Điều kiện thành lập công ty hợp danh [2024]

Công ty hợp danh ở Việt Nam được rất ít người lựa chọn vì là mô hình công ty đối nhân thường phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ và các thành viên trong công ty hợp danh chia sẻ trách nhiệm, quản lý để đạt được mục tiêu kinh doanh chung. Trong bài viết này, Công ty Luật Siglaw sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin cần biết về Điều kiện để thành lập công ty hợp danh.

Điều kiện để thành lập công ty hợp danh
Điều kiện để thành lập công ty hợp danh

Điều kiện về chủ thể thành lập công ty hợp danh

Công ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam mà các thành viên trong công ty cùng kinh doanh và chịu trách nhiệm vô hạn đối với nợ của công ty. Mô hình của công ty hợp danh là đối nhân thường chỉ xuất hiện trong gia đình hoặc trong những trường hợp thành viên đều liên đới chịu trách nhiệm. Do đó chủ thể muốn thành lập công ty hợp danh cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Đủ 18 tuổi và có đủ năng lực hành vi dân sự
  • Không thuộc đối tượng bị cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp theo quy định khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020
  • Có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung, ngoài thành viên hợp danh có thể có thêm thành viên góp vốn

Điều kiện về tên công ty hợp danh

Khi đặt tên của công ty hợp danh cần phải đáp ứng những điều kiện như:

  • Phải gồm 2 thành tố theo thứ tự: Loại hình và tên riêng công ty
  • Không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên công ty khác đã đăng ký trước đó
  • Tên của công ty phải rõ ràng và dễ nhận biết tại mọi địa điểm liên quan đến hoạt động kinh doanh của nó

Điều kiện về địa chỉ trụ sở công ty hợp danh

Địa chỉ trụ sở khi thành lập công ty hợp danh phải đảm bảo các điều kiện:

  • Phải thuộc lãnh thổ Việt Nam
  • Địa chỉ cần cụ thể và chính xác
  • Không được phép đặt công ty tại nhà tập thể, nhà chung cư

Điều kiện về ngành nghề kinh doanh của công ty hợp danh

Đối với công ty hợp danh thì ngành nghề kinh doanh phải tuân thủ các điều kiện được quy định:

  • Công ty tự do đăng ký ngành nghề mà pháp luật không cấm nhưng cần tuân theo mã ngành kinh tế được quy định tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg
  • Các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp cần tuân thủ bao gồm việc có giấy phép con, chứng chỉ hành nghề, và điều kiện về vốn điều lệ tối thiểu

Điều kiện về vốn điều lệ của công ty hợp danh

Khi thành lập công ty hợp danh thì phần vốn điều lệ phải đáp ứng các điều kiện như:

  • Tất cả thành viên trong công ty (bao gồm thành viên hợp danh và góp vốn) phải cam kết góp đủ và đúng hạn số vốn đã thỏa thuận
  • Nếu thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết, họ sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty
  • Nếu thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết, số vốn còn thiếu sẽ được coi là khoản nợ của họ với công ty

Xem thêm:

Hồ sơ thủ tục thành lập công ty hợp danh

Cách huy động vốn của công ty hợp danh

Tại sao công ty hợp danh ít được lựa chọn?

Ưu và nhược điểm của công ty hợp danh

Ưu điểm của công ty hợp danh

  • Uy tín kết hợp: Công ty hợp danh là sự kết hợp uy tín và khả năng cá nhân của nhiều thành viên hợp danh, điều này giúp công ty thu hút sự tin cậy của khách hàng và đối tác
  • Trình độ chuyên môn: Thành viên hợp danh thường là cá nhân có chuyên môn cao và uy tín nên tạo được sự tin cậy
  • Dễ dàng vay vốn: Do chịu trách nhiệm vô hạn nên ngân hàng thường sẵn sàng cung cấp vốn và các điều khoản hoãn nợ thuận tiện hơn
  • Tổ chức gọn nhẹ: Thường có cơ cấu tổ chức nhỏ gọn, dễ quản lý
  • Tư cách pháp nhân: Công ty hợp danh được công nhận là một thực thể pháp lý độc lập giúp tạo sự ổn định về mặt pháp lý

Nhược điểm của công ty hợp danh

  • Rủi ro cao: Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên các thành viên hợp danh đối mặt với mức độ rủi ro cao
  • Khó khăn trong quản lý: Do các thành viên hợp danh cùng tham gia quản lý và điều hành nên có thể khó khăn trong việc thống nhất về quyết định
  • Hạn chế trong huy động vốn: Do không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào nên hạn chế việc huy động vốn từ bên ngoài
  • Hạn chế trong việc sáp nhập và chuyển nhượng: Thành viên hợp danh không được tham gia vào doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh khác mà không có sự đồng thuận của các thành viên hợp danh khác
  • Trách nhiệm về nợ kéo dài: Thành viên hợp danh rút khỏi công ty vẫn phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty phát sinh trước khi họ rút khỏi công ty trong một khoảng thời gian cố định
  • Mất tính cá nhân của tài sản: Do không có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản công ty và tài sản cá nhân nên có thể gây khó khăn trong việc chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty

Việc thành lập công ty không chỉ đơn giản là cung cấp các yếu tố cần thiết như số lượng thành viên, vốn điều lệ và thủ tục pháp lý. Đó còn là việc tìm kiếm một hình thức tổ chức phù hợp với mục đích kinh doanh cụ thể và các chiến lược phát triển trong tương lai của công ty.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết Công ty Luật Siglaw giải đáp về Điều kiện để thành lập công ty hợp danh. Nếu quý khách hàng gặp các vấn đề liên quan về Điều kiện để thành lập công ty hợp danh, vui lòng liên hệ cho Công ty Luật Siglaw để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện.

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Email: [email protected]

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: [email protected]

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238