Thành lập công ty tại Malaysia: Hồ sơ, thủ tục & Chi phí

Trong những năm gần đây, nhờ có khuôn khổ pháp lý mạnh mẽ về bảo mật, khả năng tiếp cận tài chính sâu rộng, cùng với nhiều chính sách ưu đãi từ chính phủ, Malaysia đã trở thành thị trường hấp dẫn và ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Điều này càng khẳng định được sự gia tăng về vị thế của Malaysia trở thành một trong những quốc gia phù hợp để các cá nhân, tổ chức đầu tư.

Nếu bạn đang có kế hoạch đầu tư thành lập công ty tại Malaysia, thì trong bài viết dưới đây Công ty luật SigLaw sẽ giúp bạn có một cái nhìn khái quát hơn về quy trình thành lập doanh nghiệp tại Malaysia.

Chính sách và ưu đãi khi đầu tư tại Malaysia

Malaysia đã áp dụng nhiều chính sách thuế và trợ cấp nhằm thu hút đầu tư thành lập công ty tại Malaysia trong các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là nông nghiệp. Qua đó, họ cung cấp các ưu đãi thuế và chính sách khuyến khích cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực chế biến sản phẩm nông nghiệp, sản xuất cao su, sản phẩm từ dầu cọ, hóa chất và hóa phẩm dầu khí, dược phẩm, giấy và bảng giấy, sản phẩm từ bông vải sợi, may mặc, và nhiều lĩnh vực khác. Các chính sách này có các điều kiện liên quan đến việc áp dụng công nghệ, mức độ gia tăng giá trị và mối liên kết công nghiệp của dự án.

Ngoài ra, gần đây, Malaysia cũng tập trung mở rộng khuyến khích đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Malaysia vào các ngành công nghệ cao, dự án chiến lược, máy móc và thiết bị công nghiệp. Hơn nữa, Malaysia đã áp dụng chính sách đào tạo lao động theo yêu cầu của chủ đầu tư để thu hút doanh nghiệp nước ngoài và tạo điều kiện cho họ hoạt động. Gần đây, quốc gia này đã quy định rằng các chuyên gia, quản lý chuyên môn và kỹ thuật viên trả thuế thu nhập sẽ không phải trả thuế sử dụng lao động nước ngoài.

Thêm vào đó, Chính phủ Malaysia đã đưa ra một chương trình kinh tế nhằm tạo ra hàng triệu việc làm trong lĩnh vực chiến lược như nông nghiệp, du lịch, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin và truyền thông, đa phương tiện. Mục tiêu của chương trình này là thu hút đầu tư nước ngoài và kích thích nền kinh tế.

Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty tại Malaysia
Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty tại Malaysia

Những yêu cầu cơ bản để thành lập công ty tại Malaysia

  • Bổ nhiệm tối thiểu 1 giám đốc và 1 cổ đông mang quốc tịch Malaysia, độ tuổi từ đủ 18 tuổi trở lên, không có tiền án trong vòng 05 năm kể từ khi muốn thành lập công ty ở Malaysia và có đủ năng lực tài chính. 
  • Vốn điều lệ tối thiểu RM1
  • Trụ sở công ty tại Malaysia.
  • Bổ nhiệm một thư ký của công ty địa phương được cấp phép bởi ủy ban đăng ký công ty của Malaysia viết tắt là SSM hoặc là thành viên của bất kỳ tổ chức nghề nghiệp nào.

SSM (Suruhanjaya Syarikat Malaysia) tên tiếng Anh là Companies Commission of Malaysia hay còn gọi là Ủy ban đăng ký công ty của Malaysia, được thành lập vào năm 2002 như một cơ quan để đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Malaysia và cung cấp thông tin kinh doanh cho công chúng. Họ giám sát và đảm bảo các doanh nghiệp tại Malaysia  tuân thủ các quy định pháp luật của Malaysia. Tất cả các doanh nhân và chủ doanh nghiệp phải đăng ký công ty của mình với SSM. Quá trình đăng ký công ty bao gồm 3 phần:

  • Chuẩn bị hồ sơ đăng ký
  • Đăng ký với SSM
  • Sau khi đăng ký với SSM

Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập công ty tại Malaysia

Để thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Malaysia cần trải qua 2 giai đoạn, cụ thể như sau: 

