Kinh doanh bán lẻ rượu trở thành một phần không thể thiếu trong thị trường tiêu dùng hiện nay và được coi là một ngành đặc thù về các điều kiện kinh doanh. Để bắt đầu hoạt động kinh doanh này, các thương nhân phải đáp ứng một vài các điều kiện và yêu cầu từ pháp luật. Việc đảm bảo tuân thủ đúng các quy định và thủ tục pháp lý là điều quan trọng để xin cấp giấy phép bán lẻ rượu một cách thành công.
Bán lẻ rượu là hoạt động kinh doanh bán các loại đồ uống có cồn như rượu, bia, và các loại đồ uống có cồn khác cho người tiêu dùng cuối cùng, không nhằm mục đích bán lại, thường thông qua các điểm bán lẻ.
Hoạt động này được quản lý chặt chẽ bởi các quy định pháp luật để đảm bảo an toàn và tuân thủ quy định về tuổi tối thiểu cho người tiêu dùng có thể mua và sử dụng sản phẩm có cồn. Các cửa hàng bán lẻ rượu cũng thường phải có giấy phép kinh doanh và tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường.
Do đó, giấy phép bán lẻ rượu là điều kiện bắt buộc nếu các tổ chức, cá nhân có hoạt động bán lẻ rượu có nồng độ cồn từ 5,5 độ trở lên. Khi có nhu cầu kinh doanh bán lẻ rượu, thương nhân phải đáp ứng các điều kiện, yêu cầu sau:
Điều kiện về đối tượng xin cấp giấy phép bán lẻ rượu
Để được cấp giấy phép bán lẻ rượu, điều kiện đầu tiên cần đáp ứng phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật. Trong quá trình xin giấy phép, các tổ chức phải tuân thủ các quy định và điều kiện được đặt ra, như việc tổ chức và doanh nghiệp phải được thành lập theo quy định của pháp luật.
Quy định rõ ràng về đối tượng đủ điều kiện, như doanh nghiệp và hợp tác xã, giúp đảm bảo rằng chỉ có một số tổ chức cụ thể mới được phép tham gia kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ rượu. Điều này nhằm mục đích kiểm soát và quản lý chặt chẽ để đảm bảo an toàn và tuân thủ pháp luật trong ngành công nghiệp này.
Điều kiện về địa điểm kinh doanh bán lẻ rượu
Bên cạnh quy định về đối tượng kinh doanh cơ sở bán lẻ rượu thì sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cũng là một trong những điều kiện để tổ chức được phép kinh doanh cơ sở. Quy định này đặt ra những yêu cầu cụ thể nhằm đảm bảo tính chính xác và an toàn trong quá trình hoạt động kinh doanh bán lẻ rượu.
Về quyền sử dụng địa điểm kinh doanh, tổ chức kinh doanh bán lẻ rượu không chỉ phải có địa điểm kinh doanh cố định, mà còn phải có quyền sử dụng hợp pháp nó. Tránh tình trạng sử dụng các địa điểm kinh doanh không hợp pháp, từ đó ngăn chặn các hậu quả tiêu cực về an ninh, an toàn và quản lý kinh doanh.
Điều kiện pháp lý khi xin giấy phép bán lẻ rượu
Để thực hiện xin giấy phép bán lẻ rượu, cơ sở bán lẻ rượu cần phải có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu. Nguyên tắc này nhằm chứng minh mục đích, quy mô của cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ rượu.
Bằng cách này, cơ quan quản lý có thể đánh giá rõ hơn về hoạt động kinh doanh và đảm bảo rằng thương nhân đáp ứng đúng các tiêu chuẩn và yêu cầu của pháp luật. Văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc không chỉ là một yếu tố quan trọng trong quá trình xin giấy phép mà còn giúp xây dựng uy tín và lòng tin từ phía cơ quan quản lý và khách hàng.
Xem thêm:
Trường hợp nào cần xin giấy phép bán lẻ rượu?
Hình thức xử lý đối với các thương nhân vi phạm điều kiện kinh doanh bán lẻ rượu
Căn cứ vào khoản 20 điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP, thời hạn của giấy phép bán lẻ rượu là 05 năm. Như vậy, sau mỗi 05 năm, thương nhân kinh doanh bán lẻ rượu phải thực hiện xin cấp lại giấy phép mỗi 5 năm một lần.
Căn cứ vào nghị định 98/2020/NĐ-CP, thương nhân sẽ bị xử phạt hành chính như sau: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, quy mô, thời hạn, địa bàn, địa điểm hoặc mặt hàng ghi trong giấy phép kinh doanh được cấp.
Đối với các hành vi kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định; Kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện khi giấy phép kinh doanh được cấp đã hết hiệu lực; Hoặc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định trong quá trình hoạt động kinh doanh có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm.
Thẩm quyền ra quyết định xử phạt sẽ do Chủ tịch UBND các cấp hoặc đội trưởng đội quản lý thị trường thực hiện.
Trong bối cảnh thị trường kinh doanh ngày càn cạnh tranh và sự ý thức về an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng tăng, việc tuân thủ các điều kiện xin giấy phép bán lẻ rượu là một phần không thể thiếu của chiến lược kinh doanh của mọi doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Bằng việc đảm bảo tuân thủ đúng các quy định và thực hiện đúng thủ tục pháp lý, các doanh nghiệp không chỉ tạo ra một môi trường kinh doanh an toàn và bền vững mà còn xây dựng được uy tín và lòng tin từ phía khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ của Siglaw về Điều kiện xin cấp giấy phép bán lẻ rượu. Nếu như có bất kì thắc mắc nào về Dịch vụ xin cấp giấy phép bán lẻ rượu, xin hãy liên hệ với Công ty Luật Siglaw để nhận được những tư vấn chính xác, chuyên nghiệp và hiệu quả nhất.
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.
Email: [email protected]
Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Email: [email protected]
Hotline: 0961 366 238
Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw