Hồ sơ & Thủ tục xin cấp Giấy phép bảo vệ môi trường

Giấy phép bảo vệ môi trường được quy định lần đầu tại Luật bảo vệ môi trường năm 2020. Đây là một công cụ quản lý có tính pháp lý cao để giám sát, thanh tra, kiểm tra hoạt động bảo vệ môi trường đối với các dự án trong giai đoạn thực hiện và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động. Vậy, đối tượng nào phải xin loại giấy phép này, bài viết dưới đây Siglaw sẽ cung cấp các thông tin trả lời câu hỏi trên.

Giấy phép bảo vệ môi trường là gì?

Thuật ngữ “Giấy phép bảo vệ môi trường” được quy định cụ thể ở Điều 3 Khoản 8 Luật Bảo vệ môi trường 2020, theo đó có thể hiểu đây là một loại giấy phép con do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất. Tuy nhiên sẽ kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Giấy phép bảo vệ môi trường
Giấy phép bảo vệ môi trường

Điều kiện để xin Giấy phép bảo vệ môi trường

Về cơ bản, doanh nghiệp xin giấy phép bảo vệ môi trường phải đáp ứng một số nội dung cụ thể như sau:

1️⃣Đáp ứng những nội dung cơ bản nhất về các dự án để làm cơ sở nhận xét vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, những thông tin chung về dự án theo yêu cầu

2️⃣Những điều kiện liên quan đến cấp phép môi trường, bao gồm:

  • Nguồn phát sinh nước thải; dòng nước thải; lưu lượng xả nước thải tối đa; để xác định địa điểm xả nước thải tốt nhất, tránh gây ô nhiễm môi trường, có thể kể đến một số nơi ít hoặc không có dân cư sinh sống để tránh ảnh hưởng đến người dân và môi trường sống cần phải xác định nguồn phát sinh nước thải và lượng nước thải tối đa
  • Nguồn phát sinh khí thải; lưu lượng tối đa xả khí thải; nguồn phát sinh nước thải phải đảm bảo hạn chế ít nhất về ô nhiễm môi trường, trước khi xả thải ra môi trường phải xử lý khí thải, đặc biệt ở những nơi đông dân cư sinh sống
  • Ngay cả ở khu vực đông dân cư hay thưa thớt, tiếng ồn quá to và độ rung quá mức đều ảnh hưởng đến người dân, thậm chí là môi trường sống, cây cối, sinh vật. Chính vì vậy, cần phải xác định được nguồn phát sinh tiếng ồn và giới hạn tiếng ồn, độ rung;
  • Những chất thải ra môi trường đều phải được xác định cụ thể và nằm trong sự cho phép theo quy định của pháp luật để tránh gây ảnh hưởng đến môi trường. Do đó, cần phải được xây dựng các hệ thống xử lý cụ thể trước khi thải ra môi trường
  • Loại, khối lượng phế liệu thì được phép nhập khẩu áp dụng cho dự án đầu tư, cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất. Khi sử dụng phế liệu cần phải lưu ý rằng không phải loại phế liệu nào cũng có thể sử dụng được bởi nó không những gây nguy hiểm cho công trình mà còn ảnh hưởng rất lớn đến môi trường.

3️⃣Những yêu cầu bảo vệ môi trường, gồm:

  • Đầu tư các biện pháp thu gom và xử lý nước thải, khí thải, giảm thiểu tiếng ồn, độ rung. Trường hợp nước thải xả vào công trình thủy lợi phải có yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với nguồn nước;
  • Đặc biệt phải có kho, bãi để lưu giữ phế liệu theo quy định; hệ thống tái chế; xử lý tạp chất; để đảm bảo có ít nhất số lượng phế liệu ảnh hưởng xấu tới môi trường;
  • Để đề phòng những trường hợp bất ngờ, không lường trước, cần có kế hoạch giám sát, phòng ngừa, ứng phó với sự cố môi trường; trang bị những trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó khi sự cố xảy ra trên thực tế;
  • Quản lý chặt chẽ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, đặc biệt chú trọng việc cải tạo, phục hồi môi trường; bồi hoàn đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật;
  • Một số yêu cầu khác về bảo vệ môi trường (nếu có).
  • Đối với yêu cầu bảo vệ môi trường, cần đưa ra biện pháp tối ưu nhất để bảo vệ môi trường, quản lý các chất thải ra từ thể lỏng, rắn đến thể khí để tránh làm ảnh hưởng xấu tới môi trường sống. Cần có biện pháp cụ thể như xây dựng kho bãi phế liệu theo quy định, hệ thống xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh an toàn trước khi thải ra môi trường, kế hoạch phòng tránh trong một số trường hợp khẩn cấp hoặc trường hợp bất ngờ.

