Tìm hiểu quy trình đầu tư từ Việt Nam sang Malaysia [2023]

Đầu tư từ Việt Nam sang nước ngoài, trong đó có Malaysia luôn là vấn đề phức tạp và dài hơi. Do đó, không chỉ cần chuẩn bị về tài chính, nhà đầu tư còn cần có những kiến thức và hiểu biết nhất định, để có một dự án đầu tư hiệu quả. Để hiểu hơn được quy trình đầu tư từ Việt Nam sang Malaysia, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của công ty luật Siglaw

Điều kiện để nhà đầu tư Việt Nam được đầu tư sang Malaysia

 Về điều kiện, trước khi xin chấp thuận dự án đầu tư từ Việt Nam sang Malaysia, có 05 điều kiện mà nhà đầu tư bắt buộc phải đáp ứng được:

Thứ nhất, hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với mục đích của nhà nước khi khuyến khích đầu tư, đó là nhằm khai thác, phát triển, mở rộng thị trường; tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu ngoại tệ; tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản trị và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Thứ hai, nhà đầu tư phải tuân thủ pháp luật trong nước, nước dự định đầu tư và pháp luật quốc tế có liên quan.

Thứ ba, ngành nghề kinh doanh không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài và đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện.

Thứ tư, nhà đầu tư phải có cam kết về tài chính, tự thu xếp ngoại tệ hoặc có cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài của tổ chức tín dụng được phép.

Thứ năm, nhà đầu tư cần có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư. Tìm hiểu thêm: Tại sao nên đầu tư vào Malaysia?

Tìm hiểu quy trình đầu tư từ Việt Nam sang Malaysia [2023]
Tìm hiểu quy trình đầu tư từ Việt Nam sang Malaysia [2023]

Phân loại dự án đầu tư từ Việt Nam sang Malaysia

Dự án đầu tư từ Việt Nam sang Malaysia được chia làm 02 loại: dự án phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư và dự án không phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư. Theo Điều 61 Luật Đầu tư 2020 quy định về thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư sang Malaysia như sau:

  1. Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư sang Malaysia đối với các dự án đầu tư sau đây:
  2. a) Dự án đầu tư có vốn đầu tư sang Malaysia từ 20.000 tỷ đồng trở lên;
  3. b) Dự án đầu tư sang Malaysia có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
  4. Trừ các dự án đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư sang Malaysia đối với các dự án đầu tư sau đây:
  5. a) Dự án đầu tư sang Malaysia thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư từ 400 tỷ đồng trở lên;
  6. b) Dự án đầu tư sang Malaysia không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có vốn đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên.
  7. Các dự án đầu tư sang Malaysia không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không phải chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài.

Như vậy có thể hiểu, những dự án thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, 2 Điều 61 Luật Đầu tư 2020 sẽ phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư trước khi xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sang Malaysia. Sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư (đối với các dự án phải xin chấp thuận chủ trương), nhà đầu tư thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sang Malaysia.

Còn đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư sang Malaysia chỉ cần nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 

Quy trình thực hiện đầu tư từ Việt Nam sang Malaysia

Thủ tục xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sang Malaysia

Về hồ sơ, nhà đầu tư cần chuẩn bị các hồ sơ sau:

  • Văn bản đăng ký đầu tư sang Malaysia;
  • Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép con,…
  • Quyết định đầu tư sang Malaysia.
  • Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép.
  • Đối với dự án đầu tư sang Malaysia trong các ngành, nghề đặc biệt, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư sang Malaysia theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có).

Về thời hạn, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sang Malaysia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài; trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì phải thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Giai đoạn thành lập công ty tại nước Malaysia

Về điều kiện thành lập công ty

Các yêu cầu đăng ký công ty tại Malaysia là:

  • Tối thiểu 1 giám đốc, từ 18 tuổi trở lên
  • Tối thiểu 1 cổ đông, từ 18 tuổi trở lên
  • Vốn thanh toán tối thiểu RM1
  • Bổ nhiệm thư ký công ty địa phương được cấp phép bởi SSM hoặc thành viên của bất kỳ cơ quan chuyên môn nào.
  • Địa chỉ đăng ký cục bộ

Thủ tục thành lập công ty tại Malaysia

Sau khi nhận được xác nhận, bạn có thể bắt đầu quá trình đăng ký trực tuyến qua trang web của SSM. Các tài liệu cần thiết để đăng ký công ty với SSM bao gồm:

  • Bản sao chứng minh thư cho mọi giám đốc
  • Tuyên bố tuân thủ
  • Tuyên bố của giám đốc hoặc người đại diện trước khi bổ nhiệm

Về cơ bản, việc thành lập doanh nghiệp, theo Luật doanh nghiệp Malaysia 1965, cần phải nộp đơn cho Cơ quan đăng ký công ty (Suruhanjaya Syarikat Malaysia – SSM ) để được chấp nhận tên gọi của công ty do công ty đề xuất tại hồ sơ đăng ký thành lập và các điều lệ hoạt động của công ty. Việc trả lệ phí đăng ký tùy thuộc vào tổng số vốn của công ty. SSM sẽ phát hành giấy chứng nhận thành lập công ty. Giấy chứng nhận này là bằng chứng về sự tồn tại của công ty. Việc thành lập một công ty thường mất từ 3 đến 6 tuần. Và lệ phí sẽ phụ thuộc vào vốn pháp định của doanh nghiệp dự kiến thành lập. 

Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nhà đầu tư cần tiến hành xin thêm các loại giấy phép nếu cần thiết. Có 3 loại giấy phép kinh doanh ở Malaysia:

  • Giấy phép chung từ hội đồng thị trấn địa phương
  • Giấy phép cụ thể của ngành hoặc lĩnh vực từ các bộ của chính phủ
  • Giấy phép dành riêng cho hoạt động kinh doanh. 

Những nét văn hóa kinh doanh đặc biệt tại Malaysia

Khi bắt đầu đầu tư tại Malaysia, mặc dù có nhiều nét tương đồng nhưng các nhà đầu tư Việt vẫn nên chú ý văn hóa kinh doanh của người bản địa. 

Thứ nhất, người Malaysia chỉ chấp nhận hợp đồng bằng văn bản mà không chấp nhận hợp đồng miệng. Tuy nhiên, họ không bằng lòng với các hợp đồng có quá nhiều chi tiết vì cho rằng như thế là thiếu sự tin tưởng lẫn nhau. Ngược lại, các doanh nghiệp nhỏ ở Malaysia lại cần những hợp đồng chi tiết vì với năng lực yếu, họ khó có thể kiểm soát được tình hình.  

Thứ hai, danh thiếp kinh doanh phải được in bằng tiếng Anh. Vì rất nhiều thương gia Malaysia là người Trung Quốc nên một mặt danh thiếp nên in bằng tiếng Trung Quốc và nên in bằng chữ vàng. Trên danh thiếp nên ghi rõ trình độ học vấn, trình độ chuyên môn và chức vụ. Khi đưa danh thiếp, cần đưa bằng 2 tay (cầm trên tay phải còn tay trái đỡ tay phải). Khi nhận danh thiếp cũng nên nhận bằng 2 tay, xem xét một chút rồi cẩn thận đặt vào hộp danh thiếp, không đặt vào túi hậu và không viết lên danh thiếp của người khác.

Thứ ba, trong văn hoá kinh doanh ở Malaysia, các bên đối tác thường trao đổi với nhau bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, cần thận trọng để tránh hiểu lầm ý khi đối thoại với họ bằng ngôn ngữ này. Trong trường hợp giao tiếp với người Malaysia gốc Trung nói tiếng Anh, cần thận trọng tránh hiểu sai ý nghĩa câu nói của nhau. Ngôn ngữ chính thức ở Malaysia là tiếng Bahasa Malaysia. Khi gặp các quan chức chính phủ buộc phải sử dụng ngôn ngữ này nên nếu cần thiết, bạn có thể đem theo phiên dịch. 

Người Malaysia thích kinh doanh cùng với những người mà họ biết và họ quý mến. Do vậy nên phát triển mối quan hệ cá nhân với các đối tác Malaysia.  Bạn cần thực hiện một số chuyến đi tới Malaysia trước khi quyết định các bước hành động. Thiết lập mối quan hệ bền chặt trong kinh doanh là một khía cạnh của văn hóa kinh doanh Malaysia.  Các cuộc đàm phán, thương lượng với doanh nhân Malaysia thường diễn ra chậm. Người Malaysia rất coi trọng thái độ giao tiếp. Thái độ lịch thiệp sẽ góp phần quan trọng trong thành công khi kinh doanh ở Malaysia. 

Trên đây là quy trình cơ bản để nhà đầu tư được cấp dự án đầu tư sang Malaysia. Sau khi được cấp dự án đầu tư sang Malaysia, nhà đầu tư còn cần phải thực hiện rất nhiều công việc để dự án cho thể hoạt động một cách hợp pháp, từ mở tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài, chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài, báo cáo tình hình dự án đầu tư thường niên,… Vì vậy, để tránh được những rủi ro trong quá trình hoạt động, nhà đầu tư có thể liên hệ Siglaw để được cung cấp dịch vụ tư vấn chất lượng, giảm thiểu tối đa rủi ro trong quá trình vận hành. Siglaw hân hạnh khi được đồng hành cùng doanh nghiệp.

Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ:

Công ty Luật Siglaw (Siglaw Firm)

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 0961 366 238

Chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh: Số 99 Cộng Hòa, Phường 04, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

5/5 - (2 votes)
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238