Cùng với sự phát triển của internet và mạng xã hội, việc xây dựng thương hiệu cá nhân không đơn thuần là một xu hướng mà còn là yếu tố quyết định đến sự thành công của mỗi cá nhân. Để nổi bật và tạo dấu ấn riêng cho mình, bạn cần hiểu rõ và áp dụng một cách hiệu quả các chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân. Sau đây, mời bạn hãy cùng Siglaw tìm hiểu Thương hiệu cá nhân nhân thông qua bài viết dưới đây.
Thương hiệu cá nhân là gì?
Thương hiệu cá nhân (personal brand) là tất cả những dấu hiệu và ấn tượng mà người khác nhận thấy khi họ nhìn vào bạn. Đây là một khái niệm khá rộng, bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, từ phong cách cá nhân, ngoại hình, tính cách, trang phục, cho đến lời nói và hành động của bạn. Thương hiệu cá nhân không chỉ là những gì bạn thể hiện ra bên ngoài mà còn bao gồm cả những giá trị từ bên trong mà bạn mang đến, thể hiện ra trong cuộc sống và xã hội.
Ngoài ra, thương hiệu cá nhân còn được xây dựng từ những thành tựu và đóng góp của bạn. Những thành công trong công việc, những đóng góp ý nghĩa cho cộng đồng, hay những kỹ năng đặc biệt mà bạn có đều là những yếu tố giúp bạn tạo dựng một hình ảnh riêng biệt. Khi ai đó nhắc đến bạn, họ sẽ nhớ đến những thành tựu và giá trị này, tạo nên một thương hiệu cá nhân độc đáo và đáng nhớ.
Tựu trung lại thương hiệu cá nhân không chỉ là những đặc điểm, dấu hiệu bên ngoài mà còn là tất cả những gì bạn đem tới từ giá trị cốt lõi, những thành tựu cho tới cách bạn tương tác, thể hiện với môi trường xung quanh.
Vì sao cần xây dựng thương hiệu cá nhân
Thương hiệu cá nhân không chỉ quan trọng đối với những người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, mà còn quan trọng đối với tất cả mọi người. Một thương hiệu cá nhân hấp dẫn, ấn tượng có thể giúp bạn đạt được những mục tiêu của mình:
Đầu tiên là thăng tiến và thành công trong công việc. Xây dựng thương hiệu cá nhân sẽ giúp bạn tạo ra những màu sắc cá nhân trong môi trường làm việc. Khi bạn có một thương hiệu mạnh mẽ, đồng nghiệp và cấp trên sẽ chú ý tới những đóng góp của bạn. Điều này không chỉ giúp bạn được đánh giá cao hơn mà còn tăng cơ hội thăng tiến. Thương hiệu cá nhân cũng giúp bạn nổi bật hơn và có thể trở thành ứng viên tiềm năng cho các vị trí cao hơn hoặc đem tới những cơ hội khác.
Hai là khẳng được những giá trị của bản thân: Xây dựng thương hiệu cá nhân còn là cách để bạn bộc lộ ra và khẳng định những giá trị tiềm tàng của mình. Nó giúp bạn tự tin hơn khi đối mặt với thử thách và dễ dàng thu hút sự chú ý của những người có cùng tầm nhìn và giá trị.
Ba là tạo ra động lực và lan tỏa những điều tích cực tới cộng đồng: Khi xây dựng được thương hiệu cá nhân mạnh mẽ bạn không những phát triển bản thân mình mà còn có sức ảnh hưởng tích cực đến những người xung quanh. Bằng cách chia sẻ những kinh nghiệm, kỹ năng của mình, bạn có thể lan tỏa nguồn cảm hứng và động lực cho người khác.
Thương hiệu cá nhân có được pháp luật bảo hộ không?
Hiện nay, Luật Sở hữu trí tuệ có quy định về quyền đăng ký nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân. Do đó, một trong những cách để thương hiệu cá nhân được pháp luật bảo hộ là tổ chức/ cá nhân làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Khi hoàn tất đăng ký nhãn hiệu, người đăng ký có thể quyền chủ sở hữu đối với thương hiệu cá nhân được công nhận và được pháp luật bảo hộ từ đó ngăn chặn những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích từ các chủ thể khác.
Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được thực hiện như sau:
– Bước 1: Tiếp nhận đơn
Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
– Bước 2: Thẩm định hình thức đơn. Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn.
+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.
– Bước 3: Công bố đơn. Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
– Bước 4: Thẩm định nội dung đơn. Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
– Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:
+ Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
+ Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
Như vậy, dù bạn là ai, làm việc trong lĩnh vực gì cũng cần xây dựng thương hiệu cá nhân của bản thân mình bởi đó là yếu tố sẽ giúp bạn phát triển bản thân, công việc được thuận lợi và mở ra nhiều cơ hội tốt.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết Công ty Luật Siglaw giải đáp về Thương hiệu cá nhân. Hy vọng rằng, qua bài viết này, các bạn đã nắm được những thông tin cơ bản và hữu ích về thương hiệu cá nhân. Nếu bạn gặp các vấn đề liên quan đến Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, vui lòng liên hệ cho Công ty Luật Siglaw để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện.
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.
Email: vphn@siglaw.com.vn
Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Email: vphcm@siglaw.com.vn
Hotline: 0961 366 238
Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw