Dịch vụ xin giấy phép đăng ký hoạt động dạy nghề

Hoạt động giáo dục nghề nghiệp đang ngày càng phát triển song hành cùng nhiều trung tâm giáo dục nghề nghiệp mới ra đời. Tuy nhiên, doanh nghiệp muốn hoạt động đào tạo, tuyển sinh tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì phải được cấp giấy phép đăng ký giáo dục nghề nghiệp.

Lý do cần xin giấy phép đăng ký hoạt động dạy nghề

Giấy phép đăng ký hoạt động dạy nghề là loại văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cơ quan, tổ chức để chấp thuận hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Cơ sở dạy nghề bao gồm trung tâm dạy nghề, trường trung cấp và trường đại học.

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện hoạt động tuyển sinh mà chưa được cấp giấy phép đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. Các mức phạt cụ thể như sau: Phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp; Từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng đối với trường trung cấp; Từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với trường cao đẳng. Và ngoài ra còn áp dụng một số hình phạt bổ sung như đình chỉ hoạt động,…

Ngoài ra, theo quy định thì cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp chỉ được tuyển sinh, tổ chức đào tạo khi đã được cấp giấy phép con đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp hay giấy phép đăng ký hoạt động dạy nghề.

Dịch vụ xin giấy phép đăng ký hoạt động dạy nghề
Dịch vụ xin giấy phép đăng ký hoạt động dạy nghề

Điều kiện thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động dạy nghề

Tùy vào trình độ đào tạo mà các cơ sở dạy nghề sẽ phải đáp ứng các điều kiện để được cấp giấy phép như sau:

Đào tạo trình độ sơ cấp

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp được cấp Giấy phép dạy nghề trình độ sơ cấp nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: 

  • Cung cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo theo ngành nghề, quy mô và trình độ đào tạo cơ bản. Phòng học lý thuyết, xưởng thực hành, phòng thí nghiệm phục vụ giảng dạy và học tập phải có diện tích bình quân mỗi phòng học ít nhất là 04 mét vuông;
  • Từng ngành nghề đăng ký hoạt động đều có giáo trình, chương trình đào tạo phải được xây dựng, thẩm định và công bố theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH);
  • Đội ngũ giáo viên đáp ứng tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; đảm bảo tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 25 học sinh/giáo viên; đối với các nghề yêu cầu về năng khiếu, bảo đảm tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 15 học sinh/giáo viên; Đáp ứng giáo viên cơ hữu cho nghề tổ chức đào tạo;
  • Đối với các nghề đào tạo trình độ sơ cấp của cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngoài các điều kiện nêu trên thì phải đáp ứng đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm và duy trì hoạt động đào tạo.

Đào tạo trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng

Trường cao đẳng được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; trường trung cấp được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp và cơ sở giáo dục đại học được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp (giấy phép dạy nghề) trình độ cao đẳng khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Các ngành nghề đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp có trong danh mục ngành nghề đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng do Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH ban hành phù hợp với cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của bộ, ngành, địa phương.
  • Nếu tên ngành nghề đào tạo chưa có trong danh mục ngành nghề ở trình độ trung cấp, cao đẳng do Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH ban hành thì trường trung cấp, trường cao đẳng và cơ sở giáo dục đại học phải trình bày luận cứ khoa học về ngành nghề đào tạo mới; xây dựng bản mô tả và phân tích công việc của ngành nghề đó.
  • Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo tương ứng với quy mô ngành nghề và trình độ đào tạo phải đáp ứng các điều kiện như sau:
  • Doanh nghiệp phải trang bị phòng học; phòng thí nghiệm; phòng thực hành, thực tập; cơ sở sản xuất thử nghiệm đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học theo chương trình, quy mô đào tạo của từng ngành nghề. Diện tích của phòng học lý thuyết; phòng xưởng thực hành, thực tập dùng cho học tập, giảng dạy phải bảo đảm ở mức bình quân tối thiểu là 5,5 – 7,5 m2/chỗ học.
  • Dựa theo danh mục, tiêu chuẩn thiết bị tối thiểu (do Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH quy định) để trang bị đầy đủ thiết bị đào tạo của từng ngành nghề. Trong trường hợp Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH chưa ban hành danh mục và tiêu chuẩn thiết bị tối thiểu thì cơ sở phải trang bị đầy đủ thiết bị đào tạo theo quy định trong chương trình đào tạo và tương ứng với quy mô đào tạo của ngành nghề đăng ký hoạt động.
  • Có thư viện được trang bị các phần mềm và trang thiết bị phục vụ  việc mượn, tra cứu, nghiên cứu tài liệu; Cung cấp đầy đủ nguồn thông tin tư liệu như giáo trình, sách, bài giảng của các mô đun, học phần, tín chỉ, môn học và các tài liệu liên quan nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập.
  • Có đủ khu hành chính, khu hiệu bộ, phòng làm việc và phải đảm bảo đáp ứng cơ cấu tổ chức phòng, khoa, bộ môn chuyên môn; diện tích đảm bảo tối thiểu là 06 m2/người đối với đào tạo trình độ trung cấp và 08 m2/người đối với đào tạo trình độ cao đẳng.
  • Cơ sở phải đáp ứng đầy đủ các công trình xây dựng phục vụ hoạt động giải trí, văn hóa, thể thao và các công trình y tế, dịch vụ để phục vụ cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên và học sinh, sinh viên.
  • Các chương trình, giáo trình đào tạo của từng ngành nghề đăng ký hoạt động phải đảm bảo được xây dựng, thẩm định, ban hành theo quy định;
  • Đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý phải đảm bảo đầy đủ về số lượng, đáp ứng phù hợp với cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo; Những cá nhân này phải đáp ứng các tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình đào tạo, trong đó:
  • Đối với các ngành nghề thuộc lĩnh vực nhân văn, kinh tế và dịch vụ, tỷ lệ học sinh, sinh viên/giáo viên, giảng viên tối đa là 25 học sinh, sinh viên/giáo viên, giảng viên; đối với các ngành nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ và sức khỏe, tỉ lệ này là 20 học sinh, sinh viên/giáo viên, giảng viên; đối với các ngành nghề có yêu cầu về năng khiếu, tỉ lệ là 15 học sinh, sinh viên/giáo viên, giảng viên.
  • Số lượng giáo viên, giảng viên cơ hữu đảm nhận ít nhất 60% khối lượng chương trình của mỗi ngành nghề đào tạo.
  • Tỷ lệ giáo viên, giảng viên có trình độ sau đại học đạt từ 15% trở lên trên tổng số giáo viên, giảng viên của trường trung cấp và từ 30% trở lên trên tổng số giáo viên, giảng viên của trường cao đẳng. Đảm bảo có giảng viên trình độ thạc sỹ trở lên đối với mỗi ngành nghề giảng dạy trình độ cao đẳng.
  • Người nước ngoài là giáo viên, giảng viên giảng dạy tại các trường cao đẳng, trường trung cấp, cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các quy định về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định pháp luật.