Giai đoạn 1: Nộp hồ sơ xin Giấy chứng nhận đầu tư sang Malaysia

 Doanh nghiệp cần xin Chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cụ thể là sang Malaysia tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tùy thuộc vào số vốn góp và cơ chế đặc biệt của ngành nghề đầu tư, sẽ có một số dự án nhà đầu tư bắt buộc phải xin Chấp thuận chủ trương đầu tư của Chính phủ hoặc Quốc hội trước, sau đó mới xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Trường hợp không thuộc diện xin chấp thuận chủ Thủ tướng chính phủ hoặc Quốc hội, nhà đầu tư sẽ chỉ cần xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sang Malaysia.

Giai đoạn 2: Tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Malaysia

Toàn bộ quá trình đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Malaysia trong thời hạn khoảng 5 đến 10 ngày làm việc. Tuy nhiên, lưu ý rằng thời gian đăng ký thành công bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như tính chính xác của thông tin được cung cấp. Hướng dẫn đăng ký công ty tại Malaysia gồm các bước như sau: 

Bước 1: Xác định và lựa chọn hình thức kinh doanh tại Malaysia

Trước khi đăng ký thành lập công ty ở Malaysia, các nhà đầu tư nên có một cái nhìn tổng quan về các loại hình doanh nghiệp mà có thể thiết lập tại Malaysia. Lựa chọn từ các cấu trúc kinh doanh sau:

  • Sole Proprietorship (Doanh nghiệp tư nhân)
  • Partnership (Công ty hợp danh)
  • Limited Liability Partnership (LLP) (Công ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn)
  • Private Limited Company (Công ty cổ phần)
  • Public Limited Company (Công ty trách nhiệm hữu hạn)

Mỗi loại hình kinh doanh đều có những ưu và nhược điểm riêng. Tuy nhiên, dựa trên kinh nghiệm của chúng tôi, hai cấu trúc kinh doanh phổ biến nhất là doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn. 

Bước 2: Lựa chọn tên công ty

Có các hướng dẫn và yêu cầu cụ thể khi bạn chọn tên công ty của doanh nghiệp. Sau khi bạn xác định tên công ty, chủ đầu tư sẽ cần phải kiểm tra tính khả dụng của nó với SSM nhằm tránh trường hợp trùng tên, tên dễ gây nhầm lẫn và có yếu tố nhạy cảm.

Bước 3: Đăng ký với SSM

Tên công ty được chấp thuận sẽ được đặt giữ trong vòng 30 ngày kể từ ngày xác nhận của SSM. Sau khi nhận được xác nhận, nhà đầu tư có thể bắt đầu quá trình đăng ký của mình trực tuyến qua trang web của SSM.

Lệ phí thành lập công ty tại Malaysia

Chi phí thành lập công ty tại Malaysia có thể thay đổi theo thời gian và tùy thuộc vào loại hình công ty và quy định của chính phủ. Tuy nhiên, dưới đây là một số thông tin tổng quan về giá biểu phí khi thành lập công ty ở Malaysia:

Mức phí đăng ký tên công ty giá vào khoảng 15 – 23 USD.

Lệ phí đăng ký doanh nghiệp ở Malaysia giá khoảng 385 – 770 USD.

Mức phí đăng ký thuế tại Malaysia khoảng 1 – 1,5 USD cho mỗi 476,20 USD doanh thu hàng năm.

Ngoài ra, nhà đầu tư sẽ cần các khoản chi phí khác như phí dịch vụ tư vấn luật sư, phí dịch vụ kế toán và các khoản phí khác liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp tại Malaysia. Nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm nên tìm đến Công ty Luật Siglaw để được chúng tôi tư vấn chi tiết nhất.

