Vai trò của xúc tiến thương mại đó là thiết lập cũng như tăng cường sự liên kết, hợp tác quốc tế trong khu vực và trên thế giới đồng thời mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, từ đó giúp thúc đẩy phát triển kinh tế, đem lại đời sống ấm no cho toàn dân. Vậy để bắt đầu xúc tiến thương mại, cần tạo lập và ký kết hợp đồng xúc tiến thương mại. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ những điều cần biết về hợp đồng xúc tiến thương mại.
Hợp đồng xúc tiến thương mại là gì?
“Hợp đồng xúc tiến thương mại” là sự thỏa thuận, đồng ý của các bên (thương nhân, tổ chức, chính phủ) về việc tạo lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng liên quan tới hoạt động xúc tiến thương mại.
Theo khái niệm của kinh tế học, “xúc tiến thương mại” không chỉ bao gồm các hoạt động của thương nhân nhằm thúc đẩy phát triển thương mại mà còn bao gồm các hoạt động nhằm thúc đẩy phát triển thương mại của các tổ chức khác và chính phủ.
Ở góc độ pháp lý và trong khuôn khổ của pháp luật thương mại, khái niệm “xúc tiến thương mại” cũng đã được quy định rõ tại Điều 2 Luật thương mại 2005: “là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.”
Vậy có thể hiểu xúc tiến thương mại là hoạt động với mục đích lợi nhuận do thương nhân thực hiện nhằm phát triển, tìm kiếm những cơ hội đầu tư, mua bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ. Trong đó, pháp luật cũng quy định rõ những hoạt động xúc tiến thương mại là hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.
Đặc điểm của hợp đồng xúc tiến thương mại?
Về bản chất
Xúc tiến thương mại là một loại hoạt động thương mại, cụ thể, đây là hoạt động được thực thi với mục đích sinh lời và thường do thương nhân thực hiện. Tuy vậy, không giống như các loại hình hoạt động thương mại khác, xúc tiến thương mại sẽ hỗ trợ việc mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc các hoạt động thương mại khác nhằm mục đích kiếm lợi nhuận, khuyến khích và tạo điều kiện thực hiện tỉ mỉ và hiệu quả các hoạt động này.
Về chủ thể
Do xúc tiến thương mại nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, nên chủ thể thực hiện nó chủ yếu là thương nhân (người bán hàng, người cung ứng dịch vụ hoặc là người kinh doanh dịch vụ xúc tiến thương mại), bởi trong kinh doanh, việc thương nhân thực hiện các hành động tự tạo cơ hội cho minh để cạnh tranh thành công là xu thế tất yếu.
Tuy nhiên, do đặc thù của các hình thức xúc tiến thương mại, có những tổ chức, cá nhân (không phải là thương nhân) cũng tham gia vào hoạt động này với những vai trò nhất định như người phát hành quảng cáo (ví dụ: cơ quan báo chí trong quan hệ phát hành sản phẩm quảng cáo) hay người cho thuê phương tiện quảng cáo… Họ trở thành chủ thể tham gia vào hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân và là “các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thương mại”, chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại.
Về mục đích
Xúc tiến thương mại nhằm mục đích trực tiếp là tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, cơ hội đầu tư và thông qua đó, nhằm đáp ứng mục đích lợi nhuận của thương nhân, về mặt lý luận, hoạt động mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ và hoạt động đầu tư mang bản chất khác nhau nhưng các biện pháp, cách thức để xúc tiến quá trình đó có rất nhiều nét tương đồng.
Trong mọi trường hợp, các biện pháp thông tin, quảng cáo, triển lãm… nhằm giới thiệu, khuếch trương cho thương nhân , và hoạt động thương mại của họ đều mang lại hiệu quả phát triển thương mại, bao gồm cả đầu tư.
Về cách thức xúc tiến thương mại
Do có đối tượng áp dụng luật thương mại chủ yếu là thương nhân nên pháp luật thương mại chỉ quy định các cách thức xúc tiến thương mại do thương nhân tiến hành, bao gồm việc thương nhân tự mình xúc tiến thương mại hoặc thuê thương nhân khác thực hiện dịch vụ xúc tiến thương mại cho mình, với các hoạt động cụ thể: khuyến mại, quảng cáo, hội chợ, triển lãm thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ.
Điều kiện để thực hiện xúc tiến thương mại
Một trong những điểm đáng chú ý nhất trong Nghị định 81/2018/NĐ-CP đã được ban hành là trong trường hợp tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung (giờ, ngày, tuần, tháng, mùa khuyến mại, giảm giá) thì được khuyến mại, giảm giá 100% giá trị hàng hóa, dịch vụ thay vì mức trần 50% như trước đây. Hạn mức khuyến mại, giảm giá 100% cũng được áp dụng với các hoạt động khuyến mại trong khuôn khổ chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng quyết định.
Ngoài trường hợp nêu trên, hạn mức khuyến mại, giảm giá không được vượt quá 50% giá của đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại trước thời gian khuyến mại. Cũng theo Nghị định này, không áp dụng hạn mức giảm giá tối đa khi thực hiện khuyến mại giảm giá cho: Hàng hóa dịch vụ khi thực hiện chính sách bình ổn giá của nhà nước; hàng thực phẩm tươi sống; hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp giải thể, phá sản, thay đổi địa điểm, ngành nghề sản xuất kinh doanh.
Mẫu nội dung chính của hợp đồng xúc tiến thương mại mới nhất năm 2024
Trong 1 bản hợp đồng xúc tiến thương mại đầy đủ thì cần có các điều khoản chính gồm:
- Thông tin các bên
- Nội dung hợp tác
- Phương thức và phương tiện xúc tiến
- Giá cả và phương thức thanh toán
- Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng xúc tiến thương mại
- Điều khoản về giải quyết tranh chấp
- Thời hạn hợp đồng có hiệu lực
- Trường hợp bất khả kháng…
Một số câu hỏi phổ biến về hợp đồng xúc tiến thương mại
Hợp đồng xúc tiến thương mại có hiệu lực khi nào?
- Một hợp đồng chỉ có hiệu lực nếu đó là kết quả của sự thể hiện ý chí thực sự của các bên. Khi giao kết hợp đồng thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không chịu áp lực từ người khác như áp lực từ đối tác, áp lực từ bên thứ ba.
- Ngoài ra, tùy theo thỏa thuận của các bên, thì các bên trong hợp đồng có thể tự quy định thời gian có hiệu lực của hợp đồng có thể là ngay sau khi hợp đồng được ký hoặc 6 ngày sau khi hợp đồng được ký,…
Các bên có được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng xúc tiến thương mại không?
Được phép. Tuy nhiên, các bên cần phải thông báo cho bên còn lại trong vòng ba mươi ngày (30 ngày)
Có những hình thức xúc tiến thương mại nào?
Khuyến mại; quảng cáo thương mại; trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vu; hội chợ, triển lãm thương mại.
Những mặt hàng được xúc tiến thương mại là gì?
Là những hàng hóa được kinh doanh hợp pháp. Không thuộc dành mục hàng hóa bị cấm kinh doanh ví dụ như pháo nổ, chất cấm,…
Dịch vụ soạn thảo Hợp đồng xúc tiến thương mại
Ưu đãi: Siglaw là một trong những công ty luật hàng đầu tại Việt Nam, với đội ngũ luật sư và chuyên gia pháp lý giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn soạn thảo hợp đồng xúc tiến thương mại. Chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ tận tình, hiệu quả và đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trong quá trình tư vấn soạn thảo hợp đồng xúc tiến thương mại.
Kinh nghiệm: kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực pháp lý, chúng tôi tự hào là một trong những đơn vị đi đầu trong cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư, bao gồm tư vấn soạn thảo hợp đồng xúc tiến thương mại. Chúng tôi luôn cập nhật và nắm bắt tình hình pháp lý mới nhất, giúp khách hàng đưa ra quyết định chính xác và nhanh chóng.
Đội ngũ Siglaw: Đội ngũ luật sư của Siglaw bao gồm những chuyên gia có trình độ cao và kinh nghiệm lâu năm trong giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan mọi lĩnh vực. Chúng tôi có khả năng đưa ra những giải pháp phù hợp nhất, quản trị rủi ro hợp đồng để giúp khách hàng có thể dễ dàng, thuận tiện nhất trong triển khai thực hiện hợp đồng.
Chi phí: Chi phí tư vấn soạn thảo hợp đồng xúc tiến thương mại phụ thuộc vào các yếu tố: phạm vi dịch vụ, mức độ phức tạp, thời gian, số trang hợp đồng,… Mức chi phí khoảng từ 1.500.000 VNĐ trở lên. Chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ với chi phí hợp lý và cạnh tranh nhất. Chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp với quý khách về các chi phí cần thiết trước khi bắt đầu công việc, để quý khách có thể kiểm soát tốt hơn ngân sách và kế hoạch tài chính của mình.
Trên đây là tư vấn từ đội ngũ nhân viên Công ty Luật Siglaw về hợp đồng xúc tiến thương mại. Nếu quý khách hàng còn vấn đề gì vướng mắc cần giải quyết, hãy liên hệ với Siglaw để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí một cách nhanh nhất.