Huy động vốn là gì?

Hiện nay nền kinh tế phát triển không ngừng, việc huy động vốn trở thành một yếu tố sống còn đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm này cũng như các quy định pháp luật liên quan. Trong bài viết này, Công ty Luật Siglaw sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin cần biết về Huy động vốn là gì? Quy định pháp luật khi huy động vốn doanh nghiệp.

Huy động vốn là gì?

Huy động vốn là quá trình mà doanh nghiệp tìm kiếm nguồn tài chính để tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư hoặc mở rộng quy mô. Đây là một phần quan trọng trong quản lý tài chính của doanh nghiệp, nhằm đảm bảo sự hoạt động ổn định và phát triển bền vững.

Việc huy động vốn không chỉ giúp doanh nghiệp có đủ nguồn lực để thực hiện các dự án mà còn giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường. Nếu doanh nghiệp lựa chọn sai hình thức huy động vốn sẽ làm hạn chế cơ hội kinh doanh của công ty đồng thời làm tăng nguy cơ cao về nợ xấu của doanh nghiệp.

Huy động vốn là gì?
Huy động vốn là gì?

Doanh nghiệp có thể huy động vốn qua nhiều hình thức khác nhau, mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng. Có thể điểm qua một số hình thức dưới đây:

Huy động vốn điều lệ

Công ty mẹ góp thêm vốn vào công ty con tại Việt Nam: Công ty mẹ có thể tăng vốn cho công ty con bằng cách tăng vốn điều lệ.

Phát hành cổ phiếu: Chỉ có công ty cổ phần mới được phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Việc phát hành cổ phiếu phải tuân thủ các quy định của pháp luật về doanh nghiệp và các quy định liên quan khác. Có 3 hình thức chào bán cổ phiếu, cụ thể:

  • Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu;
  • Chào bán cổ phần ra công chúng;
  • Chào bán cổ phần riêng lẻ;

Tăng vốn điều lệ: Cách này có thể phù hợp với cả công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần:

  • Doanh nghiệp tăng vốn điều lệ và tất cả các cổ đông/thành viên hiện có sẽ góp thêm vốn theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp của họ. Như vậy, vốn điều lệ tăng đồng thời giữ nguyên tỷ lệ sở hữu của cổ đông/thành viên hiện hữu;
  • Doanh nghiệp tăng vốn điều lệ nhưng không phải tất cả các cổ đông/thành viên hiện có đều góp thêm vốn theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp của họ. Như vậy, vốn điều lệ tăng nhưng tỷ lệ sở hữu của cổ đông/thành viên hiện hữu sẽ có sự thay đổi;
  • Doanh nghiệp tăng vốn điều lệ nhưng phần tăng thêm là của cổ đông/thành viên mới. Do đó, vốn điều lệ tăng và tỷ lệ sở hữu của các cổ đông/thành viên hiện tại thay đổi do có sự xuất hiện mới;

Huy động từ khoản vay

  • Khoản vay từ công ty mẹ: Doanh nghiệp có thể vay tiền, hoặc thậm chí tài sản từ công ty mẹ của mình. Trường hợp công ty mẹ là bên nước ngoài thì doanh nghiệp phải đăng ký khoản vay trung dài hạn và báo cáo định kỳ với Ngân hàng Nhà nước;
  • Khoản vay từ các tổ chức tín dụng: Doanh nghiệp có thể vay các tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô,… nhưng có thời hạn cụ thể. Doanh nghiệp cần đáp ứng một số yêu cầu mới có thể được vay vốn từ một tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, phải bảo lãnh khoản vay bằng chính tài sản của mình hoặc bất kỳ tài sản nào từ bên thứ ba;
  • Phát hành trái phiếu ra công chúng: Trái phiếu là một loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành nhằm xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi, và các nghĩa vụ khác (nếu có) đối với người sở hữu trái phiếu. Thông qua trái phiếu, doanh nghiệp có thể huy động vốn để sử dụng cho hoạt động của mình.
  • Đầu tư từ quỹ đầu tư: Vốn từ các quỹ đầu tư cần cân nhắc bởi việc góp vốn dựa trên các điều khoản và điều kiện của quỹ mà doanh nghiệp phải chấp nhận.

Rủi ro từ các hình thức huy động vốn

Các hình thức huy động vốn có thể tiềm ẩn các rủi ro sau:

  • Việc không tuân thủ các quy định có thể dẫn đến việc các nhà đầu tư và các công ty phải chịu hình phạt nặng từ các cơ quan có thẩm quyền;
  • Nếu không thực hiện việc cho vay góp vốn theo thủ tục đầu tư, góp vốn hoặc không chuyển khoản vay qua tài khoản ngân hàng bắt buộc thì bên cho vay có thể không được phép thanh toán nợ;
  • Có thể xảy ra các tranh chấp liên quan đến thỏa thuận mua cổ phần, vay vốn, góp vốn,… Tranh chấp có thể phát sinh từ các thỏa thuận giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp nếu các bên không chuẩn bị thỏa thuận một cách kỹ lưỡng.

Việc huy động vốn là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Hiểu rõ các hình thức huy động vốn, rủi ro liên quan và quy định pháp luật sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định hợp lý và hiệu quả. Đảm bảo tuân thủ pháp luật không chỉ giúp doanh nghiệp hoạt động bền vững mà còn tạo sự tin tưởng đối với các nhà đầu tư và đối tác.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết Công ty Luật Siglaw giải đáp về Huy động vốn là gì? Quy định pháp luật khi huy động vốn doanh nghiệp. Nếu quý khách hàng gặp các vấn đề liên quan về Huy động vốn là gì? Quy định pháp luật khi huy động vốn doanh nghiệp vui lòng liên hệ cho Công ty Luật Siglaw để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện.

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Email: vphn@siglaw.com.vn

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: vphcm@siglaw.com.vn

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238