1 Số điều cần biết về tranh chấp dân sự

Tranh chấp dân sự là một trong những vấn đề phức tạp nhất trong lĩnh vực pháp luật. Tranh chấp dân sự xảy ra khi hai hoặc nhiều bên có quan điểm khác nhau về một vấn đề pháp lý cụ thể. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn về các khía cạnh cơ bản của tranh chấp dân sự, quy trình giải quyết tranh chấp dân sự, các loại quan hệ pháp luật tranh chấp, thời hiệu khởi kiện tranh chấp và các luật liên quan đến tranh chấp dân sự.

Tranh chấp dân sự là gì?

Pháp luật không có định nghĩa cụ thể về “tranh chấp dân sự”, tuy nhiên, hiểu một cách đơn thì tranh chấp dân sự là những mâu thuẫn, tranh chấp, xung đột lợi ích pháp lý xảy ra giữa hai hay nhiều bên liên quan đến các quyền và nghĩa vụ dân sự, bao gồm các tranh chấp liên quan đến hợp đồng, tài sản, đất đai, di sản, quan hệ gia đình, hôn nhân, con cái, bồi thường thiệt hại, và nhiều vấn đề pháp lý khác.

Ví dụ về tranh chấp dân sự: 

  • Khi một bên không tuân thủ các điều khoản của hợp đồng, gây ra tranh chấp giữa hai bên (Tranh chấp về hợp đồng dân sự)
  • Khi hai bên tranh chấp đất đai về quyền sử dụng đất, ví dụ như một bên muốn xây dựng một công trình mới trên một mảnh đất A trong khi bên còn lại không muốn
1 Số điều cần biết về tranh chấp dân sự
1 Số điều cần biết về tranh chấp dân sự

Các loại tranh chấp dân sự thường xảy ra

Tranh chấp trong lĩnh vực dân sự:

Tranh chấp trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình:

  • Tranh chấp về cấp dưỡng
  • Tranh chấp về chia tài sản khi ly hôn
  • Tranh chấp về quyền nuôi con khi ly hôn

Tranh chấp trong lĩnh vực kinh, doanh, thương mại:

  • Tranh chấp kinh doanh, thương mại phát sinh trong hoạt động giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và có mục đích lợi nhuận,…
  • Tranh chấp giữa công ty với thành viên, tranh chấp giữa những thành viên với nhau

Tranh chấp trong lĩnh vực lao động:

  • Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải
  • Bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng
  • Tranh chấp về trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Phương thức giải quyết tranh chấp dân sự

Tùy vào mức độ, phạm vi thẩm quyền, các bên có thể lựa chọn các phương thức giải quyết tranh chấp dân sự sau:

Thương lượng

Đây là phương án đầu tiên được khuyến khích các bên lựa chọn nếu như các bên sẵn sàng ngồi lại để đàm phán. Phương thức giải quyết tranh chấp dân sự thông qua việc các bên đối thoại, đàm phán, tự do thương lượng các điều kiện, đưa ra các đề xuất và lựa chọn giải pháp thỏa đáng.

Ưu điểm: Đàm phán cho phép các bên tự do thương lượng giải pháp phù hợp nhất, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và tránh việc dẫn đến mối quan hệ xấu giữa các bên.

Nhược điểm: Đối với những tranh chấp phức tạp hoặc khi các bên không đồng ý với nhau, đàm phán có thể không hiệu quả. Nếu không có bên nào mong muốn nhượng bộ, thì việc đạt được thỏa thuận sẽ trở nên khó khăn hơn.

Hòa giải

Phương thức giải quyết tranh chấp dân sự bằng hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc một bên trung gian (hòa giải viên) giúp các bên đối thoại, đàm phán để tìm ra giải pháp phù hợp và chấp nhận được cho cả hai bên. Các bên có thể tự do thương lượng các điều kiện, đưa ra các đề xuất và lựa chọn giải pháp thỏa đáng.

Ưu điểm: hòa giải thường giúp giải quyết tranh chấp nhanh chóng hơn so với việc đưa ra tòa án. Sự có mặt của bên thứ ba cũng giúp các bên dễ thỏa thuận hơn khi nghe ý kiến.

Nhược điểm: Hòa giải viên có thể không độc lập hoàn toàn vì họ được thuê hoặc bổ nhiệm bởi một trong hai bên. Điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình giải quyết tranh chấp và độ tin cậy của quyết định của hòa giải viên. Ngoài ra, quy trình giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thường không được công khai rộng rãi, do đó có thể dẫn đến sự thiếu minh bạch và độ tin cậy của kết quả. Xem thêm: Hòa giải thương mại

Khởi kiện

Thông thường nếu các phương án trên không thành công thì phương án khởi kiện ra tòa án là lựa chọn để giải quyết tranh chấp dân sự.

Ưu điểm: Phương thức này đảm bảo sự minh bạch và công bằng trong quá trình giải quyết tranh chấp. Tòa án sẽ công bằng, đảm bảo quyền và lợi ích của các bên được bảo vệ.

Nhược điểm: Phương thức này tốn kém về thời gian và chi phí so với các phương thức khác. Đặc biệt, quy trình này đôi khi không thực sự hiệu quả trong việc giải quyết tranh chấp, đặc biệt là khi tranh chấp đang ở giai đoạn ban đầu và chưa được nghiêm túc xem xét bởi các bên.

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp dân sự

Loại vụ việc dân sự Thời hiệu
Thời hiệu khởi kiện về tranh chấp hợp đồng dân sự 03 năm 

(kể từ ngày người yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm)

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại (kể từ ngày người yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm)
Thời hiệu khởi kiện về thừa kế đối với yêu cầu chia di sản
  • 10 năm đối với động sản
  • 30 năm đối với bất động sản 
Thời hiệu đối với yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác 10 năm
Thời hiệu đối với yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại 03 năm (kể từ thời điểm mở thừa kế)
Thời hiệu đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài Xác định theo pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự đó
Thời hiệu khởi kiện về hư hỏng, mất mát hàng hóa 01 năm, kể từ ngày trả hàng hoặc lẽ ra phải trả hàng cho người nhận hàng
Thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng vận chuyển theo chuyến 02 năm, kể từ ngày người khởi kiện biết hoặc phải biết quyền lợi của mình bị xâm phạm

Quy trình giải quyết tranh chấp dân sự lên Toà án

Thành phần hồ sơ:

1 Đơn khởi kiện gồm các nội dung:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
  • Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
  • Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
  • Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Theo BLTTDS 2015 thì tài liệu, chứng cứ chứng minh gồm:

  • Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
  • Vật chứng.
  • Lời khai của đương sự.
  • Lời khai của người làm chứng.
  • Kết luận giám định.
  • Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
  • Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
  • Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
  • Văn bản công chứng, chứng thực.
  • Các nguồn khác mà pháp luật có quy định

Giấy tờ tùy thân

Quy trình khởi kiện ra tòa gồm:

Bước 1: Nộp đơn khởi kiện.

Bước 2: Phân công thẩm phán xem xét đơn.

Bước 3: Thụ lý vụ án.

Bước 4: Tiến hành hòa giải.

Bước 5: Chuẩn bị xét xử

Bước 6: Đưa vụ án ra xét xử ở phiên tòa sơ thẩm.

Giải quyết tranh chấp dân sự có yếu nước ngoài

Tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài là gì?

Theo Khoản 2 Điều 464 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài là tranh chấp xảy ra khi:

  • Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài;
  • Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
  • Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó là ở nước ngoài.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài

Căn cứ điều 469, 470 BLTTDS 2015, thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định như sau:

Thẩm quyền chung

“Điều 469. Thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

  1. Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong những trường hợp sau đây:
  2. a) Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
  3. b) Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam;
  4. c) Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam;
  5. d) Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;

đ) Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam;

  1. e) Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam.”

Thẩm quyền riêng

“Điều 470. Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam

Những vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam:

  1. Vụ án dân sự đó có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam;
  2. Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam;
  3. Vụ án dân sự khác mà các bên được lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn Tòa án Việt Nam.

Những việc dân sự có yếu tố nước ngoài sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam:

  1. Các yêu cầu không có tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự quy định tại khoản 1 Điều này;
  2. Yêu cầu xác định một sự kiện pháp lý xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam;
  3. Tuyên bố công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị mất tích, đã chết nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác;
  4. Tuyên bố người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam;

đ) Công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam.”

Quy trình tư vấn giải quyết tranh chấp dân sự tại Siglaw

  • Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng

Khách hàng liên hệ với công ty luật Siglaw để yêu cầu tư vấn giải quyết tranh chấp  sự.

Lập phiếu tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, ghi rõ thông tin cá nhân của khách hàng và thông tin về tranh chấp.

  • Bước 2: Xác định tình trạng và phạm vi của tranh chấp

Chuyển phiếu tiếp nhận yêu cầu đến bộ phận phân tích để xác định tình trạng và phạm vi của tranh chấp.

Bộ phận phân tích thực hiện đối chiếu, so sánh các tài liệu, thông tin liên quan để xác định tình trạng và phạm vi của tranh chấp.

  • Bước 3: Lựa chọn phương án giải quyết tranh chấp

Sau khi xác định tình trạng và phạm vi của tranh chấp, công ty luật Siglaw sẽ đưa ra các phương án giải quyết cho khách hàng.

Khách hàng sẽ lựa chọn phương án giải quyết phù hợp với tình hình và yêu cầu của mình.

  • Bước 4: Thực hiện giải quyết tranh chấp

Công ty luật Siglaw sẽ thực hiện giải quyết tranh chấp theo phương án đã được khách hàng lựa chọn.

Các hoạt động thực hiện giải quyết tranh chấp bao gồm tư vấn, đại diện khách hàng trong các cuộc đàm phán, hòa giải hoặc tố tụng.

  • Bước 5: Kết thúc

Sau khi hoàn thành giải quyết tranh chấp, công ty luật Siglaw sẽ thông báo cho khách hàng về kết quả và các vấn đề liên quan đến việc giải quyết tranh chấp.

Lưu trữ hồ sơ liên quan đến quy trình giải quyết tranh chấp dân sự để phục vụ cho việc tư vấn cho khách hàng trong tương lai.

Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp dân sự tại Siglaw

Ưu đãi: Siglaw là một trong những công ty luật hàng đầu tại Việt Nam, với đội ngũ luật sư và chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn giải quyết tranh dân sự. Chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ tận tình, hiệu quả và đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trong quá trình giải quyết tranh chấp.

Kinh nghiệm: kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực pháp lý, chúng tôi tự hào là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp dân sự, bao gồm đa dạng các phương pháp như: đàm phán, hòa giải, Tòa án. Chúng tôi luôn cập nhật và nắm bắt tình hình pháp lý mới nhất, giúp khách hàng đưa ra quyết định chính xác và nhanh chóng trong việc giải quyết tranh chấp.

Đội ngũ Siglaw: Đội ngũ luật sư của Siglaw bao gồm những chuyên gia có trình độ cao và kinh nghiệm lâu năm trong giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến tranh chấp dân sự. Chúng tôi có khả năng đưa ra những giải pháp phù hợp nhất để giúp khách hàng giải quyết các tranh chấp một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Chi phí: Chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ với chi phí hợp lý và cạnh tranh nhất. Chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp với quý khách về các chi phí cần thiết trước khi bắt đầu công việc, để quý khách có thể kiểm soát tốt hơn ngân sách và kế hoạch tài chính của mình.

Trên đây là những thông tin về chủ đề “Những điều cần biết về tranh chấp dân sự ” từ đội ngũ nhân viên Công ty Luật Siglaw. Nếu quý khách hàng còn vấn đề gì vướng mắc cần giải quyết, hãy liên hệ với Siglaw để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí một cách nhanh nhất. 

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238