Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về GPLĐ cần lưu ý

Nghị định 152/2020/NĐ-CP là một trong những văn bản quan trọng quy định chi tiết các điều kiện, yêu cầu mà người nước ngoài cần đáp ứng khi muốn xin cấp giấy phép lao động (GPLĐ) tại Việt Nam. Trong bài viết này mời bạn cùng công ty luật Siglaw tìm hiểu chi tiết về nghị định 152/NĐ-CP cần lưu ý quy định khi làm GPLĐ cho người nước ngoài.

Tìm hiểu về nghị định 152/NĐ-CP là gì?

Nghị định 152/2020/NĐ-CP (gọi tắt là “Nghị định 152”) là một nghị định hiện hành thường áp dụng khi làm GPLĐ cho người nước ngoài tại Việt Nam. Nghị định này được ban hành ngày 30/12/2020 và chính thức có hiệu lực từ ngày 15/02/2021 quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động việt nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Sự ra đời của Nghị định 152 cùng với những sửa đổi, bổ sung và điểm mới tạo thuận lợi hơn so với Nghị định 11/2016/NĐ-CP (gọi tắt là “Nghị định 11”) cho quá trình xin Work Permit của người nước ngoài.   

Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về GPLĐ cần lưu ý
Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về GPLĐ cần lưu ý

Các biểu mẫu đi kèm Nghị định 152/2020/NĐ-CP

PHỤ LỤC I

Mẫu số 01/PLI ✔️Về việc giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
Mẫu số 02/PLI ✔️Về việc giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
Mẫu số 03/PLI ✔️Về việc chấp thuận vị trí công việc sử dụng người lao động nước ngoài.
Mẫu số 04/PLI ✔️Về việc đề nghị tuyển người lao động Việt Nam vào các vị trí công việc dự kiến tuyển người lao động nước ngoài.
Mẫu số 05/PLI ✔️Về việc điều chỉnh, bổ sung nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
Mẫu số 06/PLI ✔️Về việc tuyển người lao động nước ngoài vào các vị trí công việc không tuyển được người lao động Việt Nam.
Mẫu số 07/PLI ✔️Báo cáo tình hình sử dụng người lao động nước ngoài.
Mẫu số 08/PLI ✔️Báo cáo tình hình người lao động nước ngoài.
Mẫu số 09/PLI ✔️Về việc xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
Mẫu số 10/PLI ✔️Giấy xác nhận không thuộc diện cấp Work Permit.
Mẫu số 11/PLI ✔️Về việc cấp/cấp lại/gia hạn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài.
Mẫu số 12/PLI ✔️Giấy phép lao động.
Mẫu số 13/PLI ✔️Quyết định về việc thu hồi GPLĐ của người lao động nước ngoài.
Mẫu số 14/PLl ✔️Sổ theo dõi người lao động nước ngoài.
Mẫu số 15/PLI ✔️Về việc không được xác nhận không thuộc diện cấp GPLĐ/không cấp/cấp lại/gia hạn giấy phép lao động.

PHỤ LỤC II

🔴Mẫu số 01/PLII ✅Phiếu đăng ký dự tuyển lao động.
🔴Mẫu số 02/PLII ✅Báo cáo tình hình tuyển dụng, sử dụng người lao động Việt Nam.
🔴Mẫu số 03/PLII ✅Báo cáo tình hình tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
🔴Mẫu số 04/PLII ✅Báo cáo tình hình cung ứng, cho thuê lại lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Những quy định đáng lưu ý liên quan tới GPLĐ trong Nghị định 152/2020/NĐ-CP

Sửa đổi, bổ sung các khái niệm “người NN di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp”, “chuyên gia”, “lao động kỹ thuật”

Đầu tiên, “người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp” vẫn giữ nội dung là các nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia,…như trong Nghị định 11, tuy vậy có một điểm điều chỉnh trong nghị định 152/NĐ-CP đó là thời gian được tuyển dụng là 12 tháng liên tục (nhấn mạnh sự liên tục mà nghị định 11 không có). Xem thêm: Hồ sơ, thủ tục làm GPLĐ cho nhà quản lý

Thứ hai, về khái niệm “chuyên gia”. Nghị định 152 bãi bỏ quy định về hoạt động xác nhận chuyên gia. Thay vào đó, yêu cầu người lao động nước ngoài phải có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm làm việc và chứng chỉ thực hành nghề phù hợp với công việc mà lao động nước ngoài đó dự định làm ở Việt Nam. Theo đó, chuyên gia là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây: 

  •  Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc tương đương trở lên (đặc biệt, không chấp nhận bằng chứng nhận tốt nghiệp) và phải có tối thiểu là 03 năm kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực đào tạo tương ứng với vị trí công việc dự kiến ​​của người lao động nước ngoài;
  • Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc và có chứng chỉ thực tập tương ứng với loại công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến ​​làm việc tại Việt Nam. Xem thêm: Xin cấp GPLĐ đối với vị trí chuyên gia

Thứ ba, về khái niệm “lao động kỹ thuật”. Nghị định 152 bổ sung 01 trường hợp nữa cũng được xếp vào nhóm “lao động kỹ thuật”. Hiện tại, một người nước ngoài là lao động kỹ thuật nếu:

– Có tối thiểu 01 năm được đào tạo về chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác và có thời gian công tác tối thiểu 03 năm trong lĩnh vực chuyên môn được đào tạo.

– Có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm làm công việc tương ứng với vị trí dự kiến ​​của người lao động nước ngoài tại Việt Nam.

Bổ sung thêm và chỉnh sửa các TH người sử dụng LĐ không phải xác định nhu cầu SD NLĐ NN lên cơ quan có thẩm quyền.

Các trường hợp này được bổ sung, chỉnh sửa theo Nghị định 152/NĐ-CP bao gồm những cá nhân:

  1. Chịu trách nhiệm chính về văn phòng đại diện, dự án (Trưởng VPDD, trưởng dự án) hoặc chịu trách nhiệm trọng yếu về hoạt động của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam. 
  2. Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn với vốn điều lệ từ 3.000.000.000 đồng trở lên; 
  3. Là chủ tịch hoặc thành viên HĐQT của CTCP có vốn góp từ 3 tỷ đồng trở lên; 
  4. Nhập cảnh vào Việt Nam với vị trí giám đốc điều hành, nhà quản lý, động chuyên môn kỹ thuật và làm việc trong thời hạn dưới 30 ngày, một năm không quá 3 lần. 
  5. Nhập cảnh vào Việt Nam để thực hiện các thỏa thuận quốc tế do cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương ký kết theo quy định của pháp luật;
  6. Thân nhân của thành viên đoàn nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  7. Có hộ chiếu công vụ để làm việc trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội;
  8. Chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại

Bổ sung thêm và chỉnh sửa các TH người LĐ NN không thuộc diện phải cấp GPLĐ

Trong những trường hợp cá biệt, người nước ngoài có thể không cần xin Work Permit để có thể làm việc tại Việt Nam. Hay còn có thể gọi là không thuộc diện cấp Work Permit hoặc được miễn GPLĐ. Vậy Nghị định 152 đã sửa đổi, bổ sung các nội dung như sau:

  1. Cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam và cư trú tại Việt Nam. 
  2. Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty TNHH có vốn góp từ 3.000.000.000 đồng trở lên; 
  3. Là Chủ tịch hoặc Thành viên HĐQT trong CTCP có vốn góp từ 3 tỷ đồng trở lên; 
  4. Di chuyển nội bộ doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp thuộc vào 11 nhóm dịch vụ trong Biểu cam kết dịch vụ trong WTO của Việt Nam. Bao gồm các ngành sau: thông tin, kinh doanh, xây dựng,  giáo dục, phân phối,môi trường, du lịch, văn hóa giải trí, vận tải, tài chính, y tế.
  5. Nhập cảnh vào Việt Nam với vị trí giám đốc điều hành, nhà quản lý, động chuyên môn kỹ thuật và làm việc trong thời hạn dưới 30 ngày, một năm không quá 3 lần. 
  6. Chịu trách nhiệm xây dựng hiện diện thương mại
  7. Được Bộ GD&ĐT công nhận là người lao động nước ngoài vào Việt Nam học tập, nghiên cứu

Các trường hợp còn lại vẫn giữ nguyên như Nghị định 11. Trường hợp 1, 6, 7 là trường hợp được bổ sung thêm so với Nghị định 11. Các trường hợp 2, 3, 4, 5 được bổ sung so với Nghị định 11. Đặc biệt lưu ý rằng, các trường hợp 1, 2, 3 và 5 sẽ phải thực hiện khai thông tin và báo cáo cho Cơ quan dịch vụ việc làm ít nhất 3 ngày trước ngày dự định bắt đầu làm việc tại Việt Nam.

Lưu ý về thời hạn của GPLĐ/Giấy xác nhận miễn GPLĐ

Như Nghị định 152 quy định, đối với trường hợp mà Work Permit còn thời hạn từ tối thiểu 05 ngày tới 45 ngày, thì người sử dụng lao động sẽ nộp hồ sơ xin Gia hạn GPLĐ, chứ không phải xin Cấp lại GPLĐ như Nghị định 11.

Nghị định 152/2020/NĐ-CP cũng nhấn mạnh lại rằng thời hạn tối đa của giấy phép lao động hoặc giấy phép xác nhận không thuộc diện phải xin GPLĐ là 02 năm và chỉ có thể gia hạn một lần thêm tối đa 2 năm. Sau các thời hạn này, người lao động sẽ phải xin Giấy phép lao động mới hoặc Giấy xác nhận không thuộc trường hợp phải xin GPLĐ để có thể làm việc tiếp tục tại Việt Nam.

Xóa bỏ một số trường hợp đặc biệt khi xin GPLĐ

Những nghị định Quy Định Về Người Lao Động Nước Ngoài Làm Việc Tại Việt Nam Và Tuyển Dụng, Quản Lý Người Lao Động Việt Nam Làm Việc Cho Tổ Chức, Cá Nhân Nước Ngoài Tại Việt Nam có nêu ra các trường hợp xin GPLĐ đặc biệt, trong khi Nghị định 11 liệt kê 04 trường hợp này, thì Nghị định 152 rút gọn chỉ còn 02 trường hợp. Cụ thể:

  • Người lao động nước ngoài đã có Work Permit còn giá trị sử dụng, nhưng mong muốn làm việc cho người sử dụng lao động khác với cùng vị trí, chức danh ghi trên giấy phép lao động.
  • Người lao động nước ngoài có Work Permit còn giá trị sử dụng nhưng thay đổi vị trí, chức danh, hình thức làm việc so với nội dung trong GPLĐ nhưng không thay đổi người sử dụng lao động.

Bổ sung, chỉnh sửa nội dung liên quan tới Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn GPLĐ hoặc Giấy xác nhận miễn GPLĐ

Thay đổi mẫu hồ sơ:

  • Giấy xin cấp mới, cấp lại, gia hạn giấy phép lao động: Mẫu số 07 Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH được loại bỏ, sử dụng bằng Mẫu số 11/PLI Nghị định 152/2020/NĐ-CP.
  • Văn bản giải trình về sự cần thiết sử dụng người lao động nước ngoài: Mẫu 01 Thông tư 18/2018/TT-BLĐTBXH được loại bỏ, thay vào đó sử dụng Mẫu 01/PLI Nghị định 152; Nếu thay đổi nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài: Mẫu 02 Thông tư 18/2018/TT-BLĐTBXH được loại bỏ, thay vào đó sử dụng Mẫu 2/PLI Nghị định 152/2020/NĐ-CP.
  • Hồ sơ đề nghị miễn cấp giấy phép lao động: Mẫu 5 Thông tư 18/2018/TT-BLĐTBXH được loại bỏ, thay vào đó sử dụng Mẫu 9/PLI Nghị định 152/2020/NĐ-CP.

Bổ sung thêm giấy tờ cần có khi đề nghị cấp lại GPLĐ: 

Ngoài các hồ sơ đã được Nghị định 11 quy định, Nghị định 152 yêu cầu nộp thêm Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.

Bổ sung hồ sơ chứng minh được miễn cấp giấy phép lao động

Cần bổ sung các hồ sơ sau khi xin Giấy xác nhận được miễn xin Giấy phép lao động: 

  • Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe 

Trong Nghị định 152, Chính phủ sẽ đưa ra các cơ chế kiểm soát chặt chẽ hơn đối với lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, bên cạnh việc mở rộng các trường hợp được miễn xin Giấy phép lao động. Do đó, các doanh nghiệp cần lập kế hoạch và điều phối các chính sách tuyển dụng và di chuyển lao động nước ngoài phù hợp với kế hoạch kinh doanh của họ; và sẵn sàng tuân thủ các quy định mới.

Bổ sung về quy định tuyển người Việt Nam làm việc cho người sử dụng nước ngoài tại Việt Nam

Nghị định 152 đã cho phép người sử dụng lao động nước ngoài được phép tuyển dụng trực tiếp người Việt Nam làm việc cho mình mà không cần nộp các Giấy tờ nêu nguyện vọng sử dụng lao động Việt Nam lên cơ quan có thẩm quyền.

5/5 - (7 votes)
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238