Trong bối cảnh phát triển kinh tế ngày nay, bên cạnh những mặt tích cực, thì những ảnh hưởng tiêu cực cũng ngày càng nhiều, đặc biệt là vấn đề đạo nhái sản phẩm. Chính vì lẽ đó, các doanh nghiệp cần chú ý nhiều hơn đến việc bảo hộ nhãn hiệu của mình. Bởi lẽ, nhãn hàng có thể giúp doanh nghiệp định vị được sản phẩm, dịch vụ và tệp khách hàng cũng như tạo sự độc đáo trên thị trường. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2022) thì nhãn hiệu là một tài sản trí tuệ cần được bảo vệ và căn cứ pháp lý để bảo hộ nhãn hàng là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Vậy thủ tục này được tiến hành thế nào, các quy định pháp luật ra sao?
Nhãn hiệu là gì?
Dựa trên các quy định sở hữu trí tuệ tại các công ước/điều ước quốc tế, hiện nay pháp luật Việt Nam quy định nhãn hiệu hay nhãn hàng được xem là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các công ty, doanh nghiệp hoặc tổ chức, cá nhân khác nhau. Về điều kiện, Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2022 quy định, một nhãn hiệu sẽ được bảo hộ nếu đáp ứng được các điều kiện sau đây:
- Phải được thể hiện dưới dạng nhìn thấy được bằng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hoặc sự kết hợp các yếu tố đó;
- Phải có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. Khả năng phân biệt này phải dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả về hình thức và nội dung. Hay nói cách khác nhãn hiệu đó phải có tính đặc trưng giúp cho người tiêu dùng có thể dễ nhận biết và ghi nhớ hàng hóa, dịch của chủ sở hữu đó.
Thời điểm xác lập quyền bảo hộ đối với nhãn hiệu
Về cơ bản, có hai cách để xác định quyền bảo hộ đối với nhãn hiệu, đó là xác lập quyền tự động và xác lập quyền thông qua đăng ký.
Thứ nhất, đối với xác lập quyền tự động, chỉ có nhãn hiệu nổi tiếng mới được áp dụng cơ chế này. Pháp luật quy định, nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hàng mà được bộ phận công chúng biết đến rộng rãi, phổ biến trên lãnh thổ Việt Nam. Khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 chỉ rõ rằng đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu công nghiệp sẽ được xác lập dựa trên cở sở sử dụng, không phụ thuộc vào đăng ký. Như vậy, nếu như chứng minh được nhãn hàng của mình là nổi tiếng, thì dù không đăng ký với cơ quan nhà nước, chủ nhãn hiệu vẫn có quyền sở hữu trí tuệ yêu cầu được bảo vệ nhãn hàng của mình trong trường hợp một bên khác vi phạm về việc sử dụng nhãn hiệu. Một nhãn hàng chỉ cần đáp ứng được một số hoặc tất cả các tiêu chí tại Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ thì được xem là nổi tiếng, cụ thể các tiêu chí đó như sau:
- Số lượng người tiêu dùng biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng, quảng cáo hàng hóa, dịch vụ;
- Phạm vi lãnh thổ hàng hóa, dịch vụ được phép lưu hành;
- Doanh số bán hàng/cung cấp dịch vụ;
- Thời gian sử dụng liên tục;
- Uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ đó;
- Số lượng quốc gia bảo hộ;
- Giá chuyển nhượng, chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư hàng hóa, dịch vụ;
Thứ hai, đối với cơ chế xác lập quyền thông qua việc đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, đây là trường hợp dành cho những nhãn hiệu thông thường. Hiện nay, về nguyên tắc, các nhãn hàng được nộp đơn đăng ký càng sớm thì sẽ càng được ưu tiên hơn trong việc bảo hộ. Lấy ví dụ, giả sử có 02 người nộp cùng một nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn, thì người nào đăng ký trước sẽ được pháp luật ưu tiên cấp văn bằng bảo hộ nếu đáp ứng được các điều kiện về nhãn hàng theo luật định. Do đó, đối với các doanh nghiệp, cá nhân có nhãn hiệu thì nên đăng ký sớm để được hưởng nguyên tắc ưu tiên và bảo vệ tốt nhất sản phẩm, hàng hóa dịch vụ của mình.
Quy trình hồ sơ & thủ tục thực hiện đăng ký nhãn hiệu
Việc đăng ký nhãn hiệu sẽ thông qua 3 bước, bao gồm:
- Tra cứu khả năng bảo hộ.
- Nộp hồ sơ xin đăng ký.
- Giải quyết hồ sơ đăng ký.
Tra cứu khả năng bảo hộ nhãn hiệu
Tra cứu nhãn hiệu là một bước quan trọng trong việc đăng ký nhãn hiệu. Bởi lẽ, việc tra cứu có thể giúp xem xét, đánh giá nhãn hàng dự định đăng ký có trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hàng đã được đăng ký/bảo hộ trước đó hay không. Dựa trên những phân tích từ kết quả tra cứu, cá nhân/tổ chức có thể đánh giá được khả năng bảo hộ của nhãn hiệu, từ đó có thể điều chỉnh phù hợp để đạt được khả năng bảo hộ cao nhất.
Về cơ bản, thủ tục tra cứu có thể tiến hành kiểm tra trực tiếp online thông qua trang web https://ipplatform.gov.vn/ của Cục Sở hữu trí tuệ. Đây là Website lưu trữ những dữ liệu trực tuyến, được công bố công khai từ Cục Sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, hiện nay việc cập nhật của Cục sở hữu trí tuệ thường sẽ chậm hơn thực tế 6-8 tháng, do đó dữ liệu tra cứu có thể chưa cập nhật kịp thời và kết quả tra cứu có thể không đầy đủ.
Nộp hồ sơ xin đăng ký nhãn hiệu
Về cơ bản, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sẽ bao gồm:
- Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (mẫu số: 04-NH);
- Mẫu nhãn hàng in giấy cứng, in màu nếu có màu (6 mẫu kèm theo, ngoài 1 mẫu được gắn trên Tờ khai);
- Các văn bản, tài liệu chứng minh quyền đăng ký như Giấy đăng ký kinh doanh, Quyết định, Giấy phép thành lập;
- Ngoài ra, với đơn đăng ký nhãn hàng tập thể, còn phải có Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/ Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
Về việc soạn hồ sơ, nếu sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, Công ty Luật Siglaw sẽ hỗ trợ quý khách hàng soạn bộ hồ sơ hoàn chỉnh.
Thủ tục giải quyết hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Bước 1: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ.
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu: Thời hạn: 01 tháng từ ngày nộp đơn.
Bước 3: Công bố
– Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
– Thời hạn: trong thời hạn 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ.
Bước 4: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu
– Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
– Thời hạn: Khoảng 18 – 20 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Bước 5: Thông báo dự định cấp/ từ chối cấp văn bằng.
Bước 6: Nộp lệ phí cấp văn bẳng nếu nhận được thông báo chấp thuận cấp văn bằng.
Thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Về thời hạn, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực 10 năm kể từ ngày cấp. Nếu hết hạn, cá nhân/tổ chức có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần được phép gia hạn thêm mười năm.
Kể từ thời điểm được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hàng, chủ thể sở hữu có quyền độc quyền sử dụng, khai thác, định đoạt nhãn hiệu đó. Nếu phát hiện có bất cứ bên nào sử dụng nhãn hàng này, chủ sở hữu có quyền yêu cầu chấm dứt hành vi đó hoặc yêu cầu cơ quan chức năng xử lý vi phạm để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Các trường hợp chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Mặc dù đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, nhưng pháp luật vẫn quy định một số trường hợp buộc phải chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận, cụ thể tại Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2022 quy định:
- Một là, chủ văn bằng bảo hộ không nộp lệ phí gia hạn hiệu lực;
- Hai là, chủ văn bằng bảo hộ tự mình tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp;
- Ba là, chủ văn bằng bảo hộ là cá nhân chết hoặc tổ chức không còn tồn tại hoặc không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa hợp pháp;
- Bốn là, nhãn hiệu đó không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng liên tục trong vòng 05 năm. Đối với trường hợp này, nếu trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà chủ sở hữu không giải trình được lý do chính đáng không có lý do chính đáng thì sẽ bị chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận. Tuy nhiên, nếu trong vòng ba tháng tính từ ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà chủ sở hữu sử dụng lại, thì sẽ không bị chấm dứt hiệu lwujc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nữa.
- Năm là, chủ sở hữu nhãn hàng của nhãn hàng tập thể không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện các quy chế sử dụng nhãn hàng tập thể, dẫn tới những hậu quả không đáng quá. Lúc này, cơ quan có thẩm quyền cũng sẽ có thực hiện các công việc liên quan để chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
- Sáu là, chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận tự mình vi các phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu hoặc không biết kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
Như vậy, trong quá trình sử dụng nhãn hiệu, tổ chức/cá nhân cần chú ý có kế hoạch khai thác nhãn hàng phù hợp để tránh bị hủy bỏ văn bằng bảo hộ.
Một số hành vi vi phạm sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký
Có thể nói, hiện nay thực trạng vi phạm về sử dụng nhãn hiệu diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp, khiến cho người tiêu dùng khó lòng phân biệt được đâu là thật đâu là giả. Trong Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (Sửa đổi bổ sung 2022) và Nghị định 99/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệ (sửa đổi bổ sung một số điều bởi Nghị định 126/2021/NĐ-CP) đã quy định một số hành vi được xem là vi phạm về nhãn hiệu như sau:
- Một là, có hành vi sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ.
- Hai là, có hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự/liên quan với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hàng đó mà việc đó có khả năng khiến cho người khác nhầm lẫn về nguồn gốc sản phẩm, dịch vụ.
- Ba là, có hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa tiếng Việt, phiên âm từ nhãn hàng nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ của nhãn hàng nổi tiếng. Nếu việc sử dụng nhãn hàng đó có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng thì bị coi là vi phạm việc sử dụng nhãn hàng.
- Bốn là, có hành vi buôn bán, chào hàng, vận chuyển, kể cả quá cảnh, tàng trữ, trưng bày để bán hàng hoá, dịch vụ đang có hành vi vi phạm việc sử dụng nhãn hiệu.
Về chế tài đối những hành vi này, hiện nay pháp luật cũng quy định tương đối chặt chẽ và mức phạt tương đối cao đối với các hành vi vi phạm việc sử dụng nhãn hiệu, cụ thể, mức phạt tối đa đối với cá nhân có thể lên đến 250.000.000 VNĐ và đối với tổ chức là 500.000.000 VNĐ.
Tư vấn xử lý khi phát hiện hành vi vi phạm đối với sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký
Khi cá nhân, tổ chức phát hiện các bên khác xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của mình thì cần liên hệ với Công ty Luật Siglaw để được tư vấn cụ thể. Đối với vấn đề này, sau khi nhận ủy quyền của cá nhân, doanh nghiệp, chúng tôi sẽ tiến hành thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Giám định nhãn hiệu: Thủ tục Giám định nhãn hàng tại Viện khoa học sở hữu trí tuệ. Thời gian giám định nhãn hiệu thông thường là 22 ngày làm việc, hoặc giám định nhanh nhất là 03 ngày làm việc.
Bước 2: Tư vấn cảnh báo vi phạm đối với bên vi phạm: Sau khi có kết quả Giám định nhãn hàng, chúng tôi sẽ tiến hành thực hiện cảnh báo thông qua tư cách đại diện sở hữu trí tuệ yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm nhãn hiệu.
Bước 3: Nếu bên vi phạm tiếp tục sử dụng nhãn hiệu trái pháp luật: Công ty luật Siglaw sẽ đại diện phía khách hàng thực hiện các thủ tục với cơ quan nhà nước để yêu cầu xử lý hành vi vi phạm.
Với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn về sở hữu trí tuệ nói chung, chúng tôi cam kết mang lại cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ tư vấn, hỗ trợ pháp lý tốt nhất, giúp khách hàng giải quyết những khó khăn, vướng mắc đang gặp phải.
Trên đây là những vấn đề về “Tư vấn đăng ký nhãn hiệu” mà Siglaw muốn gửi tới quý khách hàng. Nếu còn vấn đề gì vướng mắc cần giải quyết, hãy liên hệ với Công ty Luật Siglaw để được hỗ trợ tư vấn miễn phí, nhanh chóng, hiệu quả.
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.
Email: vphn@siglaw.com.vn
Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Email: vphcm@siglaw.com.vn
Hotline: 0961 366 238
Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw