Hợp đồng nhượng quyền thương mại: Đặc điểm & Mẫu nội dung

Hợp đồng nhượng quyền thương mại không thể thiếu trong việc phát triển kinh doanh hiện nay. Với sự cạnh tranh ngày càng tăng cao giữa các doanh nghiệp với nhau khiến các start-up hình thành nhanh và lụi tàn cũng nhanh do đó việc nhượng quyền thương mại ngày càng phổ biến.

Vậy để bắt đầu cho việc nhượng quyền thương mại, những điều cần biết về đặc điểm, nội dung và mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại gồm những gì, hãy tham tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời cho mình.

Hợp đồng nhượng quyền thương mại là gì?

Hợp đồng nhượng quyền thương mại là sự thỏa thuận, đồng ý của các bên (bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền) về việc tạo lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng liên quan tới hoạt động nhượng quyền thương mại.

Nhượng quyền thương mại” được định nghĩa theo Điều 284 Luật thương mại 2005 là việc bên nhượng quyền cho phép bên nhận nhượng quyền được sử dụng nhãn hiệu, hàng hóa, bí mật kinh doanh, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo, khẩu hiệu kinh doanh,…để thực hiện hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận cho bản thân họ.

Đặc điểm của hợp đồng nhượng quyền thương mại

Về chủ thể

Hợp đồng nhượng quyền thương mại về chủ thể sẽ gồm bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền. Bên nhượng quyền có các quyền theo quy định tại Điều 286 Luật Thương mại 2005 và nghĩa vụ theo Điều 287 Luật Thương mại 2005. Còn bên nhận nhượng quyền có các quyền theo quy định tại Điều 288 Luật Thương mại 2005 và nghĩa vụ theo Điều 289 Luật Thương mại 2005.

Về đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại

Là quyền thương mại, nghĩa là quyền kinh doanh hàng hóa và dịch vụ theo cách thức do bên nhượng quyền quy định và cho phép bên nhận nhượng quyền sử dụng bao gồm việc sử dụng thương hiệu, tên thương mại, bí mật thương mại và khẩu hiệu, logo công ty, quảng cáo, v.v. của bên nhượng quyền.

Về mối quan hệ của các bên

Đây là điều mà phân biệt hợp đồng nhượng quyền thương mại với các hoạt động thương mại khác. Cụ thể với nhượng quyền thương mại, giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền luôn tồn tại mối quan hệ hợp tác chặt chẽ và không thiếu những điều kiện tiên quyết để xác định hoạt động đó có phải là nhượng quyền thương mại hay không.

Mối quan hệ “thân thiết” giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền xuất hiện ngay sau khi cả hai bên xác lập hành vi nhượng quyền. Kể từ thời điểm này, bên nhượng quyền có trách nhiệm cung cấp tài liệu và đào tạo cho nhân viên của bên nhận nhượng quyền.

Ngoài ra, khi hệ thống phát triển và phát triển theo thời gian, bên nhận quyền sẽ cần thường xuyên cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo nhân viên bên nhận quyền về các ứng dụng mới thường áp dụng cho cả hai hệ thống.

Về nội dung chuyển giao

Nội dung chuyển giao hợp đồng nhượng quyền thương mại là tên thương hiệu, bí mật thương mại, logo, nhãn hiệu, khẩu hiệu,…tất cả những yếu tố cần có để tạo ra 1 “bản sao” của bên nhượng quyền.

Điều kiện thực hiện hợp đồng nhượng quyền thương mại

Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định rất rõ điều kiện thực hiện hợp đồng nhượng quyền thương mại:

Đối với bên Nhượng quyền (Điều 5):

  • Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm;
  • Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại;
  • Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 của Nghị định 35/2006/NĐ-CP;
  • Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không vi phạm quy định tại Điều 7 của Nghị định 35/2006/NĐ-CP.

Đối với bên nhận nhượng quyền (Điều 6):

Bên nhận phải có đăng ký kinh doanh ngành nghề hàng hóa, dịch vụ phù hợp với đối tượng của nhượng quyền. Theo pháp luật quy định thì tất cả các ngành nghề mặt hàng đều có thể được nhượng quyền thương mại ngoại trừ những ngành nghề kinh doanh bị cấm như: chất cấm, pháo nổ,…

Nội dung trong mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại

Pháp luật quy định những nội dung cơ bản cần có trong hoạt động nhượng quyền thương mại, vậy nên tùy theo nhu cầu của các bên, chủ thể trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể cùng thỏa thuận thêm các điều khoản riêng. Mỗi nội dung cụ thể, các bên có thể quy định tùy theo nhu cầu, ý chí của các bên sao cho hợp lý nhất miễn là tuân thủ những nội dung cơ bản mà luật yêu cầu.

Theo Điều 11 Nghị định 35/2006/NĐ-CP thì trong mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại phải có những nội dung sau:

  1. Nội dung của quyền thương mại: có thể là nội dung về việc chuyển nhượng những gì, chuyển nhượng tất cả liên quan tới nhãn hiệu, bí mật kinh doanh, logo,…hay chỉ chuyển nhượng 01 phần,..
  2. Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền (cụ thể tại Điều 286 và 287 Luật thương mại 2005)
  3. Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền (cụ thể tại điều Điều 288 và 289 Luật thương mại 2005)
  4. Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán: Pháp luật không quy định giá cố định cho từng sản phẩm mà các bên xác định giá và phí thanh toán căn cứ vào uy tín của sản phẩm, khu vực nhượng quyền, nhu cầu thị trường… Đồng thời, chọn phương thức thanh toán phù hợp với các điều khoản các Bên. Quy định pháp luật như vậy đảm bảo cho việc quản lý không can thiệp sâu vào quan hệ giữa các bên ở tầm vĩ mô.
  5. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng: Pháp luật Việt Nam không quy định thời hạn mà thời hạn hợp đồng do các bên tự xác định. Ngoài ra, Điều 13 Nghị định 35/206/NĐ-CP quy định: Hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp nêu tại Điều 16 của Nghị định, tức là đơn phương chấm dứt hợp đồng. Nghị định 35 cũng quy định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tại Điều 14 để tôn trọng sự thỏa thuận của các bên. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, các hiệp định ngoại thương sẽ có hiệu lực ngay sau khi ký kết. Ngoài ra, còn có thể xác định thời điểm giao kết hợp đồng theo Điều 404 BLDS 2015. Khi chấm dứt hợp đồng, hai bên có thể thỏa thuận gia hạn hợp đồng. Đồng thời, cả hai bên có thể đồng ý chấm dứt Thỏa thuận trước khi hết hạn.
  6. Gia hạn, chấm dứt hợp đồng:  Các bên chấm dứt hợp đồng nhượng quyền khi thời hạn thực hiện hợp đồng kết thúc mà các bên không gia hạn hợp đồng; hợp đồng chưa hết thời hạn nhưng các bên cùng chọn kết thúc hợp đồng.
  7. Giải quyết tranh chấp: Hợp đồng nhượng quyền là một loại hợp đồng thương mại nên cơ chế giải quyết tranh chấp đối với chúng cũng giống như cơ chế giải quyết tranh chấp đối với các hợp đồng thương mại khác. Điều 317 Bộ luật Thương mại 2005 quy định các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại bao gồm: Trọng tài giữa các bên do cơ quan, tổ chức, cá nhân lựa chọn mà các bên đồng ý làm trung gian hòa giải; hoặc giải quyết tại Tòa án Trọng tài hoặc Tòa án. Pháp luật doanh nghiệp cho phép các bên tham gia hợp đồng ngoại thương tự do lựa chọn một trong bốn hình thức giải quyết tranh chấp nêu trên để giải quyết các tranh chấp có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại mới nhất năm 2024

Mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại mới nhất năm 2023
Mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại mới nhất năm 2024

Hợp đồng nhượng quyền thương mại có hiệu lực khi nào?

Hợp đồng chỉ có hiệu lực nếu nó là kết quả của sự thỏa thuận chính thức về ý định của các bên. Khi giao kết hợp đồng nhượng quyền thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện và không chịu sức ép của người khác như sức ép của đối tác, sức ép của người thứ ba.

Ngoài ra, tùy theo thỏa thuận của các bên, thì các bên trong hợp đồng có thể tự quy định thời gian có hiệu lực của hợp đồng có thể là ngay sau khi hợp đồng được ký hoặc 6 ngày sau khi hợp đồng được ký,…

Có được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại không?

Các bên sẽ được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền trong các trường hợp cụ thể ví dụ như:

  • Bên nhận quyền không còn giấy phép kinh doanh hoặc tài liệu tương đương theo yêu cầu của pháp luật để tiến hành kinh doanh trên cơ sở nhượng quyền.
  • Bên nhận nhượng quyền bị giải thể hoặc phá sản hoặc vi phạm pháp luật nghiêm trọng có khả năng gây thiệt hại lớn cho uy tín của hệ thống nhượng quyền thương mại….
  • Bên nhượng quyền vi phạm một trong các nghĩa vụ quy định tại Điều 287 của Luật Thương mại…..