Đối tượng nào phải xin giấy phép bảo vệ môi trường

Căn cứ theo Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020, các đối tượng dưới đây phải có giấy phép bảo vệ môi trường:

Đối tượng 1: Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường đều phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức. Nếu các đối tượng kể trên thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công thì được miễn giấy phép bảo vệ môi trường.

Đối tượng 2: Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như đối tượng 1.

Sau một khoảng thời gian thì giấy phép bảo vệ môi trường sẽ hết hạn. Khi đó, trường hợp luật định thì phải làm giấy phép mới. Những dự án có mức độ nguy hiểm cho môi trường cao hơn thì thời gian cấp phép cũng ít hơn, đồng nghĩa với việc hết thời gian cấp phép phải ngừng hoặc xin cấp phép lại nếu được.

  • Đối với dự án đầu tư nhóm I: 07 năm;
  • Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất; kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I: 07 năm;
  • Đối với đối tượng không thuộc 02 trường hợp trên: 10 năm

Thời hạn của giấy phép bảo vệ môi trường có thể ngắn hơn thời hạn nêu trên theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.

Thủ tục xin cấp giấy phép bảo vệ môi trường

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bảo vệ môi trường

Hồ sơ bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép bảo vệ môi trường;

– Báo cáo đề xuất cấp giấy phép bảo vệ môi trường;

– Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.

Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Chủ dự án đầu tư, cơ sở gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bảo vệ môi trường đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định;

Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;

Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

– Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Tiếp đó, cơ quan công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép bảo vệ môi trường (trừ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật); tham vấn ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

Cơ quan tiến hành kiểm tra thực tế thông tin dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; tổ chức việc thẩm định, cấp giấy phép bảo vệ môi trường.

Quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và thông báo kết quả được thực hiện trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở;

– Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép phải lấy ý kiến bằng văn bản và đạt được sự đồng thuận của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó trước khi cấp giấy phép bảo vệ môi trường;

– Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép phải lấy ý kiến bằng văn bản của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đó trước khi cấp giấy phép bảo vệ môi trường.

Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện về giấy phép bảo vệ môi trường, Quý khách liên hệ Công ty Luật Siglaw

✅Dịch vụ ????Xin cấp giấy phép bảo vệ môi trường
✅Tư vấn Công ty luật Siglaw tư vấn miễn phí hồ sơ, thủ tục 100%
✅Kinh nghiệm ????>10 năm hoạt động lĩnh vực tư vấn làm giấy phép bảo vệ môi trường
✅Liên hệ ⭕️Hotline 0961366238

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Email: vphn@siglaw.com.vn

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: vphcm@siglaw.com.vn

Hotline: 0961 366 238

????Dịch vụ thành lập công ty ????Siglaw cung cấp dịch vụ thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp trọn gói toàn quốc
????Đăng ký giấy phép kinh doanh ????Thủ tục để cá nhân, tổ chức được phép kinh doanh
????Dịch vụ làm giấy phép lao động ????Giúp quý khách hàng rút ngắn thời gian nhận giấy phép lao động, tư vấn hỗ trợ chuẩn bị đầy đủ hồ sơ
????Dịch vụ xin giấy phép con ????Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn xin giấy phép con các loại.
????Dịch vụ làm thẻ tạm trú ????Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt
????Dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên ????Đội ngũ luật sư tư vấn trình độ chuyên môn cao đảm bảo đúng pháp luật
????Dịch vụ đầu tư ra nước ngoài ????Tư vấn hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để đầu tư ra nước ngoài nhanh chóng.
5/5 - (5 votes)
Tư vấn miễn phí: 0961 366 238