Công ty hợp danh, một hình thức doanh nghiệp phổ biến, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh nhỏ và vừa. Đây là một loại hình doanh nghiệp được nhiều doanh nhân lựa chọn, nhờ vào sự linh hoạt và ưu điểm mà nó mang lại. Hãy cùng Công ty Luật Siglaw tìm hiểu chi tiết khi thành lập công ty hợp danh, từ đặc điểm cơ bản đến những lợi ích mà doanh nghiệp có thể đạt được thông qua mô hình này.
Khái niệm về công ty hợp danh là gì?
Công ty hợp danh là một loại doanh nghiệp, trong đó có ít nhất hai người cùng góp vốn và danh nghĩa để hoạt động kinh doanh dưới tên chung. Các thành viên của công ty hợp danh cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn trước các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản phát sinh từ hoạt động kinh doanh của công ty.
Đặc điểm của Công ty hợp danh
Thực hiện góp vốn và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp
Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết. Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.
Trường hợp thành viên góp vốn không đóng đủ và đúng thời hạn số vốn đã cam kết, thì số vốn chưa góp đủ đó có thể được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty. Trong trường hợp này, công ty hợp danh có thể thực hiện khai trừ thành viên hợp danh góp vốn này theo quyết định của Hội đồng thành viên.
Thành viên hợp danh, thành viên góp vốn có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho các thành viên còn lại hay cho người không phải là thành viên công ty, hoặc rút vốn khỏi công ty. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng này khá khó khăn xuất phát từ tính chất liên kết chặt chẽ của thành viên trong công ty hợp danh.
Thành viên công ty hợp danh
Công ty hợp danh phải có tối thiểu 2 thành viên là chủ sở hữu chung công ty gọi là thành viên hợp danh. Ngoài ra có thể có thành viên góp vốn.
Chế độ chịu trách nhiệm tài sản của thành viên công ty hợp danh
Thành viên hợp danh phải cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể: khi công ty có khoản nợ cần thanh toán, công ty phải trả bằng tài sản của công ty. Nếu tài sản của công ty không đủ để trả nợ, công ty phải giải thể hoặc phá sản dễ trả các khoản nợ bằng toàn bộ tài sản còn lại; trường hợp tài sản còn lại của công ty không dù dễ trả nợ, thành viên hợp danh mới phải trả nợ thay cho công ty bằng tài sản của cá nhân mình.
Tuy nhiên, Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp vào công ty. Điều này có nghĩa là thành viên góp vốn có thế hạn chế được rủi ro khi đầu tư vào công ty hợp danh. Đây là một ưu thế của thành viên góp vốn khiến nhiều nhà đầu tư lựa chọn khi không muốn gánh chịu nhiều rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh.
Xem thêm:
Điều kiện để thành lập công ty hợp danh
Ưu điểm của công ty hợp danh
– Mô hình tổ chức quản lý đơn giản, gọn nhẹ, rất dễ quản lý. Thích hợp đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
– Việc quản lý và điều hành không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít
– Dễ dàng vay vốn. Các ngân hàng sẽ có sự tin tưởng, dễ cho vay vốn và cho hoãn nợ với loại hình doanh nghiệp này do tính chất liên đới trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp doanh
– Dễ tạo sự tin cậy cho đối tác: Do tính chất liên đới phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản họ nên sẽ có trách nhiệm vô cùng cao dễ tạo được sự tin cậy với các đối tác kinh doanh
Nhược điểm của loại hình công ty hợp danh
– Do tính liên đới trách nhiệm vô hạn nên độ rủi ro của những thành viên hợp danh là khá cao
– Việc huy động vốn công ty hợp danh sẽ bị hạn chế. Mặt dù, có tư cách pháp nhân nhưng lại không được phép phát hành chứng khoán. Việc huy động vốn chỉ đến từ các thành viên cũ hoặc mới
– Các thành viên hợp danh khi rút khỏi công ty vẫn chịu trách nhiệm với các khoản nợ của công ty mà đã phát sinh từ những cam kết trước đó
– Không phân biệt rõ ràng giữa các loại tài sản công ty và tài sản cá nhân
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty hợp danh
Để thành lập công ty hợp danh bạn cần chuẩn bị những loại giấy tờ như sau:
(1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
(2) Điều lệ công ty.
(3) Danh sách thành viên.
(4) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.
(5) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư
Thủ tục thành lập công ty hợp danh
Để thành lập Công ty hợp danh, thủ tục được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ như đã nêu trên
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở
Bước 3. Trong thời hạn 03 – 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ. Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Bước 4. Doanh nghiệp Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin đăng ký quốc gia. Nội dung công bố gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh
Bước 5: Thông báo mẫu con dấu với Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư
Trên đây là một số thông tin cơ bản Công ty hợp danh. Nếu có thắc mắc gì về Dịch vụ thành lập Công ty hợp danh bạn có thể liên hệ trực tiếp với Công ty Luật Siglaw để được hỗ trợ!
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.
Email: [email protected]
Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Email: [email protected]
Hotline: 0961 366 238
Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw