Đầu tư FDI tại Việt Nam đang trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều nhà đầu tư quốc tế nhờ môi trường kinh doanh mở, chính sách ưu đãi hấp dẫn và tiềm năng tăng trưởng bền vững. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn từng bước trong quy trình đầu tư FDI tại Việt Nam — từ việc lựa chọn hình thức đầu tư, chuẩn bị hồ sơ pháp lý, xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư đến thành lập doanh nghiệp và hưởng ưu đãi từ chính phủ.
FDI là gì? Các hình thức đầu tư FDI
FDI là từ viết tắt của từ “Foreign Direct Investment”, là hoạt động đầu tư vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Theo Luật Đầu tư 2020 và các văn bản hướng dẫn, nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam dưới các hình thức chính như sau:
- Thành Lập Doanh nghiệp mới
- Góp Vốn, Mua Cổ Phần, Sáp nhập doanh nghiệp đang có
- Mua bán – sáp nhập (M&A) doanh nghiệp tại Việt Nam
- Tham Gia Hợp Đồng Hợp Tác Kinh Doanh (BCC)
- Các hình thức khác (đối tác công tư PPP, hợp đồng đặc biệt chính phủ cho phép, …)
Quy trình các bước đầu tư FDI tại Việt Nam

Bước 1: Nghiên Cứu Thị Trường và Lựa Chọn Hình Thức Đầu Tư
Phân tích tiềm năng thị trường, đối thủ cạnh tranh, chính sách pháp luật liên quan.
Xác định hình thức đầu tư phù hợp với mục tiêu và nguồn lực, kiểm tra xem ngành có nằm trong danh mục hạn chế hoặc yêu cầu điều kiện hay không.
Sau đó, chọn phương án đầu tư cho phù hợp.
Bước 2: Lựa chọn địa điểm và đối tác đầu tư
Xác định tỉnh, khu kinh tế phù hợp, nếu đầu tư vào các khu công nghiệp thì cần liên hệ Ban quản lý khu công nghiệp; nếu dự án đa địa điểm có thể cần xin chủ trương đầu tư của UBND tỉnh.
Bước 3: Chuẩn bị dự án đầu tư
Lập đề án chi tiết về mục tiêu, quy mô, nguồn vốn, công nghệ, ….. Nếu hưởng ưu đãi cần ghi rõ đề xuất hưởng ưu đã vài bằng chứng điều kiện đạt đủ.
Bước 4: Xin cấp giấy chứng nhận đầu tư
Nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ gồm:
– Văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền cho phép thực hiện dự án đầu tư.
– Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
– Tài liệu về tư cách pháp lý:
CMND/CCCD/Hộ chiếu (bản sao) đối với nhà đầu tư là cá nhân.
Chứng nhận thành lập/Văn bản pháp lý có giá trị tương đương (bản sao) đối với nhà đầu tư là tổ chức.
– Văn bản đề xuất phương án dự kiến thực hiện trong dự án đầu tư gồm có: Thông tin của nhà đầu tư, mục tiêu, vốn đầu tư, quy mô và phương án huy động vốn, thời hạn, địa điểm và tiến độ đầu tư, đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án và đề xuất hưởng ưu đãi về đầu tư,….
– Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất.
– Văn bản xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cho thuê đất, đề xuất phương án sử dụng đất (nếu có).
– Giải trình công nghệ sử dụng trong dự án đối với dự án thuộc diện phải được thẩm định, lấy ý kiến công nghệ theo quy định về chuyển giao công nghệ.
Bước 5: Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
– Điều lệ của công ty
– Danh sách thành viên/cổ đông
– CMND/CCCD/Hộ chiếu hoặc tài liệu chứng thực cá nhân hợp pháp (bản sao) đối với nhà đầu tư là cá nhân
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và văn bản uỷ quyền; Giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp của người đại diện (bản sao) đối với doanh nghiệp
– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cơ quan thẩm quyền cấp
Bước 6: Tiến hành công bố thông tin doanh nghiệp
Bước 7: Khắc con dấu
Bước 8: Mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
Bước 9: Thực hiện các thủ tục khác sau thành lập công ty
- Đề nghị phát hành hóa đơn điện tử
- Kê khai thuế,….(trong trường hợp thành lập tổ chức kinh tế)
Bài viết trên đã giải đáp chi tiết quy trình đầu tư FDI vào thị trường Việt Nam. Nếu quý khách hàng gặp các vướng mắc về vấn đề liên quan xin vui lòng liên hệ cho Công ty Luật Siglaw để được tư vấn một cách toàn diện.
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Geleximco, đường Lê Trọng Tấn, Tây Mỗ, Hà Nội.
Email: vphn@siglaw.com.vn
Chi nhánh tại miền Nam: 6G4, đường Trần Não, phường An Khánh, TP Hồ Chí Minh.
Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Email: vphcm@siglaw.com.vn
Hotline: 0961 366 238