Giải quyết tranh chấp thừa kế

Thừa kế là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống theo quy định của pháp luật, tài sản để lại gọi là di sản. Đây là một khía cạnh quan trọng trong lĩnh vực pháp lý. Quá trình thừa kế thường liên quan đến việc xác định và phân chia tài sản, quyền lợi và nghĩa vụ của người đã mất cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo quy định pháp luật về phân chia di sản thừa kế. Điều này có thể gây ra nhiều tranh cãi và phức tạp. Vậy pháp luật quy định như thế nào về thừa kế? Hãy cùng Công ty Luật Siglaw tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Thừa kế là gì?

Thừa kế là quá trình chuyển dịch tài sản của người đã chết chuyển giao cho những người còn sống, được gọi là người thừa kế, theo quy định của pháp luật. Điều này thường được điều chỉnh bởi di chúc hoặc các quy định pháp luật về thừa kế trong trường hợp không có di chúc. Thừa kế bao gồm việc chuyển giao tài sản như tiền bạc, bất động sản, xe cộ, và các loại tài sản khác, cũng như các quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Giải quyết tranh chấp thừa kế là quá trình xử lý các mâu thuẫn, bất đồng hoặc tranh tụng phát sinh liên quan đến việc chia tài sản của người đã mất giữa những người thuộc hàng thừa kế. Điều này có thể bao gồm các tranh chấp liên quan đến việc xác định di sản, quyền lợi thừa kế, di chúc, quyền sở hữu, hoặc bất kỳ vấn đề pháp lý nào khác liên quan đến di sản của người đã qua đời. Quá trình giải quyết tranh chấp thừa kế thường được thực hiện thông qua các phương tiện pháp lý như hòa giải, đàm phán hoặc thông qua hệ thống tư pháp.

Giải quyết tranh chấp thừa kế
Giải quyết tranh chấp thừa kế

Khi nào chia thừa kế theo pháp luật?

Theo quy định của pháp luật về thừa kế, di sản được chia theo pháp luật khi thuộc một trong các trường hợp sau:

(1) Không có di chúc

(2) Có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp

(3) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế

(4) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản

(5) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà người hưởng không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản

(6) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc 

(7) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật

Thời hiệu khởi kiện thừa kế là bao lâu?

Theo quy định của pháp luật hiện nay có quy định thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản thừa kế. Cụ thể như sau:

+ Đối với bất động sản, thời hiệu này kéo dài trong vòng 30 năm, 10 năm đối với động sản. Thời hiệu được tính kể từ thời điểm mở thừa kế theo quy định của pháp luật. Sau khi hết thời hạn này, di sản sẽ thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.

+ Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế

+ Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế

Sau khi hết thời hiệu, người thừa kế có thể yêu cầu chia di sản thừa kế không?

Theo quy định hiện nay, thời hiệu khởi kiện và thời hiệu yêu cầu giải quyết thừa kế do Bộ luật Dân sự 2015 điều chỉnh. Hiện nay, Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu của một bên hoặc cả hai bên, nhưng với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án ra bản án hoặc quyết định giải quyết vụ việc. Tuy nhiên người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ.

Như vậy, mặc dù thời hiệu yêu cầu chia tài sản thừa kế đã hết, nhưng nếu các bên không áp dụng quy định về thời hiệu thì vẫn có thể yêu cầu chia tài sản thừa kế vào bất kỳ thời điểm nào

Quy trình giải quyết tranh chấp thừa kế

Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ khởi kiện bao gồm:

+ Đơn khởi kiện (theo mẫu);

+ Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: Giấy khai sinh, Chứng minh thư nhân dân, giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu, giấy giao nhận nuôi con nuôi để xác định diện và hàng thừa kế;

+ Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;

+ Bản kê khai các di sản;

+ Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản;

+ Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết trong hộ tộc, biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn (nếu có), tờ khai từ chối nhận di sản (nếu có).

Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện

Hình thức nộp:

– Nộp trực tiếp tại Tòa án

– Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính

Bước 3: Thụ lý vụ án

Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét những tài liệu, chứng cứ cần thiết, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự biết để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nộp tiền tạm ứng án phí, đương sự nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án. Tòa án thụ lý việc dân sự hoặc vụ án dân sự kể từ khi nhận được biên lai này.

Bước 4: Chuẩn bị xét xử

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải tiến hành lấy lời khai của đương sự, tiến hành các phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ hoặc định giá, ủy thác thu thập chứng cứ (nếu có)

Bước 5: Đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn mở phiên tòa có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày

Trên đây là một số thông tin cơ bản Giải quyết tranh chấp thừa kế. Nếu có thắc mắc gì về Dịch vụ Giải quyết tranh chấp thừa kế bạn có thể liên hệ trực tiếp với Công ty Luật Siglaw để được hỗ trợ!

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Email: [email protected]

Chi nhánh tại miền Nam: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: [email protected]

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238