Vốn chủ sở hữu là gì? Thành phần & Công thức tính

Trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu là một khái niệm vô cùng quan trọng và cần được hiểu rõ. Nó không chỉ là nguồn tài chính then chốt để doanh nghiệp duy trì và phát triển hoạt động, mà còn thể hiện quyền lợi và trách nhiệm của chủ sở hữu trong quá trình quản lý và vận hành doanh nghiệp. Vậy vốn chủ sở hữu là gì? Trong bài viết này, Công ty Luật Siglaw sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là gì?

Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa đưa ra định nghĩa về vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, vốn chủ sở hữu có thể được hiểu là nguồn vốn do doanh nghiệp sở hữu hoặc được góp vốn, đồng sở hữu cùng các nhà đầu tư, các cổ đông, thành viên liên doanh, tạo dựng nguồn lực để đưa doanh nghiệp đi vào hoạt động. Vốn này là phần còn lại của tài sản của một công ty sau khi đã trừ đi tất cả các khoản nợ phải trả

Trường hợp công ty bị phá sản hoặc ngừng hoạt động kinh doanh, nguồn vốn này được ưu tiên sử dụng để trả nợ nếu còn sẽ chia cho các cổ đông theo tỷ lệ vốn góp ban đầu. 

Vốn chủ sở hữu là gì?
Vốn chủ sở hữu là gì?

Thành phần của vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu có thể được lấy từ nhiều nguồn khác nhau. Về cơ bản, vốn chủ sở hữu được cấu thành từ các yếu tố sau:

Thứ nhất, vốn đầu tư của chủ sở hữu

Nguồn vốn này có hai loại hình là vốn cổ phần và thặng dư vốn cổ phần. 

– Vốn cổ phần: Đây là số tiền mà cổ đông đầu tư vào công ty thông qua việc mua cổ phiếu. Vốn cổ phần có thể bao gồm vốn cổ phần thường và vốn cổ phần ưu đãi.

– Thặng dư vốn cổ phần: Đây là số tiền mà công ty thu được từ việc bán cổ phiếu vượt quá mệnh giá của cổ phiếu. Thặng dư vốn cổ phần thường được sử dụng để bù đắp các chi phí phát hành cổ phiếu hoặc để tăng cường vốn lưu động của công ty.

Thứ hai, lợi nhuận của hoạt động kinh doanh

Đây là khoản lợi nhuận còn lại sau thuế chưa được chia cho các bên cổ đông và thành viên liên doanh. Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh bao gồm:

– Các loại quỹ: Được trích từ lợi nhuận trong năm. Có nhiều loại quỹ như quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển,… . Tỷ lệ trích lập quỹ không được vượt quá quy định của pháp luật về loại quỹ đó.

– Lợi nhuận chưa phân phối: Là phần lợi nhuận mà một công ty kiếm được nhưng chưa được phân phối cho cổ đông dưới dạng cổ tức. Thay vào đó, công ty giữ lại phần lợi nhuận này để tái đầu tư vào hoạt động kinh doanh, trả nợ, hoặc dùng cho các mục đích chiến lược khác.

Thứ ba, chênh lệch tài sản và tỷ giá

Được thể hiện bởi chênh lệch đánh giá lại tài sản và chênh lệch tỷ giá hối đoái.

– Chênh lệch đánh giá lại tài sản: Là số chênh lệch khi đánh giá lại tài sản hiện có của doanh nghiệp. Tài sản đánh giá lại có thể là tài sản cố định, bất động sản đầu tư, hay thậm chí là hàng tồn kho…

– Chênh lệch tỷ giá hối đoái: Chênh lệch này thường phát sinh trong các trường hợp mua bán, trao đổi thực tế bằng ngoại tệ, đánh giá các loại tiền tệ gốc ngoại tệ, hay các chuyển đổi báo cáo tài chính từ ngoại tệ sang Việt Nam đồng.

Thứ tư, các nguồn khác

– Cổ phiếu quỹ: Đây là cổ phiếu do chính công ty phát hành và sau đó mua lại. Cổ phiếu quỹ được ghi nhận như là một khoản giảm vốn chủ sở hữu vì chúng không còn nằm trong tay các nhà đầu tư công chúng và không có quyền biểu quyết hoặc nhận cổ tức.

– Nguồn vốn dùng cho đầu tư xây dựng, nguồn kinh phí sự nghiệp và các nguồn khác.

Công thức tính vốn chủ sở hữu

Công thức tính vốn chủ sở hữu như sau:

Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản doanh nghiệp (ngắn hạn + dài hạn) – Tổng nợ phải trả

Trong đó: 

– Tài sản ngắn hạn: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang được luân chuyển và các khoản khác tương đương tiền (vàng, bạc…).

– Tài sản dài hạn: Các khoản đầu tư tài chính, các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản và các loại tài sản dài hạn khác.

Nợ phải trả: Bao gồm phải trả người bán, trả Nhà nước, trả thuế, trả công nhân viên, phải trả nội bộ, vay nợ tài chính, các khoản ký quỹ, ký cược, tiền mua hàng ứng trước và các khoản nợ khác.

Phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ

Tiêu chí Vốn chủ sở hữu Vốn điều lệ
Khái niệm là nguồn vốn do doanh nghiệp sở hữu hoặc được góp vốn, đồng sở hữu cùng các nhà đầu tư, các cổ đông, thành viên liên doanh, tạo dựng nguồn lực để đưa doanh nghiệp đi vào hoạt động. là tổng giá trị tài sản do các thành viên, chủ sở hữu công ty đóng góp hoặc cam kết đóng góp khi thành lập công ty hợp danh hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được mua tại thời điểm thành lập công ty cổ phần. (Khoản 34 điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020)
Đặc điểm Vốn chủ sở hữu được hình thành từ vốn góp của các nhà đầu tư, doanh nghiệp hoặc kết quả kinh doanh Trong trường hợp doanh nghiệp phá sản, vốn điều lệ được coi là khoản nợ của doanh nghiệp
Bản chất  Là nguồn vốn được góp bởi nhiều thành viên, không cam kết thanh toán và được hình thành từ kết quả kinh doanh Là tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp khi mới thành lập và được đăng ký với cơ quan theo quy định
Cách thức hình thành Lợi nhuận giữ lại, góp vốn bổ sung Góp vốn ban đầu, phát hành cổ phiếu
Nơi ghi nhận Bảng cân đối kế toán Giấy phép đăng ký, điều lệ công ty

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết Công ty Luật Siglaw giải đáp về Vốn chủ sở hữu là gì?. Nếu quý khách hàng gặp các vấn đề liên quan đến thủ tục thành lập công ty, vui lòng liên hệ cho Công ty Luật Siglaw để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện.

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Email: vphn@siglaw.com.vn

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: vphcm@siglaw.com.vn

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238