Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư một trong những giấy tờ không thể thiếu của nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư do đó trong quá trình xin cấp giấy phép đầu tư thì cần tuân thủ đúng quy định của Pháp Luật. Vậy hồ sơ, quy trình thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư như thế nào? Mời bạn cùng Siglaw tìm hiểu chi tiết trong bài viết này:
Căn cứ pháp lý về giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được cấp cho doanh nghiệp dựa trên các căn cứ pháp luật như sau:
Căn cứ luật đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/06/2020
Căn cứ luật đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014
Căn cứ nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015
Căn cứ thông tư 16/2015/TT-BKHĐT ngày 18/11/2015
Căn cứ văn bản số 8909//BKHĐT-PC ngày 31/12/2020
Và 1 số căn cứ khác…
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là gì?
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hay giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép đầu tư dựa theo Luật Đầu tư 2020 là văn bản bằng giấy hoặc bản điện tử ghi đầy đủ các thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư. Vì vậy giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là một trong những chứng từ quan trọng cần thiết nhất đối với các doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân đầu tư vào một lĩnh vực kinh tế cụ thể tại Việt Nam cũng như ra nước ngoài vì đây là bằng chứng xác nhận rằng nhà đầu tư đã đăng ký và được chính quyền cấp phép đầu tư tại một địa phương cụ thể. Vì vậy, việc có giấy phép đăng ký đầu tư là rất cần thiết.
Đầu tư có nhiều mặt tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo ra thu nhập, việc làm cho người dân và đưa đất nước phát triển. Tuy nhiên, đầu tư cũng tồn tại những rủi ro, đặc biệt là trong quá trình thực hiện. Do đó, Giấy chứng nhận đầu tư chính là công cụ giúp cho các nhà đầu tư nhận được sự bảo vệ về mặt pháp lý cũng như nhận được các hỗ trợ từ nhà nước và các tổ chức khác trong quá trình đầu tư. Bên cạnh đó, việc có giấy phép đầu tư cũng giúp cho việc đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, xin cấp phép hoạt động… được thuận lợi hơn và nhanh chóng hơn.
Hiện nay, Luật đầu tư 2020 quy định các nội dung trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm:
“Điều 40. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Tên dự án đầu tư.
Nhà đầu tư.
Mã số dự án đầu tư.
Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng.
Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.
Vốn đầu tư của dự án đầu tư (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động).
Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.
Tiến độ thực hiện dự án đầu tư, bao gồm:
a) Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn;
b) Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư, trường hợp dự án đầu tư chia thành từng giai đoạn thì phải quy định tiến độ thực hiện từng giai đoạn.
Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có).
Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có).”
Trước đây, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư còn được gọi với với các tên gọi khác là Giấy chứng nhận đầu tư. Về bản chất, hai tên gọi này đều chỉ một loại giấy.
Các trường hợp cần có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Hiện nay, Luật Đầu tư 2020 quy định rõ các trường hợp cần xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và không cần tại Điều 37, cụ thể:
Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế mà:
Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ
Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
Còn lại, đối với dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước (1); dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 (2); đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế (3) thì KHÔNG phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tuy nhiên, với dự án (1) và (2), nếu như nhà đầu tư vẫn mong muốn thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thì vẫn có thể chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và thực hiện đầy đủ các bước xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như các đối tượng bắt buộc.
Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư UBND Tỉnh
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư
Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư
Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư theo mẫu I- 1_TT16
Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức
Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án theo Mẫu I-2_TT16
Một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư
Đề xuất nhu cầu sử dụng đất đối với dự án đề nghị nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; Trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nhà đầu tư nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật Đầu tư gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;
Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
Nhà đầu tư nộp bộ hồ đã chuẩn bị cho cho Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi dự định thực hiện dự án đầu tư
Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan đến những nội dung quy định tại khoản 3 Điều 30 Nghị định 118/2015/NĐ-CP.
Cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình và gửi cơ quan đăng ký đầu tư.
Sở Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
UBND cấp tỉnh ra quyết định chủ trương đầu tư (chấp thuận hoặc từ chối). Trường hợp từ chối, nhà đầu tư sẽ được thông báo lý do bằng văn bản.
Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư khi nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.
Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư
Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư
Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư theo mẫu I- 1_TT16
Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức
Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án theo Mẫu I-2_TT16
Một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư
Đề xuất nhu cầu sử dụng đất đối với dự án đề nghị nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; Trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nhà đầu tư nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật Đầu tư gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;
Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (bản chính)
Đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường (bản chính)
Nhà đầu tư nộp bộ hồ đã chuẩn bị cho cho Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi dự định thực hiện dự án đầu tư
Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư đồng thời gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến dự án đầu tư để lấy ý kiến
Cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình và gửi cơ quan đăng ký đầu tư.
Sở Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Khi nhận được ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định.
Khi nhận được báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư và gửi văn bản quyết định tới ba cơ quan:
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Sở Kế hoạch và Đầu tư và nhà đầu tư
Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư khi nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.
Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư theo mẫu I- 1_TT16
Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức
Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án theo Mẫu I-2_TT16
Một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư
Đề xuất nhu cầu sử dụng đất đối với dự án đề nghị nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; Trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nhà đầu tư nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật Đầu tư gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;
Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
Nhà đầu tư nộp bộ hồ đã chuẩn bị cho cho Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi dự định thực hiện dự án đầu tư. (Tùy thuộc vào dự án đầu tư cần nộp cho cơ quan đăng ký đầu tư nào)
Cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ dự án đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước
Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định hồ sơ dự án đầu tư và lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung quy định tại khoản 6 Điều 33 của Luật Đầu tư và lập báo cáo thẩm định trình Chính phủ.
Chính phủ gửi Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội.
Cơ quan được Quốc hội giao chủ trì thẩm tra thực hiện thẩm tra
Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư
Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư khi nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.
Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với dự án không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư theo mẫu I- 1_TT16
Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức
Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án theo Mẫu I-2_TT16
Một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư
Đề xuất nhu cầu sử dụng đất đối với dự án đề nghị nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; Trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nhà đầu tư nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật Đầu tư gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;
Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
Chuẩn bị và nộp hồ sơ cho cơ quan đăng ký đầu tư
Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Lưu ý: nhà đầu tư lưu ý chuẩn bị hồ sơ chi tiết, đầy đủ để tránh mất thời gian hổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Thẩm định và phê duyệt hồ sơ
Nhận kết quả: Nhà đầu tư đến Cơ quan đăng ký đầu tư theo lịch hẹn trên Giấy tiếp nhận hồ sơ để nhận kết quả.
Nhà đầu tư nước ngoài có phải chứng minh tài chính khi xin cấp giấy chứng nhận đầu tư không?
Có. Luật đầu tư năm 2020 của Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài khi xin cấp giấy phép đầu tư thì cần chứng minh tài chính. Cụ thể, trong quá trình xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài phải cung cấp các chứng từ và thông tin về nguồn tài chính, bao gồm:
Bản sao các tài liệu chứng minh về khả năng tài chính của nhà đầu tư.
Bản sao giấy chứng nhận hoặc các chứng từ khác chứng minh nguồn vốn sử dụng để đầu tư vào dự án.
Bản sao các giấy tờ, tài liệu chứng minh nguồn gốc tài sản sử dụng để đảm bảo cho việc thực hiện cam kết đầu tư.
Như vậy, chứng minh tài chính là yêu cầu bắt buộc đối với nhà đầu tư nước ngoài khi xin cấp giấy chứng nhận đầu tư. Thông tin này giúp cơ quan quản lý có thể đánh giá khả năng tài chính của nhà đầu tư và đảm bảo rằng dự án đầu tư được thực hiện đầy đủ và hiệu quả
Dịch vụ tư vấn xin cấp giấy chứng nhận đầu tư của công ty luật Siglaw
✅ Công ty luật Siglaw cung cấp dịch vụ tư vấn xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư chuyên nghiệp và đáng tin cậy cho khách hàng tại Việt Nam
⭐ Chúng tôi hiểu rõ những phức tạp trong quá trình đăng ký đầu tư, vì vậy, chúng tôi cam kết cung cấp cho khách hàng của mình các giải pháp tối ưu nhất để đảm bảo quyền lợi của họ được bảo vệ tốt nhất.
✅ Kinh Nghiệm
⭐>10 năm Siglaw tự tin là đơn vị tư vấn, hỗ trợ uy tín giúp quý khách hàng giải quyết mọi vấn đề liên quan khi thực hiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
✅ Đội ngũ
⭐Luật sư giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về lĩnh vực đầu tư
✅ Khách hàng tiêu biểu
⭐Tập đoàn Lotte Hàn Quốc tại Việt Nam, Tập đoàn HS F&B, Alliex Việt Nam, HAIDILAO,…
Chi phí dịch vụ tư vấn giấy phép đăng ký đầu tư
Hiện nay, chi phi trung bình cho dịch vụ tư vấn cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khoảng >20.000.000VNĐ. Sự chênh lệch của chi phí dịch vụ này phụ thuộc vào các yếu tố như: công ty cung cấp dịch vụ, phạm vi dịch vụ, thời gian,… Chi phí dịch vụ của Siglaw phụ thuộc vào phạm vi và quy mô của dự án của khách hàng. Chúng tôi cam kết đưa ra mức chi phí hợp lý và cạnh tranh nhất trên thị trường để khách hàng có thể lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình.
Trên đây là những thông tin cơ bản về hồ sơ và thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà các nhà đầu tư cần phải nắm rõ để thực hiện đúng và đủ các thủ tục pháp lý. Việc tuân thủ đầy đủ các quy định và quy trình liên quan đến giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sẽ giúp các doanh nghiệp đảm bảo quyền lợi pháp lý, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh doanh và đầu tư.
Tuy nhiên, việc cấp và điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vẫn luôn là một thủ tục khó, đòi hỏi độ cẩn thận và kinh nghiệm thực chiến để tiết kiệm đối đa thời gian cho các nhà đầu tư. Đội ngũ Siglaw luôn sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ các nhà đầu tư thực hiện các các thủ liên quan. Nếu quý khách hàng còn vấn đề gì vướng mắc cần giải quyết, hãy liên hệ với Siglaw để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí một cách nhanh nhất.
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….