Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai hiện nay ngày càng gia tăng về số lượng cũng như tính chất phức tạp, việc xác định thẩm quyền giải quyết của vẫn còn nhiều vướng mắc, một trong những nguyên nhân đó là chưa hiểu rõ các khái niệm, nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm Việc hiểu rõ thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai có ý nghĩa sâu sắc trong việc hạn chế được các vụ việc giải quyết tranh chấp đất đai sai thẩm quyền. Do đó, sau đây, Siglaw xin chia sẻ tới quý độc giả các kiến thức về chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai ở bài viết dưới đây:

Khái niệm và các dạng tranh chấp đất đai thường gặp

Tranh chấp đất đai là sự bất đồng, mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật đất đai. 

Sau đây là một số dạng tranh chấp đất đai phổ biến:

  • Tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất: dạng tranh chấp này thường là tranh chấp giữa người sử dụng đất xem ai là người có quyền được nhà nước giao đất, ranh giới đất, lối đi chung, chủ cũ đòi lại đất của người đang sử dụng đất.
  • Tranh chấp về giao dịch liên quan đến đất: hợp đồng chuyển nhượng, chuyển đổi, góp vốn, tặng cho…Loại tranh chấp này thường do các bên không thực hiện đầy đủ các điều khoản trong hợp đồng, thực hiện giao dịch khi chưa đủ điều kiện cho phép.
  • Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất, bao gồm tranh chấp về nhà ở, kiến trúc khác như nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh…
  • Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất: tranh chấp do người có quyền sử dụng đất chết mà không để lại di chúc hoặc di chúc không phù hợp với quy định của pháp luật mà những người được hưởng thừa kế không thoả thuận được với nhau.
  • Tranh chấp đất đai khi vợ chồng ly hôn: tranh chấp này thường xảy ra giữa hai vợ chồng hoặc một bên với gia đình vợ (chồng);
  • Tranh chấp về mục đích sử dụng đất: tranh chấp này thường xảy ra khi mâu thuẫn về mục đích trồng lúa với việc sử dụng đất vào việc nuôi trồng thuỷ sản, giữa dùng đất trồng cây hàng năm với trồng cây lâu năm.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của toà án nhân dân

Điều 203 Luật Đất đai quy định: tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại điều 100 Luật đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết. Đối với tranh chấp quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận hoặc không có giấy tờ theo quy định thì đương sự có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Toà án nhân dân theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của UBND

Với quy định của pháp luật hiện hành thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của UBND chỉ còn giới hạn trong phạm vi mà các bên tranh chấp không có giấy tờ chứng nhận hoặc không có các giấy tờ được quy định tại điều 100 Luật đất đai và đương sự lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp là nộp đơn yêu cầu giải quyết tại UBND có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 điều 203 Luật Đất đai.

Tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì UBND cấp huyện gỉai quyết, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đén chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Toà án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

Trường hợp tranh chấp mà một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng bộ tài nguyên và môi trường hoặc khởi kiện tại Toà án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Về căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất, các cấp có thẩm quyền phải xem xét khách quan, tình hình sử dụng đất cụ thể tại địa phương để có quyết định đúng đắn. Các căn cứ bao gồm:

  • Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đưa ra;
  • Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đất đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương;
  • Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt;
  • Chính sách ưu đãi người có công của nhà nước;
  • Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.

Như vậy, tranh chấp đất đai không chỉ là một vấn đề pháp lý mà còn là một thách thức đối với sự ổn định của xã hội. Sự hiệu quả trong việc phân cấp thẩm quyền giải quyết đất đai không chỉ bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan mà còn góp phần vào việc tạo ra môi trường xóm giềng ổn định, dân cư phát triển thái bình.

Trên đây là những chia sẻ của Siglaw về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Nếu như có bất kì thắc mắc nào liên quan vấn đề tranh chấp đất đai và liên quan đến đất đai, xin hãy liên hệ với Siglaw để nhận được những tư vấn chính xác, chuyên nghiệp và hiệu quả nhất.

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Email: [email protected]

Chi nhánh tại miền Nam: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: [email protected]

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238