Trong hoàn cảnh nền kinh tế chuyển đổi ở Việt Nam, chế định công ty cổ phần (CTCP) có vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật về các chủ thể kinh doanh và đang được quan tâm ở những phương diện và mức độ khác nhau. Tuy nhiên chế định công ty cổ phần là một chế định có phạm vi rộng và phức tạp, vậy nên việc thành lập công ty cổ phần cần thực hiện đủ thủ tục theo quy định của pháp luật.
Công ty cổ phần là gì?
Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, được điều chỉnh bởi Luật Doanh nghiệp. Trong đó vốn điều lệ của công ty được chia thành các phần gọi là cổ phần và được phát hành ra thị trường nhằm huy động vốn từ các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư sở hữu cổ phần thì được gọi là cổ đông.
Ưu điểm và nhược điểm khi thành lập công ty cổ phần
Ưu điểm:
- Chế độ trách nhiệm hữu hạn, cổ đông chỉ phải chịu trách nhiệm về nợ và nghĩa vụ tài sản khác của CTCP trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi ro không cao.
- Khả năng huy động vốn cao và dễ dàng thông qua việc phát hành cổ phiếu.
- Việc chuyển nhượng cổ phần tương đối dễ dàng, phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần rất rộng.
Nhược điểm:
- Việc quản lý và điều hành công ty CP rất phức tạp do số lượng các cổ đông lớn, có sự phân tách thành các nhóm cổ đông có tranh giành về mặt lợi ích.
- Khi cổ đông muốn chuyển nhượng cổ phần thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân với mức thuế suất áp dụng là 0,1% (áp dụng theo hình thức chuyển nhượng chứng khoán).
- Một số ngành nghề đặc biệt không được đăng ký loại hình CTCP như: dịch vụ kế toán, dịch vụ kiểm toán, luật,…
Điều kiện thành lập công ty cổ phần
Về chủ thể
Trước tiên, cá nhân, tổ chức muốn thành lập CTCP phải thuộc đối tượng được quyền thành lập doanh nghiệp.
Theo đó, tất cả các tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý công ty cổ phần trừ các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
- Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Phải có tối thiểu 3 cổ đông sáng lập.
Về ngành nghề đăng ký kinh doanh
Một trong những điều kiện để doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh (điểm a khoản 1 Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2020). Như vậy, nhà nước cũng trao cho doanh nghiệp quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm.
Tuy nhiên với những ngành nghề có điều kiện sẽ yêu cầu doanh nghiệp phải đáp ứng một số điều kiện ví dụ như vốn pháp định, chứng chỉ hành nghề,…
Về vốn điều lệ và vốn pháp định
- Vốn điều lệ: Không bắt buộc số vốn tối thiểu và tối đa và số vốn này được ghi trong điều lệ của công ty. Vì vậy có thể đăng ký vốn điều lệ tùy theo hoạt động và quy mô của công ty.
- Vốn pháp định: Đối với từng ngành nghề mà mức vốn tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp do pháp luật quy định.
Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký công ty.
Một số điều kiện khác
Điều kiện tên công ty cổ phần:
Tên công ty không được trùng hoặc tương tự đến mức nhầm lẫn với tên công ty khác đã đăng ký trước đó, yếu tố loại hình doanh nghiệp không phải là căn cứ để phân biệt tên công ty khi có hậu tố tên công ty trùng nhau.
Điều kiện trụ sở công ty cổ phần:
Khi thành lập công ty cổ phần phải có trụ sở giao dịch. Theo quy định không được đăng ký trụ sở tại chung cư và nhà tập thể. Đối với địa chỉ là nhà riêng thì không cần cung cấp bản sao công chứng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp đặt trụ sở tại tòa nhà thương mại thì cung cấp thêm quyết định xây dựng hoặc giấy phép xây dựng.
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần theo mẫu quy định tại phụ lục I-4 Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra với cổ đông nước ngoài là tổ chức cần phải có danh sách người đại diện theo ủy quyền.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư. Xem chi tiết: Thành lập doanh nghiệp FDI
Quy trình thủ tục các bước thành lập công ty cổ phần
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ thành lập công ty cổ phần.
Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập công ty CP
Hiện nay có 2 hình thức nộp hồ sơ:
- Nộp hồ sơ online (bản scan) qua website: dangkykinhdoanh.gov.vn
- Nộp trực tiếp hồ sơ tại phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi mà công ty đặt trụ sở.
Đối với việc thành lập công ty cổ phần hồ sơ sẽ nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Bước 3: Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người nộp hồ sơ sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp hồ sơ đủ điều kiện và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 3 ngày làm việc.
Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện, Phòng đăng ký doanh nghiệp gửi thông báo qua mạng thông tin điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Thời hạn để doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử là 60 ngày. Quá thời hạn sẽ bị hủy hồ sơ.
