Dịch vụ tư vấn về quyền sở hữu trí tuệ

Trong thời đại hiện nay, sở hữu trí tuệ (SHTT) ngày càng phát triển đi cùng với đó là sự quan tâm của mọi người đối với pháp luật SHTT. Tư vấn sở hữu trí tuệ đóng vai trò then chốt trong việc giúp khai thác và bảo vệ những ý tưởng sáng tạo, sự phát minh và tri thức độc đáo của mỗi cá nhân hoặc tổ chức.

Trong bài viết này, SigLaw sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về SHTT, đưa ra quy trình cơ bản để tìm hiểu, đăng ký và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Đồng thời đề cập đến lợi ích và ứng dụng của sở hữu trí tuệ, cùng những hạn chế và rủi ro có thể gặp phải trong quá trình này.

Khái niệm về sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ hay còn gọi là tài sản trí tuệ là các sản phẩm của hoạt động sáng tạo trí tuệ cũng như hoạt động đầu tư, thương mại, thương mại, bao gồm các ý tưởng, các kết quả nghiên cứu khoa học, các sản phẩm sáng tạo văn học nghệ thuật, các sáng chế, phần mềm máy tính…

Các đối tượng SHTT rất đa dạng nhưng cũng có một số đặc điểm chung, cụ thể như sau:

  • Các đối tượng SHTT không mang hình thái vật thể, tức vô hình, phi vật thể. 
  • Khác với các tài sản hữu hình ở chỗ đối tượng SHTT không có bản chất vật lý tức là không thể nhận biết sự tồn tại của chúng nhờ các giác quan mà tồn tại dưới dạng thông tin, tri thức chứa đựng nhận thức về tự nhiên, xã hội và con người. Tuy vô hình nhưng các đối tượng này cũng mang đặc tính xác định được về bản chất – nội dung, phạm vi – giới hạn, chức năng, công dụng và kể cả về giá trị. Mỗi đối tượng SHTT có thể độc lập tồn tại, phân biệt được với các đối tượng khác và được thể hiện trong thế giới khách quan bằng các phương tiện vật chất nhất định như: ngôn ngữ, hình vẽ, ảnh chụp,…. Ngoài ra các đối tượng SHTT có thể nhận thức được thông qua các giác quan khi chúng được thể hiện được một dạng vật chất nhất định đóng vai trò như những công cụ vật chất cho sự nhận thức.
  • Các đối tượng SHTT có thể dễ dàng được sử dụng độc lập bởi nhiều chủ thể khác nhau trong không gian, thời gian khác nhau. Các đối tượng SHTT do thuộc tính phi vật thể nên có thể dễ lan truyền và không chỉ tồn tại ở một địa điểm nên khó kiểm soát việc chiếm hữu như các loại tài sản hữu hình. Có thể kể đến như tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du có rất nhiều bản sao khác nhau để nhiều người đọc có thể tiếp cận được một cách thuận tiện nhất.

Khái niệm về quyền sở hữu trí tuệ: 

Theo Khoản 1 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ quy định về định nghĩa: “Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.” 

Dịch vụ tư vấn về quyền sở hữu trí tuệ
Dịch vụ tư vấn về quyền sở hữu trí tuệ

Tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng như một công cụ thúc đẩy đổi mới và sáng tạo, đồng thời góp phần vào cạnh tranh trong thị trường toàn cầu. Trong thực tế kinh doanh quốc tế, quyền SHTT trở thành một yếu tố cạnh tranh quan trọng nhất. Do đó, việc xây dựng một hệ thống bảo hộ quyền SHTT hiệu quả mang ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, bởi nó không chỉ thúc đẩy đầu tư từ nước ngoài và chuyển giao công nghệ mà còn làm cho thị trường trở nên khỏe mạnh và cạnh tranh.

Hệ thống bảo hộ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ giúp các quốc gia đang phát triển như Việt Nam hội nhập thành công vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Trong kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội trung và dài hạn của một quốc gia, chính sách và pháp luật về sở hữu trí tuệ được coi là một trong những yếu tố quan trọng.

Thứ nhất, quyền SHTT thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, đổi mới trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ. Cơ chế bảo hộ và bảo vệ quyền SHTT là công cụ hữu hiệu góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, đổi mới. Với việc thừa nhận và đảm bảo quyền của chủ thể sáng tạo bằng pháp luật (trao độc quyền sử dụng, tạo sự cân bằng lợi ích giữa chủ thể sáng tạo và người sử dụng kết quả sáng tạo,…) hệ thống SHTT góp phần tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để những người hoạt động khoa học, nghệ thuật, kinh doanh – thương mại an tâm đầu tư, cống hiến cho hoạt động sáng tạo, nghiên cứu và phát triển các ý tưởng mới, cải tiến và đổi mới sản phẩm, từ đó, làm gia tăng giá trị và cấu trúc tài sản vật chất và tinh thần cho xã hội.

Thứ hai, quyền SHTT giúp thúc đẩy cạnh lành mạnh, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, thúc đẩy thương mại trong nước và quốc tế. Hệ thống bảo hộ và bảo vệ quyền SHTT hiệu quả sẽ góp phần đắc lực trong việc ngăn chặn các hành vi xâm phạm (nạn sao chép lậu, làm hàng giả, hàng nhái,…) đang khá phổ biến cản trở sự phát triển lành mạnh của thị trường và gây hậu quả nghiêm trọng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của các doanh nghiệp.

Thứ ba, quyền SHTT giúp thúc đẩy hoạt động đầu tư trong nước và nước ngoài, khuyến khích phổ biến và chuyển giao công nghệ, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Khi quyền SHTT được bảo hộ và bảo vệ hiệu quả, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài sẽ được tiếp thêm động lực để quyết định đầu tư và ngược lại.

Thứ tư, quyền SHTT có giá trị lớn. Giá trị của quyền SHTT là các tài sản trí tuệ có xu hướng ngày càng tăng với tỉ trọng ngày càng lớn so với giá trị tài sản hữu hình của các doanh nghiệp. Từ thực tế này, trên thế giới hiện nay đã hình thành “ các ngành công nghiệp thâm dụng” trong nền kinh tế. 

Tại sao cần phải có hiểu biết về sở hữu trí tuệ?

  • Bảo vệ quyền sở hữu: Luật sở hữu trí tuệ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của người sáng tạo, nhà phát minh, nhà kinh doanh và người tiêu dùng. Khi hiểu rõ về luật này giúp bạn biết cách bảo vệ và thúc đẩy sáng tạo, đồng thời đảm bảo rằng người sáng tạo được công nhận và hưởng lợi từ sản phẩm của mình.
  • Quản lý hợp pháp tài sản trí tuệ: Luật SHTT cung cấp một khung pháp lý để quản lý việc sử dụng, chuyển giao và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Hiểu rõ luật này giúp bạn biết cách thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản trí tuệ một cách hợp pháp và tránh các tranh chấp pháp lý không cần thiết.
  • Đánh giá giá trị và thương hiệu: Luật sở hữu trí tuệ cũng liên quan đến việc đánh giá giá trị của SHTT và xây dựng thương hiệu. Hiểu biết về luật này giúp bạn biết cách bảo vệ và khai thác giá trị của các quyền sở hữu trí tuệ và xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ.
  • Hỗ trợ pháp lý: Khi có tranh chấp liên quan đến tài sản trí tuệ, hiểu biết về luật sở hữu trí tuệ giúp bạn tìm hiểu và áp dụng quy định pháp lý một cách chính xác để bảo về quyền sở hữu trí tuệ sản phẩm của mình.

Trên đây là những thông tin về chủ đề “Dịch vụ tư vấn về quyền sở hữu trí tuệ” từ đội ngũ nhân viên Siglaw. Nếu quý khách hàng còn vấn đề gì vướng mắc cần giải quyết, hãy liên hệ qua hotline 0961 366 238 của Công ty Luật Siglaw để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí một cách nhanh nhất.

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238