theo mẫu);
  • Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Trình tự thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô

Căn cứ vào Điều 19 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô được tiến hành theo trình tự sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô

Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô đến cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh tại: Sở Giao thông vận tải cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương

Bước 2: Xét duyệt hồ sơ

Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô.

Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, phải thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

Bước 3: Thẩm định nội dung và cấp giấy phép kinh doanh

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, Sở Giao thông vận tải cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Nghị định 10/2020/NĐ-CP.

Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.

Lưu ý: Sau khi có giấy phép đơn vị xin cấp phù hiệu cho các xe kinh doanh.

Phù hiệu xe là miếng dán nằm ở vị trí dễ quan sát, cụ thể là trên kính chắn gió phía bên phải người lái xe kinh doanh vận tải. Phù hiệu xe thể hiện cách thức và mục đích sử dụng của xe, đồng thời là dấu hiệu để các cơ quan lực lượng chức năng kiểm tra giám sát hoạt động vận tải.

Việc xin phù hiệu xe hợp đồng là một thủ tục cần thiết để đảm bảo an toàn cũng như thực hiện đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, các thủ tục xin phù hiệu xe hợp đồng khá phức tạp.

Theo đó, điều kiện xin phù hiệu xe hợp đồng bao gồm:

  • Phải có giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo hợp đồng.
  • Xe hợp đồng cần lắp thiết bị giám sát hành trình .
  • Xe hợp đồng cần đăng kiểm theo đúng quy định của pháp luật.

Theo quy định tại  điểm e khoản 6 điều 23 Nghị định 100/2019/ND-CP, mức phạt đối với xe chở khách không có hoặc không gắn phù hiệu là từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng. Mức phạt này cũng áp dụng khi phù hiệu đã hết hạn sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Mức phạt khi không có giấy phép kinh doanh vận tải

Nếu doanh nghiệp không có giấy phép kinh doanh vận tải theo khoản 7 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức phạt đối với hành vi này như sau:

  1. Phạt tiền từ 07 – 10 triệu đồng đồng đối với cá nhân;
  2. Đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thì xử phạt tiền từ 14 – 20 triệu đồng

Như vậy, chỉ cần phát sinh một trong những hoạt động kinh doanh vận tải, cá nhân tổ chức có thể phải xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô theo quy định.

Dịch vụ xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô tại Siglaw

  • Công ty luật Siglaw tư vấn chi tiết các điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
  • Chúng tôi sẽ thay mặt khách hàng để lên một bộ hồ sơ hoàn chỉnh và nộp hồ sơ tại Phòng tài chính và Kế hoạch để xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô.
  • Siglaw liên tục theo dõi cập nhật báo cho khách hàng trong thời gian chờ giải quyết hồ sơ.
  • Nhận giấy phép kinh doanh vận tải ô tô sau đó đưa trực tiếp cho khách hàng và tư vấn thêm về các vấn đề pháp lý khác liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty, doanh nghiệp.

Mọi chi tiết xin quý khách vui lòng liên hệ:

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Email: vphn@siglaw.com.vn

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: vphcm@siglaw.com.vn

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

5/5 - (2 bình chọn)
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238