Hồ sơ xin giấy phép đăng ký hoạt động dạy nghề

  • Bản sao có chứng thực không quá 3 tháng Giấy phép đăng ký hoạt động dạy nghề. Lưu ý, trường hợp cá nhân đăng ký hoạt động đào tạo nghề thì không cần mục này.
  • Sơ yếu lý lịch của 01 người đứng đầu cơ sở dạy nghề, bản chính có xác nhận của địa phương)
  • Bản sao có chứng thực không quá 3 tháng CMTND của người đứng đầu cơ sở kinh doanh
  • Bản sao chứng thực không quá 3 tháng Bằng cấp của người đứng đầu cơ sở
  • Chứng chỉ sư phạm của các giáo viên (có ít nhất 03 giáo viên/nghề), sao y chứng thực không quá 03 tháng
  • Bằng cấp về trình độ văn hóa (tối thiểu phải có bằng PTTH) của các giáo viên tương ứng với ngành đăng ký dạy nghề (ít nhất 03 giáo viên/nghề), sao y chứng thực không quá 03 tháng
  • Chứng chỉ nghề của các giáo viên (phải từ sơ cấp trở lên) tương ứng với ngành nghề đăng ký dạy (nếu có), bản sao chứng thực không quá 03 tháng
  • Giấy chứng nhận về điều kiện sức khỏe tại bệnh viện Quận của tất cả giáo viên, sao y chứng thực không quá 03 tháng
  • Bản sao chứng thực không quá 3 tháng Hợp đồng thuê nhà để làm trụ sở của cơ sở dạy nghề, trong đó, mục đích đi thuê phải được nêu cụ thể: Làm cơ sở dạy nghề; và thời hạn thuê ít nhất 03 năm.

Thời gian thực hiện xin giấy phép đào tạo nghề: 60 – 120 ngày làm việc.

Trình tự, thủ tục đăng ký và cấp giấy phép đăng ký hoạt động dạy nghề

Bước 1: Nộp hồ sơ

Gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động dạy nghề tới Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) nơi đặt trụ sở chính của cơ sở. Nếu cơ sở có đăng ký hoạt động dạy nghề tại phân hiệu, địa điểm đào tạo khác không cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với nơi đặt trụ sở chính thì gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động dạy nghề tới Sở LĐTB&XH nơi đặt phân hiệu, địa điểm đào tạo khác của cơ sở;

Bước 2: Xử lý hồ sơ

Sở LĐTB&XH tổ chức kiểm tra các điều kiện bảo đảm việc dạy nghề và cấp giấy phép đăng ký hoạt động dạy nghề theo mẫu trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không cấp giấy phép đăng ký hoạt động dạy nghề thì trong thời hạn 05 ngày làm việc phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

Bước 3: Gửi bản sao về Tổng cục dạy nghề

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cấp giấy phép đăng ký hoạt động dạy nghề, Sở LLĐTB&XH gửi bản sao giấy phép đăng ký hoạt động dạy nghề về Tổng cục Dạy nghề để theo dõi, quản lý.

Dịch vụ xin cấp giấy phép đăng ký hoạt động dạy nghề

Dịch vụ tư vấn pháp lý giấy phép con về hoạt động dạy nghề là một trong những thế mạnh của Công ty Luật Siglaw. Khách hàng đến với Siglaw sẽ được tư vấn các giải pháp bao gồm:

  • Tư vấn, giải thích các vấn đề pháp lý liên quan trực tiếp đến xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề.
  • Tư vấn, hỗ trợ quý khách hàng chuẩn bị các tài liệu, hồ sơ cần thiết cho thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
  • Tư vấn soạn thảo hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp và nộp đến cơ quan có thẩm quyền.
  • Theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ, hướng dẫn bổ sung, điều chỉnh hồ sơ nếu cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện về giấy phép đăng ký hoạt động dạy nghề, Quý khách liên hệ Công ty Luật Siglaw

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Hotline: 0961 366 238

Email: vphn@siglaw.com.vn

Chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh: Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

5/5 - (5 bình chọn)
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238