Bước 4: Sau khi đã đăng ký thành công và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cần thực hiện 1 số thủ tục:
- Khắc dấu doanh nghiệp. Doanh nghiệp tự bảo quản và sử dụng con dấu, không cần báo lại mẫu con dấu cho Phòng đăng ký kinh doanh.
- Đăng ký chữ ký số. Doanh nghiệp không bắt buộc phải dùng chữ ký số nhưng hiện nay đa phần các cơ quan thuế và nhiều cơ quan hành chính nhà nước khác đều yêu cầu dùng chữ ký số.
- Mua hóa đơn điện tử.
- Kê khai thuế: thuế giá trị gia tăng, lệ phí môn bài,…
- Mở tài khoản ngân hàng của công ty.
Những lưu ý khi thành lập công ty cổ phần
Lưu ý về ngành nghề kinh doanh
Đa phần các ngành nghề kinh doanh sẽ thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thông thường. Tuy nhiên, một số ngành nghề pháp luật quy định phải có chứng chỉ hành nghề, phải đáp ứng một số điều kiện đặc thù nhất định thì mới được kinh doanh.
Chủ doanh nghiệp cần phải xác định xem ngành nghề kinh doanh của mình là gì, nếu thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì phải đáp ứng điều kiện và thực hiện xin giấy phép con để hoạt động ngành, nghề đó.
Lưu ý đặt tên công ty CP
Tên công ty cổ phần được đặt theo quy tắc:
+ Công ty cổ phần + tên riêng.
+ Công ty CP + tên riêng.
Tên công ty không được trùng hoặc tương tự đến mức nhầm lẫn với tên công ty khác đã đăng ký trước đó, yếu tố loại hình doanh nghiệp không phải là căn cứ để phân biệt tên công ty khi có hậu tố tên công ty trùng nhau.
Nên có hợp đồng hoặc thỏa thuận thành lập công ty cổ phần với các cá nhân/tổ chức cùng tham gia để xác định quyền và nghĩa vụ của từng nhà đầu tư, tránh những tranh chấp không đáng có sau này.
Lưu ý về vốn điều lệ
Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty. Theo đó, vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký sẽ là vốn điều lệ của công ty khi các cổ đông góp đủ vốn trong thời hạn góp vốn.
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có thể tự đưa ra mức vốn điều lệ. Tuy nhiên, không nên đưa ra mức thực tế không có thật bởi nếu bị phát hiện thì doanh nghiệp sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp Luật.
Cá nhân, tổ chức có thể xác định vốn điều lệ của công ty dựa trên các căn cứ sau:
+ Khả năng tài chính của mình.
+ Phạm vi, quy mô hoạt động của công ty.
+ Chi phí hoạt động thực tế của công ty sau khi thành lập (vì vốn điều lệ của công ty để sử dụng cho các hoạt động của công ty sau khi thành lập).
+ Dự án ký kết với đối tác…
Việc xác định vốn điều lệ còn phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh mà công ty dự định hoạt động. Đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định và ký quỹ thì vốn điều lệ của công ty phải đáp ứng điều kiện của pháp luật.
Cơ sở pháp lý
Luật Doanh nghiệp 2020
Nghị định 01/2021/NĐ-CP về Đăng ký doanh nghiệp
Dịch vụ tư vấn thành lập công ty cổ phần từ của công ty luật Siglaw
Ưu đãi: Siglaw là một trong những công ty luật hàng đầu tại Việt Nam, với đội ngũ luật sư và chuyên gia pháp lý giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực luật đầu tư, tư vấn thành lập công ty cổ phần,… Chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ tận tình, hiệu quả và đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trong quá trình tư vấn soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Kinh nghiệm: Kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực pháp lý, chúng tôi tự hào là một trong những đơn vị đi đầu trong cung cấp dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp, trong đó có công ty cổ phần. Chúng tôi luôn cập nhật và nắm bắt tình hình pháp lý mới nhất, giúp khách hàng đưa ra quyết định chính xác và nhanh chóng.
Đội ngũ Siglaw: Đội ngũ luật sư của Siglaw bao gồm những chuyên gia có trình độ cao và kinh nghiệm lâu năm trong giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan mọi lĩnh vực. Chúng tôi có khả năng đưa ra những giải pháp phù hợp nhất, quản trị rủi ro để giúp khách hàng có thể dễ dàng, thuận tiện nhất trong triển khai thực hiện dự án.
Chi phí: Chi phí tư vấn thành lập công ty cổ phần phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ với chi phí hợp lý và cạnh tranh nhất. Chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp với quý khách về các chi phí cần thiết trước khi bắt đầu công việc, để quý khách có thể kiểm soát tốt hơn ngân sách và kế hoạch tài chính của mình.
Trên đây là những thông tin về chủ đề “Thành lập công ty cổ phần” từ đội ngũ nhân viên Công ty Luật Siglaw. Nếu quý khách hàng còn vấn đề gì vướng mắc cần giải quyết, hãy liên hệ với Siglaw để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí một cách nhanh nhất.