Rượu là một trong những sản phẩm tiêu thụ mạnh mẽ trên thị trường và mang lại lợi nhuận lớn cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng, việc xây dựng thương hiệu và bảo vệ sản phẩm trở thành yếu tố sống còn. Trong đó, đăng ký nhãn hiệu rượu là bước đi quan trọng để doanh nghiệp khẳng định quyền sở hữu và tạo dựng uy tín trên thị trường. Trong bài viết này, Công ty Luật Siglaw sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin cần biết về Thủ tục đăng ký nhãn hiệu rượu.
Có bắt buộc phải đăng ký nhãn hiệu rượu không?
Rượu là một loại đồ uống có chứa cồn, được tạo ra từ quá trình lên men hoặc chưng cất các nguyên liệu tự nhiên như ngũ cốc, trái cây hoặc các loại thực vật chứa tinh bột (gạo, ngô, khoai, sắn…). Ngoài ra, rượu cũng có thể được pha chế từ phụ gia thực phẩm.
Theo phương diện pháp luật, rượu được xem là một loại hàng hóa đặc biệt và chịu sự quản lý nghiêm ngặt. Tuy nhiên, pháp luật không có quy định bắt buộc các doanh nghiệp hay hộ kinh doanh sản xuất và phân phối rượu phải đăng ký nhãn hiệu rượu. Do việc sản xuất, kinh doanh mặt hàng rượu có nhiều cơ hội phát triển, mang lại nguồn lợi nhuận lớn nên ngày càng có nhiều doanh nghiệp và hộ kinh doanh tham gia vào lĩnh vực này.

Việc sản xuất rượu tràn làn từ các hộ kinh doanh nhỏ lẻ đến các doanh nghiệp lớn mà không được đăng ký nhãn hiệu có thể dẫn đến tình trạng nhầm lẫn hoặc sao chép giữa các sản phẩm rượu khi lưu thông trên thị trường.
Như vậy, việc đăng ký nhãn hiệu rượu là thủ tục không bắt buộc. Tuy nhiên pháp luật vẫn khuyến khích việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho sản phẩm rượu bởi nó không chỉ giúp cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh có thể bảo vệ được quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm rượu mà mình sản xuất ra mà còn tạo lợi thế cạnh tranh, đảm bảo sự minh bạch và uy tín cho sản phẩm trên thị trường.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu rượu
Để đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm rượu của mình, chủ sở hữu cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu rượu (02 bản, theo mẫu ban hành)
- Mẫu nhãn hiệu rượu (05 mẫu đi kèm; kích thước không quá 8*8cm; rõ nét và cùng mẫu trên tờ khai)
- Biên lai nộp phí và lệ phí
- Các tài liệu khác (nếu có: tài liệu chứng minh quyền ưu tiên; giấy ủy quyền…)
Lưu ý:
- Các tài liệu phải được đánh máy và trình bày trên giấy A4 theo quy định;
- Ngôn ngữ trình bày là tiếng việt. Trường hợp tài liệu đi kèm là ngôn ngữ khác thì phải được dịch sang tiếng việt theo quy định;
- Các tài liệu nhiều trang phải được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu rượu
Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu
Chủ sở hữu sản phẩm rượu nên tra cứu trước nhãn hiệu để đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu. Tra cứu nhãn hiệu là bước không bắt buộc trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm rượu. Tuy nhiên, việc tra cứu trước sẽ giúp các chủ sở hữu đánh giá một phần về khả năng bảo hộ nhãn hiệu của mình theo quy định pháp luật từ đó sẽ giúp chủ sở hữu giảm rủi ro bị từ chối hồ sơ khi thực hiện đăng ký nhãn hiệu chính thức.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Chủ sở hữu đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm rượu của mình có thể nộp hồ sơ đến Cục Sở hữu trí tuệ theo một trong ba hình thức sau:
- Nộp trực tiếp tại trụ sở hoặc văn phòng đại diện của Cục sở hữu trí tuệ;
- Nộp qua đường bưu điện đến trụ sở hoặc văn phòng đại diện của Cục sở hữu trí tuệ;
- Nộp tại cổng thông tin trực tuyến.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ
Sau khi tiếp nhận và được cấp số đơn, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm rượu sẽ trải qua quá trình thẩm định hình thức, nội dung theo quy định như sau:
- Thẩm định hình thức: Được thực hiện trong vòng 01 tháng;
- Công bố đơn: Được thực hiện trong vòng 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
- Thẩm định nội dung: Được thực hiện không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn.
Bước 4: Nhận kết quả
Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu của chủ sở hữu đáp ứng được đầy đủ các quy định của pháp luật sẽ được cấp văn bằng bảo hộ khi nộp đầy đủ phí, lệ phí theo quy định.
Theo quy định thì tổng thời gian thẩm định để cấp văn bằng bảo hộ cho một nhãn hiệu kéo dài 12 tháng. Tuy nhiên, trên thực tế có thể kéo dài lên tới 02 năm tùy vào hồ sơ và số đơn đăng ký. Do vậy, để bảo vệ thương hiệu rượu của mình, chủ sở hữu nên tiến hành đăng ký nhãn hiệu càng sớm càng tốt.
Việc đăng ký nhãn hiệu rượu không chỉ giúp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mà còn tạo lợi thế cạnh tranh bền vững trên thị trường. Dù không phải là thủ tục bắt buộc, đăng ký nhãn hiệu rượu là giải pháp thông minh để doanh nghiệp nâng cao uy tín và bảo vệ sản phẩm trước sự cạnh tranh khốc liệt.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết Công ty Luật Siglaw giải đáp về Thủ tục đăng ký nhãn hiệu rượu. Nếu quý khách hàng gặp các vấn đề liên quan về Thủ tục đăng ký nhãn hiệu rượu vui lòng liên hệ cho Công ty Luật Siglaw để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện.
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Geleximco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội.
Email: vphn@siglaw.com.vn
Chi nhánh tại miền Nam: 6G4 Đường Trần Não, Phường An Khánh, TP Thủ Đức, HCM.
Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Email: vphcm@siglaw.com.vn
Hotline: 0961 366 238
Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw