Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai

Đất đai là bất động sản gắn liền với đời sống của mỗi con người, hộ gia đình, tổ chức và các cá nhân trong xã hội không chỉ bởi giá trị kinh tế mà nó mang lại mà còn bởi giá trị tinh thần. Vì vậy giải quyết tranh chấp đất đai là vấn đề khó, dễ động chạm đến nhiều vấn đề xã hội khác nhau.

Nhìn chung, tranh chấp đất đai là một hiện tượng thường xảy ra phổ biến, khi xã hội tồn tại các mối quan hệ trong đời sống sinh hoạt thường trực với nhau thì việc tranh chấp đất đai chính là các mâu thuẫn, bất đồng ý kiến, quan điểm của các bên tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai khi cảm thấy quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm pham.

Phân loại tranh chấp đất đai

  1. Tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất?
  2. Tranh chấp phát sinh trong quá trình người sử dụng đất hợp pháp đang thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình nhưng xảy ra tranh chấp đất với người hoặc hộ gia đình, tổ chức khác.

Giải quyết tranh chấp đất đai là biện pháp quản lý nhà nước đối với đất đai, đây là biện pháp giải quyết bất đồng, mâu thuẫn trong đời sống hàng ngày của người dân, trên cơ sở đó để khôi phục bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đã, đang bị xâm hại của họ, đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật đất đai. 

Những căn cứ pháp luật để giải quyết tranh chấp đất đai

Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai
Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai

Xác định Luật điều chỉnh vụ việc tranh chấp

Để xác định căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai cần xác định các trường hợp tranh chấp đất đai do LUẬT nào điều chỉnh, thông thường sẽ có 2 cách xác định:

  • Trường hợp tranh chấp đất đai do Luật Đất đai điều chỉnh
  • Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của Luật Đất đai. Các bên phải thực hiện hòa giải bắt buộc tại Uỷ Ban Nhân Dân cấp xã/phường/thị trấn, nếu không thực hiện hòa giải mà trực tiếp khởi kiện tại Tòa án thì Tòa sẽ trả lại đơn kiện.
  • Thủ tục giải quyết tranh chấp có giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ khác với trường hợp giải quyết tranh chấp không có giấy tờ.
  • Trường hợp tranh chấp liên quan đến đất đai do Luật Dân sự quy định, không giải quyết theo thủ tục của Luật Đất đai. Các bên có thể trực tiếp khởi kiện tại Tòa án mà không cần phải hòa giải tại Uỷ Ban Nhân Dân.

Các quy định về giải quyết tranh chấp đất đai

Hòa giải tranh chấp đất đai.

  • Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết thông qua hòa giải cơ sở.
  • Tranh chấp đất đai mà các bên không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức hòa giải tại địa phương, thủ tục hòa giải được thực hiện trong thời gian không quá 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu.
  • Việc hòa giải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã.
  • Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau. Gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp khác để cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.

  • Tranh chấp mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013, và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì Tòa án nhân dân giải quyết.
  • Tranh chấp mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013, và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp sau đây:
  • Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.
  • Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
  • Đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì giải quyết tranh chấp thực hiện như sau:
  • Tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết, nếu muốn khiếu nại khi không đồng ý quyết định giải quyết thì khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân.
  • Tranh chấp mà một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết, không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân.

Căn cứ pháp lý giải quyết tranh chấp đất đai.

Khi giải quyết các vấn đề tranh chấp đất đai, các cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào Luật đất đai kèm theo các văn bản pháp luật liên quan quy định về đất tại thời điểm giải quyết tranh chấp đất đai để xử lý. Bên cạnh đó, các chứng cứ chứng minh, tài liệu liên quan cũng phục vụ cho việc giúp Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp xem xét, xử lý vụ việc một cách cẩn thận nhất.

Trường hợp giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ sẽ căn cứ vào:

  • Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất đến thời điểm các bên xảy ra tranh chấp, chứng cứ này sẽ do các bên đưa ra.
  • Thực tế diện tích đất mà các bên đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp, bình quan diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương.
  • Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng phần đất đang có tranh chấp với kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt bởi Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Chính sách ưu đãi của Chính phủ đối với người có công với Cách mạng.
  • Quy định của pháp luật hiện hành về thuê đất, giao đất, công nhận quyền sử dụng đất.

Trường hợp giải quyết tranh chấp đất có giấy tờ:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Tóm gọn lại, các loại giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các loại tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp mà cá nhân, hộ gia đình được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, xác nhận quyền sở hữu đất của chủ thể tranh chấp thì sẽ được coi là chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân đó.

Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật Siglaw về Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai. Nếu như có bất kì thắc mắc nào về Dịch vụ giải quyết tranh chấp đất đai, xin hãy liên hệ với Công ty Luật Siglaw để nhận được những tư vấn chính xác, chuyên nghiệp và hiệu quả nhất.

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Email: [email protected]

Chi nhánh tại miền Nam: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: [email protected]

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238