Trình tự thủ tục đầu tư sang Singapore mới nhất 2023

Singapore là một đất nước có sự phát triển vượt bậc trong khoảng thời gian không dài, điều mà khiến rất nhiều quốc gia muốn được học tập và tham gia đầu tư. Vì vậy, đời sống nhân dân phát triển, GDP đầu người thuộc nhóm cao trên thế giới giúp cho sức tiêu thụ của người dân nước này rất mạnh, là môi trường lý tưởng cho nhà đầu tư nước ngoài. Vậy để đầu tư sang Singapore, nhà đầu tư cần biết những gì về thủ tục đầu tư sang Singapore, hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời.   

Tại sao nên đầu tư sang Singapore?

  • Singapore là trung tâm tài chính hàng đầu khu vực Châu Á. Nhờ chính sách mở cửa thương mại, thu hút dòng vốn đầu tư FDI cũng như chào đón doanh nghiệp nước ngoài thành lập công ty, chi nhánh,…, sự hiện diện của nhiều tập đoàn đa quốc gia quan trọng và trung tâm ngoại hối (FX) lớn nhất ở Châu Á-Thái Bình Dương đã củng cố vị thế trung tâm tài chính lớn thứ 04 trên thế giới, giàu thứ 03 toàn cầu của quốc gia này.
  • Singapore cung cấp môi trường lý tưởng để doanh nghiệp đầu tư vào. Thành lập công ty tại Singapore sẽ giúp bạn tiếp cận với cơ sở hạ tầng hiện đại, phát triển bậc nhất của đất nước này, điều này có lợi cho cả nhà đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài. Singapore được bình chọn là quốc gia hàng đầu châu Á vì những nỗ lực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và đứng thứ tư trên toàn thế giới về Chỉ số Nhận thức Tham nhũng nên sẽ đem lại sự an tâm về môi trường đầu tư lành mạnh cho nhà đầu tư. Thêm một điểm cộng đó là khung pháp lý chặt chẽ giúp việc thành lập công ty hoặc doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn tại Singapore.
  • Singapore là cửa ngõ kinh doanh của thế giới. Vị trí chiến lược bao quanh là đường bờ biển ở trung tâm Đông Nam Á giúp cảng của Singapore trở thành khu vực luôn nhộn nhịp. Việc gần các quốc gia trọng điểm của khu vực như Brunei, Malaysia, Indonesia,.. mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp có trụ sở tại đây. Không chỉ vậy, chính sách thúc đẩy TM tự do của Singapore giúp quốc gia này có 25 Hiệp định ™ tự do rộng lớn, nhiều hiệp định có thị trường toàn cầu, tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận với các nền kinh tế quan trọng cho nhà đầu tư và doanh nghiệp có trụ sở ở Sing.
  • Singapore là trung tâm chính giúp quản lý tài sản ở nước ngoài. Nhiều quốc gia và doanh nghiệp chọn Singapore để thực hiện hoạt động quản lý tài chính của mình. Trên thực tế, 58% người được khảo sát năm 2018 do Asian Private Banker thực hiện đánh giá Singapore là thị trường ưa thích của họ. Ngoài ra, khoảng 76% tài sản được quản lý (AUM) ở Singapore vào năm 2019 có nguồn gốc từ nước ngoài.
  • Hệ thống thuế của Singapore là một điểm sáng. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân tại Singapore có tính chất lũy tiến và nằm trong khoảng từ 0% đến 22%. Ưu điểm về thuế đó là Singapore hiện tại không áp thuế lãi vốn, thuế thừa kế và thuế bất động sản. Vì thế, nhà đầu tư không phải trả thuế đóng dấu khi họ mua cổ phiếu không có quyền chọn được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Singapore. Tuy các doanh nghiệp có trụ sở tại Singapore phải chịu mức thuế thu nhập doanh nghiệp cố định là 17% nhưng trong đó có nhiều ưu đãi về thuế và trợ cấp dành cho các doanh nghiệp có trụ sở tại Singapore.
  • Chất lượng cuộc sống tại Singapore tuyệt vời. Môi trường chính trị ổn định và tiến bộ, hứa hẹn một cuộc sống an toàn và hòa bình, cũng như một lực lượng lao động hùng hậu có thể cung cấp việc làm cho các cá nhân trong nhiều ngành và lĩnh vực. Đặc biệt là, với đặc tính của một quốc gia đa sắc tộc, đa văn hóa không chỉ đem đến sự đang dạng mà còn hạn chế khả năng phân biệt chủng tộc ở Singapore. Hệ thống giáo dục đẳng cấp thế giới, thu hút các gia đình chuyển đến hoặc cho con đi học tại Singapore, từ đó giúp các nhà đầu tư học hỏi kinh nghiệm và thu được lợi nhuận cao. Và không thể không kể đến môi trường trong lành, thân thiện với thiên nhiên tại đây.
Trình tự thủ tục đầu tư sang Singapore mới nhất 2023
Trình tự thủ tục đầu tư sang Singapore mới nhất 2023

Ưu đãi chính sách dành cho nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư sang Singapore?