Các nhãn hiệu, thương hiệu có hoạt động nhượng quyền lớn nhất

  1. Hãng đồ uống Highland Coffee. Hợp đồng nhượng quyền thương mại Highlands là khoảng 3 tỷ đến 5 tỷ đồng. Trong đó hàng tháng (trong vòng 05 năm đầu), bên nhận nhượng quyền phải trả phí nhượng quyền là 7% doanh số và phí quản lý hàng tháng là 5% doanh số.
  2. Hãng đồ uống AHA coffee. Hợp đồng nhượng quyền thương mại Aha coffee ban đầu là khoảng 1,6 tỷ đến 2,2 tỷ đồng. Trong đó hàng tháng (trong vòng 05 năm đầu) bên nhận nhượng quyền phải trả thêm phí nhượng quyền là 225-320 triệu đồng, phí quản lý là 3% doanh thu.
  3. Phở 24: Hợp đồng nhượng quyền thương mại là khoảng 80.000 USD, và phí nhượng quyền từ 20.000 đến 25.000 USD, và trả thêm 2-3% tổng doanh thu hàng năm.
  4. Cà phê Trung Nguyên: tất cả chi phí hợp đồng nhượng quyền thương mại, đào tạo, set up, quản lý,…sẽ rơi vào thấp nhất là 3,5 tỷ đồng.
  5. Hãng đồ uống và kem Mixue. hợp đồng nhượng quyền thương mại phí khoảng 70 triệu đồng; phí quản lý hàng năm là 13 triệu đồng.
  6. King BBQ: hợp đồng nhượng quyền thương mại sẽ khoảng 500 triệu đến 1 tỷ đồng.

Dịch vụ tư vấn hợp đồng nhượng quyền thương mại của công ty luật Siglaw

Khi quý khách hàng có nhu cầu thuê dịch vụ tư vấn hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Công ty luật Siglaw sẽ có những lợi ích nổi bật sau:

  1. Ưu đãi: Siglaw là một trong những công ty luật hàng đầu tại Việt Nam, với đội ngũ luật sư và chuyên gia pháp lý giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn soạn thảo hợp đồng nhượng quyền thương mại. Chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ tận tình, hiệu quả và đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trong quá trình tư vấn soạn thảo hợp đồng nhượng quyền thương mại.
  2. Kinh nghiệm: kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực pháp lý, chúng tôi tự hào là một trong những đơn vị đi đầu trong cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư, bao gồm tư vấn soạn thảo hợp đồng nhượng quyền thương mại. Chúng tôi luôn cập nhật và nắm bắt tình hình pháp lý mới nhất, giúp khách hàng đưa ra quyết định chính xác và nhanh chóng.
  3. Đội ngũ Siglaw: Đội ngũ luật sư của Siglaw bao gồm những chuyên gia có trình độ cao và kinh nghiệm lâu năm trong giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan mọi lĩnh vực. Chúng tôi có khả năng đưa ra những giải pháp phù hợp nhất, quản trị rủi ro hợp đồng để giúp khách hàng có thể dễ dàng, thuận tiện nhất trong triển khai thực hiện hợp đồng.
  4. Chi phí: Chi phí tư vấn soạn thảo hợp đồng nhượng quyền thương mại phụ thuộc vào các yếu tố: phạm vi dịch vụ, mức độ phức tạp, thời gian, số trang hợp đồng,… Mức chi phí khoảng từ 1.500.000 VNĐ trở lên. Chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ với chi phí hợp lý và cạnh tranh nhất. Chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp với quý khách về các chi phí cần thiết trước khi bắt đầu công việc, để quý khách có thể kiểm soát tốt hơn ngân sách và kế hoạch tài chính của mình.

Trên đây là tư vấn từ đội ngũ nhân viên Công ty Luật Siglaw về hợp đồng nhượng quyền thương mại. Nếu quý khách hàng còn vấn đề gì vướng mắc cần giải quyết, hãy liên hệ với Siglaw để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí một cách nhanh nhất.

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Email: vphn@siglaw.com.vn

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: vphcm@siglaw.com.vn

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

5/5 - (1 bình chọn)
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238