Những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp tại Malaysia

Sau khi đăng ký thành công doanh nghiệp tại Malaysia, nhà đầu tư cần thực hiện một số việc sau đây để đảm bảo hoạt động kinh doanh của mình:

Mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp tại Malaysia

Với người nước ngoài thành lập công ty tại Malaysia, quá trình mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp có thể khó khăn hơn so với người bản địa. Có một số ngân hàng địa phương mà các nhà đầu tư có thể tham khảo như Maybank, CIMB Bank, RHB Bank, UOB Bank, Hong Leong Bank Berhad. Các tài liệu cần thiết để mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp bao gồm:

  • Phiếu đăng ký công ty
  • Chứng nhận đăng ký
  • Giấy chứng nhận thành lập công ty tại Malaysia
  • Địa chỉ đăng ký công ty
  • Thông tin về các nhà đầu tư và cổ phần
  • Chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu
  • Kế hoạch kinh doanh
  • Chứng minh địa chỉ cư trú
  • Hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh (nếu có)
  • Giấy phép kinh doanh (nếu cần thiết)

Lưu ý, tùy theo ngành nghề, các nhà đầu tư có thể cần phải xin giấy phép kinh doanh từ các bộ, cục liên quan hoặc các cơ quan địa phương. Thời gian để xin giấy phép thường mất từ 01- 06 tháng.

Đáp ứng nghĩa vụ thuế và báo cáo kinh doanh hàng năm

Mọi công ty tại Malaysia đều phải nộp thuế doanh nghiệp và tuân thủ quy định được quy định trong Company Act 2016 (hay có thể gọi là Luật Doanh nghiệp 2016). Tỷ lệ thuế doanh nghiệp tại Malaysia là 24%. Tất cả thuế phải được nộp hàng năm, trừ khi được miễn.

Tuyển dụng nhân viên người Malaysia hoặc nước ngoài

Việc tuyển dụng nhân viên là việc quan trọng nhất, các nhà tuyển dụng phải đăng ký với Quỹ Bảo hiểm Xã hội (EPF) trước 7 ngày kể từ ngày bắt đầu làm việc của nhân viên. Đối với nhân viên nước ngoài, doanh nghiệp cần phải đăng ký thẻ tạm trú và thẻ lao động (visa) cho họ.

Những lưu ý của nhà đầu tư khi mở công ty tại Malaysia

Lưu ý về thuế tại Malaysia

Nhà đầu tư nước ngoài tại Malaysia phải chịu các loại thuế chính sau đây:

  • Thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Thuế giá trị gia tăng;
  • Thuế thu nhập; 
  • Thuế dịch vụ số.

Về việc xin giấy phép lao động & thẻ tạm trú tại Malaysia

Vấn đề phổ biến hay xảy ra là Thư ký công ty tại Malaysia đôi khi quên thông báo với nhà sáng lập nước ngoài rằng họ cần phải có Thẻ tạm trú / giấy phép lao động để vận hành doanh nghiệp của mình, nhưng điều này không bắt buộc khi thành lập Công ty ở Malaysia. Do đó, dẫn đến tình huống khiến nhà sáng lập nước ngoài cảm thấy hoang mang khi không thể vận hành doanh nghiệp của mình sau khi thành lập.

Dịch vụ tư vấn đầu tư thành lập công ty tại Malaysia của công ty luật Siglaw

Đội ngũ chuyên gia của Công ty luật Siglaw, bằng hiểu biết và kinh nghiệm của mình tại Malaysia, sẽ có những tư vấn tối ưu nhất cho khách hàng, bảo vệ quyền lợi của chủ đầu tư tối đa, quản lý chặt chẽ phạm vi an toàn về trách nhiệm pháp lý doanh nghiệp.

Chúng tôi tư vấn giúp khách hàng hiểu nắm được các quy định về sở hữu trí tuệ,môi trường, lao động,… của Malaysia khi đầu tư tại đất nước này. Chuyên gia của công ty luật Siglaw cũng sẽ phụ trách tư vấn về thuế cho doanh nghiệp, hỗ trợ nhà đầu tư khai thác tối đa các ưu đãi về thuế trong những hoạt động đầu tư ra nước ngoài mà được ưu đãi tại Malaysia, cung cấp các thông tin quan trọng trong việc đóng thuế hay tránh chịu thuế hai lần cho doanh nghiệp.

Siglaw sẽ thay mặt nhà đầu tư thực hiện các thủ tục với các cơ quan chức năng tại Malaysia. Phối hợp xây dựng phương án thành lập doanh nghiệp ở Malaysia, chuẩn bị các hồ sơ tài liệu chuẩn mực nhất theo yêu cầu của từng địa phương cụ thể. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về đầu tư thành lập công ty ở Malaysia hoặc quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ tại Công ty luật Siglaw xin vui lòng liên hệ trực tiếp Hotline 0961 366 238 để được tư vấn cụ thể nhất.

5/5 - (5 votes)
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238