Lợi ích & rủi ro của nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền thương mại (franchise) đang trở thành một phương thức kinh doanh phổ biến, đặc biệt trong lĩnh vực thực phẩm, bán lẻ, giáo dục và dịch vụ. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp hay cá nhân nào cũng hiểu rõ các hình thức nhượng quyền cũng như lợi ích và rủi ro đi kèm. Bài viết dưới đây của Công ty Siglaw sẽ phân tích chi tiết để giúp nhà đầu tư và thương nhân có cái nhìn toàn diện trước khi quyết định tham gia hình thức kinh doanh này.

Khái niệm về nhượng quyền thương mại

Theo Điều 284 Luật Thương mại 2005, nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện:

  • Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
  • Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

Một số hình thức nhượng quyền thương mại phổ biến:

  • Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ: Nhượng quyền thương mại trong nước, Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài, Nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam.
  • Căn cứ theo mô hình nhượng quyền: Nhượng quyền phân phối sản phẩm, Nhượng quyền mô hình kinh doanh.
  • Căn cứ theo thể loại hợp đồng nhượng quyền thương mại: Nhượng quyền đơn lẻ, Nhượng quyền độc quyền, Nhượng quyền phát triển khu vực.
  • Căn cứ theo mức độ tham gia đầu tư của bên nhượng quyền: Nhượng quyền không góp vốn đầu tư, Nhượng quyền có góp vốn đầu tư.
  • Căn cứ theo mức độ kiểm soát của bên nhượng quyền: Nhượng quyền có kiểm soát, Nhượng quyền không kiểm soát.

Lợi ích của nhượng quyền thương mại

Lợi ích & rủi ro của nhượng quyền thương mại
Lợi ích & rủi ro của nhượng quyền thương mại

Đối với bên nhượng quyền

  • Tối ưu chi phí mở rộng thị trường: Bên nhượng quyền vừa đạt được mục tiêu lợi nhuận từ việc chuyển nhượng mô hình kinh doanh nhượng quyền, vừa mở rộng được kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ mà không tốn kém nhiều chi phí.
  • Nâng cao hiệu quả quảng bá thương hiệu: Sự có mặt khắp nơi của chuỗi cửa hàng nhượng quyền sẽ giúp đưa hình ảnh về thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ tiếp cận được khách hàng một cách hiệu quả và dễ dàng nhất.
  • Gia tăng lợi nhuận nhanh chóng: Doanh thu của bên nhượng quyền chủ yếu đến từ khoản phí nhượng quyền, phí duy trì hàng năm và từ việc cung cấp nguyên liệu, máy móc cho các cửa hàng nhượng quyền. Chính vì vậy, càng có nhiều cửa hàng nhượng quyền thì lợi nhuận bên nhượng quyền thu được càng lớn.

Đối với bên nhận nhượng quyền

  • Ít rủi ro: Bởi mô hình kinh doanh này đã được bên nhượng quyền vận hành thành công trên thị trường trong một thời gian, đã có tên tuổi trên thị trường, có chất lượng sản phẩm tốt, giá thành cạnh tranh và được người tiêu dùng ưa chuộng.
  • Được hỗ trợ về quy trình vận hành, quy trình marketing: Bên nhận nhượng quyền sẽ được bên nhượng quyền hướng dẫn, hỗ trợ về quy trình vận hành, quy trình marketing.

Rủi ro của nhượng quyền thương mại

Đối với bên nhượng quyền

  • Mất kiểm soát chất lượng nếu bên nhận nhượng quyền vận hành không đúng chuẩn.
  • Rủi ro thương hiệu bị ảnh hưởng nếu có sai phạm từ hệ thống nhượng quyền.

Đối với bên nhận nhượng quyền

  • Phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống của bên nhượng quyền.
  • Ít quyền sáng tạo, bị giới hạn trong khuôn khổ vận hành.
  • Chi phí ban đầu cao (phí nhượng quyền, đầu tư ban đầu, phí quản lý hàng tháng,…).
  • Nguy cơ xung đột quyền lợi nếu bên nhượng quyền thay đổi chiến lược, mô hình kinh doanh hoặc thu hẹp phạm vi hỗ trợ.

Nhượng quyền thương mại là cơ hội để cả hai bên cùng phát triển nhanh chóng và bền vững, nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro nếu không kiểm soát tốt các yếu tố pháp lý và vận hành.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết Công ty Luật Siglaw giải đáp về lợi ích và rủi ro của các hình thức nhượng quyền thương mại. Nếu quý khách hàng gặp các vướng mắc về vấn đề liên quan xin vui lòng liên  hệ cho Công ty Luật Siglaw để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện.

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Geleximco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội.

Email: vphn@siglaw.com.vn

Chi nhánh tại miền Nam: 6G4, đường Trần Não, phường An Khánh, thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: vphcm@siglaw.com.vn

Hotline: 0961 366 238

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238