IRC & ERC là 1 trong những giấy tờ không thể thiếu khi nhà đầu tư nước ngoài có ý định đầu tư vào Việt Nam. Vậy IRC, ERC là gì? Cách phân biệt & Hồ sơ. thủ tục xin cấp 2 loại giấy này như thế nào? Mời bạn cùng Siglaw tìm hiểu chi tiết trong bài viết này:
IRC là gì?
IRC tên tiếng anh Investment Registration Certificate là loại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (bằng giấy hoặc điện tử) được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho dự án của nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam, để xác nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư nước ngoài về dự án đầu tư đó.
ERC là gì?
ERC là viết tắt của một từ tiếng Anh “Enterprise Registration Certificate” về bản chất là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho doanh nghiệp có vốn từ nước ngoài sau khi họ hoàn thành đăng ký IRC để có thể chính thức hoạt động và đầu tư tại Việt Nam.
Phân biệt IRC và ERC
Để có thể phân biệt IRC và ERC, chúng ta có thể phân biệt thông qua các tiêu chí dưới đây:
IRC | ERC | |
Khi nào cần ? | Điều 37 Luật đầu tư 2020 yêu cầu các trường hợp dưới đây phải đăng ký IRC:
|
Sau khi đăng ký xong IRC, nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải đăng ký ERC.
Còn đối với doanh nghiệp có 100% vốn Việt Nam thì có thể đăng ký ERC luôn mà không cần đăng ký IRC. |
Mục đích | Chứng nhận cho doanh nghiệp nước ngoài có dự án đầu tư tại Việt Nam có thể thực hiện dự án gì, quy mô là như thế nào, quyền, nghĩa vụ và ưu đãi họ được hưởng,.v.v. | Chứng nhận cho phép nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam để thực hiện hoạt động đầu tư của họ. |
Cơ quan cấp phép | Thông thường thì Sở Kế hoạch và đầu tư sẽ có thẩm quyền cấp IRC.
Riêng đối với dự án đầu tư nước ngoài nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất,… thì Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế là người có thẩm quyền cấp IRC |
Sở Kế hoạch và Đầu tư (SKHĐT) của tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương
Ví dụ:
|
Điều kiện cấp | Điều kiện cấp IRC tại Việt Nam khá đơn giản, cụ thể được quy định tại Điều 38 Luật đầu tư 2020 gồm:
LƯU Ý về thời gian hoạt động của dự án:
|
|
Nội dung | Giấy IRC có các nội dung sau đây (Điều 40 Luật Đầu tư 2020)::
– Tên dự án đầu tư nước ngoài; – Thông tin của nhà đầu tư nước ngoài; – Mã số dự án đầu tư nước ngoài; – Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư; – Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng cụ thể; – Số vốn đầu tư của dự án đầu tư (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động); – Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư; – Tiến độ thực hiện dự án đầu tư, bao gồm:
– Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có). – Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có). |
Giấy ERC có các nội dung sau đây:
|
Thời gian cấp | Trong vòng 05 ngày từ ngày nhận văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp IRC cho dự án thuộc diện phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư
Trong vòng 15 ngày từ ngày nhận hồ sơ xin IRC hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp IRC cho dự án không thuộc diện phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư. |
15 ngày làm việc từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp ERC cho dự án không thuộc diện phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư. |
Thủ tục xin cấp IRC
Quy trình thủ tục xin cấp IRC gồm 2 bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp IRC
- 01 Giấy đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
- 01 Bản sao chứng thực CMND/CCCD hoặc hộ chiếu (nếu nhà đầu tư là cá nhân); hoặc 01 bản sao chứng thực Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý (nếu nhà đầu tư là tổ chức);
- 01 bản đề xuất dự án đầu tư. Bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
- 01 Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- 01 bản Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
- 01 bản giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;
- 01 bản hợp đồng BCC nếu là dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp IRC.
Bên nộp hồ sơ nộp tại Sở KHĐT hoặc Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất,…tùy theo dự án đầu tư được đặt ngoài hoặc trong khu công nghiệp, khu chế xuất,…
Thủ tục xin cấp ERC
Quy trình thủ tục xin cấp ERC gồm 2 bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp ERC
- 01 giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- 01 Bản sao chứng thực CMND/CCCD hoặc hộ chiếu (nếu nhà đầu tư là cá nhân); hoặc 01 bản sao chứng thực Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý (nếu nhà đầu tư là tổ chức);
- 01 Điều lệ công ty
- 01 Danh sách thành viên công ty
- Và các giấy tờ có liên quan khác
Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp ERC
Bên nộp hồ sơ nộp tại Sở KHĐT nơi dự án được thực hiện.
Trên đây là những chia sẻ của công ty luật Siglaw về IRC & ERC. Để được tư vấn một cách toàn diện, Quý khách vui lòng liên hệ:
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.
Email: [email protected]
Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Email: [email protected]
Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw