Các loại tranh chấp thừa kế

Trong quá trình phân chia di sản thừa kế sẽ thường xảy ra các tranh chấp do các bên liên quan không đồng ý với việc phân chia di sản thừa kế hoặc quyết định của người kế thừa. Các tranh chấp liên quan đến di sản thừa kế có thể phức tạp, gây ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình cũng như quá trình phân chia tài sản sẽ không diễn ra thuận lợi. Vậy có những loại tranh chấp thừa kế nào thường xuyên xảy ra trong thực tế? Trong bài viết này, Công ty Luật Siglaw sẽ giải đáp câu hỏi này cho bạn.

Khái niệm tranh chấp thừa kế là gì?

Những vấn đề về thừa kế được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, có thể hiểu thừa kế là sự chuyển dịch về tài sản (di sản) của người đã chết để lại cho người sống. Thừa kế được chia thành hai loại:

  • Thừa kế theo di chúc: cá nhân chuyển tài sản của mình cho người khác thông qua di chúc, di chúc sẽ thể hiện ý chí cá nhân của người đó.
  • Thừa kế theo pháp luật: khi người đã chết trước khi chết không để lại di chúc thì di sản của người đó để lại sau khi chết sẽ được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Vậy, tranh chấp thừa kế có thể hiểu là tranh chấp về di sản thừa kế, cụ thể hơn đó là sự mâu thuẫn giữa những người thừa kế về việc chia và quản lý di sản của người để lại thừa kế. Hiểu một cách đơn giản hơn thì đó là việc mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên trong quan hệ thừa kế trong việc thừa hưởng và nhận di sản mà người chết để lại.

Các loại tranh chấp thừa kế thường gặp hiện nay

Các loại tranh chấp thừa kế
Các loại tranh chấp thừa kế

Tranh chấp về di sản thừa kế

Tranh chấp về di sản thừa kế có thể được hiểu là sự mâu thuẫn giữa những người thừa kế trong việc xác lập quyền sở hữu đối với di sản mà người chết để lại cho từng người còn sống có quyền thừa kế trong phần di sản chung sau khi đã hoàn tất nghĩa vụ tài sản của người đã chết để lại.

Loại tranh chấp này bao gồm những đặc điểm sau:

  • Chủ thể tham gia: người thừa kế hoặc các chủ thể khác
  • Đối tượng của tranh chấp: di sản thừa kế mà người chết để lại
  • Tính chất của tranh chấp: xung đột và mâu thuẫn về quyền và lợi ích của những người được thừa kế di sản
  • Nguyên nhân của tranh chấp: do việc chia di sản thừa kế không được sự đồng thuận của những người thừa kế.

Tranh chấp về xác nhận quyền thừa kế

Loại tranh chấp này được phát sinh từ yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của một hoặc một số người trong quan hệ thừa kế. Cụ thể hơn, nguyên nhân dẫn đến tranh chấp này là do một người muốn những người thừa kế khác xác nhận rằng mình cũng có quyền thừa kế di sản nhưng không được những người thừa kế khác công nhận quyền.

Tranh chấp về xác nhận quyền thừa kế thường xảy ra 2 trường hợp sau:

  • Tranh chấp giữa những người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc và những người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc
  • Tranh chấp giữa những người được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật

Tranh chấp về bác bỏ quyền thừa kế

Tranh chấp về bác bỏ quyền thừa kế có thể hiểu là tranh chấp phát sinh từ yêu cầu muốn bác bỏ quyền thừa kế của các đương sự trong vụ tranh chấp thừa kế. 

Loại tranh chấp này có những đặc điểm như sau:

  • Chủ thể tham gia: người thừa kế hoặc các chủ thể khác
  • Đối tượng của tranh chấp: quyền thừa kế
  • Tính chất của tranh chấp: xung đột và mâu thuẫn về quyền được hưởng di sản thừa kế của người thừa kế
  • Nguyên nhân của tranh chấp: những người được hưởng di sản thừa kế do người chết để lại những lại nhưng lại bị người khác bác bỏ quyền thừa kế của mình. Cụ thể đó là yêu cầu tòa án xác định là người thừa kế di sản đó không được quyền hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.

Tranh chấp về buộc người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại và thanh toán các khoản chi từ di sản

Theo quy định của pháp luật, những người được hưởng di sản thừa kế sẽ có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Ngoài ra, người thừa kế di sản cũng phải thực hiện một số các nghĩa vụ tài sản và thanh toán, trong đó bao gồm các khoản nợ của người chết để lại.

Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp này là do những nghĩa vụ về tài sản hoặc các khoản chi phí cho việc quản lý di sản chưa được những người thừa kế thanh toán dẫn đến tranh chấp.

Thủ tục giải quyết tranh chấp về thừa kế

Để giải quyết tranh chấp về thừa kế, cần thực hiện trình tự, thủ tục theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ khởi kiện về việc giải quyết tranh chấp về thừa kế tại Tòa án nhân dân quận/huyện nơi có thẩm quyền giải quyết.

Bước 2: Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí sau khi nhận được đơn khởi kiện và xác nhận hồ sơ hợp lệ

Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án

Bước 4: Tòa án sẽ thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.

Trên đây là những thông tin mà Siglaw cung cấp cho bạn về Các loại thanh chấp thừa kế. Để được TƯ VẤN miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ công ty luật Siglaw:

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Email: [email protected]

Chi nhánh tại miền Nam: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: [email protected]

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238