Singapore có rất nhiều ưu đãi chính sách dành cho nhà đầu tư nước ngoài, cụ thể là các chính sách về thuế. 

  • Ưu đãi thuế theo ngành: Những ngành được hưởng ưu đãi thuế tại Singapore là các dịch vụ tài chính; Ngân hàng; Quản lý quỹ; Du lịch; Vận chuyển và hàng hải; Các ngành thương mại toàn cầu; Bảo hiểm; Dịch vụ gia công; Nghiên cứu và phát triển; Hoạt động của trụ sở chính; Công ty hợp pháp; Thương mại điện tử; và Tổ chức sự kiện.
  • Chương trình miễn thuế khởi nghiệp: Từ năm 2020, các công ty đủ điều kiện có thể được miễn thuế 75% cho 100.000 đô la Singapore (74.288 USD) thu nhập chịu thuế đầu tiên trong ba năm đầu tiên liên tiếp. 100.000 đô la Singapore (74.288 USD) thu nhập chịu thuế tiếp theo có thể được miễn thuế 50%. Tuy vậy, chương trình chỉ cho các đánh giá ba năm đầu tiên. Sau thời gian này, các công ty có thể đăng ký chương trình miễn thuế một phần (PTE).

Điều kiện cho các doanh nghiệp gồm: Là cư dân thuế tại Singapore; hoặc sở hữu không quá 20 cổ đông (trong trường hợp tất cả các cổ đông là cá nhân hoặc ít nhất một cổ đông kiểm soát 10% số cổ phần phát hành); không phải là công ty cổ phần đầu tư hoặc tham gia vào ngành phát triển bất động sản, để đầu tư hoặc để bán.

  • Miễn thuế một phần: Các công ty không đủ điều kiện tham gia SUTE có thể đủ điều kiện tham gia chương trình Miễn thuế một phần (PTE). Từ năm 2020, các doanh nghiệp có thể được miễn 75% cho 10.000 đô la Singapore (7.430 USD) thu nhập chịu thuế đầu tiên. Sau đó, mức miễn trừ 50% tiếp theo có thể được áp dụng cho 190.000 đô la Singapore (141.187 USD) tiếp theo. 
  • Và nhiều khoản ưu đãi cho vay khác như Chương trình cho vay vốn lưu động SME; Cho vay tài sản cố định SME;.v.v.

Hồ sơ, thủ tục, quy trình đầu tư tại Singapore từ A-Z dành cho Việt Nam (thành lập công ty)

Nếu muốn đầu tư vào Singapore, nhà đầu tư nước ngoài cần thực hiện hai hoạt động chính ở trong nước và tại  Singapore để hoàn tất thủ tục đầu tư vào Singapore.

Giai đoạn 1: Quy trình thủ tục xin đầu tư sang Singapore tại Việt Nam ban đầu.

Bước 1: Nhà đầu tư Việt Nam phải đáp ứng những điều kiện xin cấp mới dự án:

  • Không nằm trong danh mục những ngành bị cấm đầu tư cũng như đáp ứng những điều kiện riêng của từng ngành nghề đầu tư có điều kiện như Quảng cáo, bảo hiểm, thừa phát lại,.v.v.
  • Tự thực hiện ngoại tệ hoặc tự thu xếp ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép theo một cam kết
  • Có quyết định đầu tư vào Singapore dành cho nhà đầu tư Việt Nam (theo quy định của Luật Doanh nghiệp, của cơ quan quyết định đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp Nhà nước).
  • Có văn bản của cơ quan thuế chứng minh nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư. Thời điểm cơ quan thuế chấp thuận chậm nhất là 3 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư.

Bước 2: Xin chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu thuộc trường hợp phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư)

Một số trường hợp cần xin chấp thuận chủ trương đầu tư có thể kể đến đó là các dự án đầu tư với con số vốn khổng lồ, từ 20 nghìn tỷ đồng trở lên/dự án có cơ chế đặc biệt mà Quốc hội cần can thiệp để phê duyệt, hay những dự án nhỏ hơn với mức vốn 800 tỷ đồng trở lên/dự án có ngành nghề, điều kiện vốn 400 tỷ đồng trở lên. 

Hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư như sau: 

STT Loại tài liệu Ghi chú
1 Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài 01 bản chính
2 CMND/CCCD hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức; 01 bản sao chứng thực
3 Đề xuất dự án đầu tư gồm: mục tiêu, quy mô, hình thức, địa điểm đầu tư; xác định sơ bộ vốn đầu tư, phương án huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn; tiến độ thực hiện dự án, các giai đoạn đầu tư (nếu có); phân tích sơ bộ hiệu quả đầu tư của dự án; 01 bản chính
4 Một trong các tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư; 01 bản sao chứng thực
5 Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư; 01 bản chính
6 Quyết định đầu tư ra nước ngoài  01 bản chính
7 [Đối với các dự án trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ] Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm. 01 bản chính

Lưu ý, đối với dự án đầu tư ra nước ngoài do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, thì Quyết định đầu tư ra nước ngoài (Điểm e Khoản 1 Điều 55 của Luật Đầu tư) là hai văn bản dưới đây:

  • Văn bản chấp thuận của cơ quan đại diện chủ sở hữu cho phép nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài, bao gồm các nội dung chủ yếu: Nhà đầu tư, mục tiêu, quy mô, hình thức, địa điểm đầu tư, tổng vốn đầu tư, phương án huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn, tiến độ thực hiện dự án, các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư cần đạt được;
  • Báo cáo thẩm định nội bộ về đề xuất dự án đầu tư ra nước ngoài, làm cơ sở cho việc chấp thuận của cơ quan đại diện chủ sở hữu quy định tại Điểm a Khoản này.

Bước 3: Nộp hồ sơ xin được cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài (GCNĐKĐT)

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài (GCNĐTRNN)

STT Loại tài liệu Ghi chú
1 Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài 01 bản chính
2 Quyết định đầu tư ra nước ngoài  01 bản chính
3 CMND/CCCD hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức; 01 bản sao chứng thực
4 Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư 01 bản chính
5 [Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học và công nghệ]

Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm 

01 bản chính

Đối với dự án cần xin chấp thuận chủ trương đầu tư: trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư ra nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp GCNĐKĐT ra nước ngoài cho các nhà đầu tư mà các nhà đầu tư không cần nộp hồ sơ xin cấp GCNĐKĐT

Đối với dự án không xin chấp thuận chủ trương đầu tư: thời gian làm việc là 15 ngày từ ngày nhận hồ sơ.

Giai đoạn 2: Quy trình thủ tục đăng ký công ty tại Singapore

  • Chọn hình thức kinh doanh đáp ứng nhu cầu kinh doanh của bạn. Một số loại hình công ty phổ biến khi đầu tư vào Singapore đó là công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, các loại hình cho công ty nước ngoài (công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện).
  • Đăng ký công ty của bạn với ACRA. Theo đó, bất kỳ ai trên 18 tuổi đều có thể đăng ký công ty tại Singapore, ví dụ như người dân Singapore, người có Thẻ Doanh nhân (EntrePass), Thẻ Lao động (EP) và Thẻ Người phụ thuộc (DP) và người nước ngoài có thể thành lập công ty tại Singapore.
  • Mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp. Để đăng ký chính thức doanh nghiệp của bạn, chỉ cần gửi biểu mẫu đăng ký công ty và các tài liệu liên quan đến Cơ quan quản lý doanh nghiệp và kế toán của Singapore. Cơ quan quản lý doanh nghiệp và kế toán của Singapore để đăng ký Đường dẫn này sẽ mở trong một cửa sổ mới (ACRA). Sau khi công ty của bạn được thành lập, bạn đã sẵn sàng mở tài khoản ngân hàng và bắt đầu mọi việc.

Giai đoạn 3: Các thủ tục tiếp theo trong nước tại Việt Nam

  • Nộp đơn xin cấp Giấy phép kinh doanh nếu có yêu cầu trong pháp luật Singapore. 
  • Chuyển vốn đầu tư sang Singapore để thực hiện hoạt động đầu tư.
  • Đăng ký giao dịch ngoại hối tại Ngân hàng nhà nước.
  • Mở tài khoản ngân hàng đứng tên công ty lưu trữ vốn đầu tư ra nước ngoài tại tổ chức tín dụng Việt Nam. Đây là tài khoản ngoại tệ mà nhà đầu tư cần lập tại một tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam cũng như thực hiện đăng ký chuyển ngoại tệ ra nước ngoài.
  • Nộp đơn xin cấp Visa, tình trạng cư trú cho cán bộ công ty không có quốc tịch Singapore (ví dụ như Giám đốc, nhân viên,..).
  • Thông báo đầu tư ra nước ngoài tại Cục Đầu tư nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước, Đại Sứ quán/Tổng lãnh sự Việt Nam tại Singapore. Xem thêm: Thủ tục cần thực hiện sau khi được phép đầu tư sang Singapore.

Lưu ý khi đầu tư sang Singapore

Ngành nghề được đầu tư sang Singapore

Pháp luật Việt Nam có quy định ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài và ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện. Không chỉ vậy, khi đầu tư vào Singapore, những ngành nghề dù có điều kiện hay không đều phải tuân thủ quy định pháp luật Singapore nếu thuộc ngành, nghề đầu tư có điều kiện theo pháp luật Singapore quy định. Vậy, những ngành, nghề sau đây bị cấm đầu tư:

  • Ma túy; pháo nổ; dịch vụ đòi nợ; các loại hóa chất, khoáng vật; mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên; mại dâm; mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người; hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người; và các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo các điều ước quốc tế có liên quan.
  • Ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.
  • Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Singapore.

Ngoài ra, nhà đầu tư phải đáp ứng điều kiện những ngành, nghề đầu tư có điều kiện bao gồm 05 ngành, nghề: Chứng khoán; Bảo hiểm; Ngân hàng; Báo chí, phát thanh, truyền hình và Kinh doanh bất động sản.

Theo pháp luật của Singapore, có một số ngành nghề mà Singapore sẽ có sự kiểm soát hạn chế lên nhà đầu tư nước ngoài như: Bất động sản, Phát thanh truyền hình, Truyền thông trong nước; Dịch vụ tài chính và ngân hàng; Những dịch vụ chuyên nghiệp. Thêm vào đó, Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore nhìn chung là cơ quan giám sát các vấn đề liên quan đến thương mại và đầu tư với mục đích đảm bảo nền kinh tế Singapore tiếp tục cạnh tranh, và hấp dẫn các nhà đầu tư. Singapore có chế độ đầu tư tương đối cởi mở và không có luật cụ thể về đầu tư trực tiếp nước ngoài. 

Chủ thể được quyền đầu tư sang Singapore

Theo luật Việt Nam, 06 nhóm dưới đây được thực hiện đầu tư từ Việt Nam sang Singapore: Hộ kinh doanh (Ví dụ: Bánh trung thu Bảo Phương ở Thụy Khuê, Hà Nội); Các tổ chức khác thực hiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam (Ví dụ: công ty TNHH Kinh Đô); Tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng (Ví dụ: Ngân hàng Vietcombank, chi nhánh ngân hàng Shinhan bank); Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã (Ví dụ: Hợp tác xã Sinh dược sản xuất xà phòng); Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư (Ví dụ: công ty Công ty TNHH Kinh doanh Thương mại và Dịch vụ VinFast); Cá nhân mang quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp.  

Những chủ thể cũng cần đáp ứng một số điều kiện đầu tư vào Singapore như sau:

  • Đầu tư vào Singapore phải phù hợp với mục đích của nhà nước khi khuyến khích đầu tư.
  • Nhà đầu tư có nghĩa vụ tuân thủ không chỉ pháp luật trong nước, pháp luật Singapore mà còn cả pháp luật quốc tế có liên quan.
  • Ngành nghề kinh doanh không nằm trong những ngành, nghề bị cấm đầu tư vào Singapore và đáp ứng điều kiện đầu tư sang Singapore đối với ngành, nghề đầu tư mà pháp luật Singapore đặt ra điều kiện.
  • Nhà đầu tư phải có cam kết tài chính, tự thu xếp ngoại tệ hoặc đưa ra cam kết thu xếp ngoại tệ 
  • Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư.

Theo pháp luật Singapore, thực tế thì Singapore không có quy định rõ ràng điều chỉnh vấn đề đầu tư nước ngoài. Nhưng có thể lưu ý khi muốn thành lập công ty để đầu tư tại Singapore, nhà đầu tư cần trên 18 tuổi và có tài chính tốt, hoặc đơn giản là không bị phá sản.

Vốn đầu tư sang Singapore

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các nguồn vốn hợp pháp được đầu tư sang Singapore bao gồm tiền và tài sản hợp pháp khác của nhà đầu tư, cụ thể hơn đó là:  Lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ra nước ngoài được giữ lại để tiếp tục thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài; Quyền sở hữu trí tuệ (quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả,..); Vốn chủ sở hữu;vốn vay tại Việt Nam chuyển ra nước ngoài. 

Tiền và tài sản khác gồm: Cổ phần; phần vốn góp; Ngoại tệ; VNĐ; tài sản cố định, hàng hóa thành phẩm, hàng hóa bán thành phẩm; dự án của nhà đầu tư được hoán đổi tại tổ chức kinh tế ở Việt Nam và tổ chức kinh tế ở nước ngoài; tài sản hợp pháp theo quy định pháp luật dân sự.

Chi phí khi đầu tư sang Singapore

  • Chi phí xin chấp thuận chủ trương đầu tư sang Singapore: miễn phí
  • Chi phí xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư sang Singapore: miễn phí
  • Đăng ký tên doanh nghiệp tại Singapore: 15 đô la Mỹ
  • Đăng ký công ty tại Singapore: 300 đô la Mỹ
  • Tiền vốn đầu tư: tùy lượng vốn của nhà đầu tư,  vốn điều lệ tối thiểu có thể là từ 0,75 USD (1 đô la Sing) đến 37,500 USD (50,000 đô la Sing).
  • Chi phí dịch vụ luật sư: tùy dịch vụ và công ty luật thì chi phí cũng sẽ khác nhau, nhưng Công ty Luật Siglaw sẽ đảm bảo chi phí thấp nhất cho quý khách cũng như thời gian làm việc nhanh nhất.
  • Và các chi phí có liên quan khác.

Cách chuyển lợi nhuận từ Singapore về Việt Nam

Việt Nam và Singapore có hiệp định về nội dung tránh đánh thuế 02 lần. Do đó, nếu một đối tượng cư trú Việt Nam kiếm được thu nhập chịu thuế tại Singapore, Việt Nam cho phép đối tượng cư trú đó khấu trừ thuế Việt Nam một khoản bằng với số thuế mà đối tượng cư trú đã nộp tại Singapore. 

Nhà đầu tư có thể chuyển tiền bằng nhiều cách ví dụ như qua ngân hàng, qua người thân, qua ngân hàng chuyển tiền quốc tế, qua paypal, và các cách hợp pháp khác.

Trừ trường hợp tiếp tục góp vốn đầu tư ở nước ngoài trong trường hợp chưa góp đủ vốn theo đăng ký; Tăng vốn đầu tư ra nước ngoài; Thực hiện dự án đầu tư mới ở nước ngoài, thì theo Điều 68 Luật Đầu tư yêu cầu các trường hợp bắt buộc nhà đầu tư chuyển tiền lợi nhuận ở nước ngoài về nước, cụ thể: 

nhà đầu tư phải chuyển lợi nhuận về nước trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương. Nếu không chuyển trong thời hạn quy định, phải có văn bản thông báo cho Bộ kế hoạch và đầu tư nếu không sẽ bị phạt hoặc khắc phục hậu quả (nếu có) theo quy định pháp luật.

Quá thời hạn 6 tháng  nêu trên thì thời hạn chuyển lợi nhuận về nước được kéo dài tối đa 12 tháng. 

Dịch vụ đầu tư nước ngoài sang Singapore của Công ty luật Siglaw gồm những gì?

  • Miễn phí tư vấn về hợp đồng, quy định về pháp luật doanh nghiệp, pháp luật đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam và pháp luật doanh nghiệp, đầu tư của Singapore.
  • Miễn phí tư vấn các vấn đề liên quan đến tuyển dụng, sử dụng lao động nước ngoài, cư trú của của người nước ngoài theo đúng quy định pháp luật Singapore.
  • Ưu đãi tư vấn thường xuyên và giải đáp các vấn đề liên quan đến thuế: Thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp… tại thời điểm tư vấn của dự án đầu tư ra nước ngoài.
  • … Và nhiều giá trị gia tăng khác vượt trên sự kỳ vọng của khách hàng!

Để được tư vấn về hoạt động, hồ sơ, thủ tục, lưu ý khi đầu tư sang Singapore miễn phí một cách toàn diện từ A-Z, Quý khách liên hệ: Công ty Luật Siglaw

Trụ sở chính: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. 

Hotline: 0961 366 238 Email: [email protected] 

Chi nhánh: Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng

5/5 - (4 votes)
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238