Malaysia là thị trường thu hút vốn đầu tư nước ngoài đứng thứ 2 tại khu vực Đông Nam Á. Theo Cơ quan Phát triển đầu tư Malaysia công bố tổng số vốn đầu tư của quốc gia này trong nửa năm đầu 2022 đạt 123,3 tỷ RM với 1.714 dự án đầu tư. Trong số đó, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Malaysia chiếm 70,9% tổng vốn đầu tư. Điều này cho thấy rằng sức hút của thị trường Malaysia đang là rất lớn. Cùng Công ty luật Siglaw tìm hiểu tại sao nên đầu tư vào Malaysia qua bài viết dưới đây nhé.
Malaysia có vị trí địa lý và thị trường tiềm năng giúp thu hút đầu tư nước ngoài
Malaysia là quốc gia nằm gần trung tâm của Đông Nam Á – một trong những khu vực kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Khu vực Đông Nam Á đã ghi nhận mức tăng trưởng GDP bình quân 5,3% mỗi năm trong 20 năm qua. Đồng thời, đây cũng là khu vực giữ vị trí chiến lược giữa Ấn Độ Dương và Biển Đông, cầu nối kinh tế của thế giới.
Malaysia còn là quốc gia có nền tảng kinh tế bền vững, lạm phát thấp, khu vực tài chính mạnh, môi trường kinh doanh toàn diện và hướng tới trọng tâm phát triển lực lượng lao động có tay nghề cao. Đây là một trong những lý do thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trong đó có các nhà đầu tư đến từ Việt Nam.
Malaysia có một môi trường kinh doanh thuận lợi, đến nay, Malaysia đã thu hút hơn 5.000 doanh nghiệp nước ngoài từ hơn 50 quốc gia đến thành lập và hoạt động, trong đó có Việt Nam. Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam tại Malaysia vẫn đang tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa hoạt động trong nước, từ đó thấy rằng các nhà đầu tư từ Việt Nam đánh giá Malaysia như một địa điểm ưa thích cho các dự án kinh doanh. Xem thêm: Thành lập công ty tại Malaysia
Malaysia có môi trường pháp lý ổn định và từng bước cải thiện
Tại Malaysia, khuôn khổ pháp lý mạnh mẽ cung cấp sự ổn định và bảo mật cho các nhà đầu tư dài hạn vốn mong muốn các khoản đầu tư, nghiên cứu và sản phẩm của họ được bảo vệ. Đây là điều rất ít các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á làm được.
Hệ thống quản lý của Malaysia được đánh giá cao bởi môi trường kinh doanh mở, chính sách đầu tư minh bạch, cùng với các ưu đãi dựa trên lợi nhuận thuận lợi cho doanh nghiệp.
Điểm hấp dẫn khác là Malaysia có mối quan hệ đối tác thương mại với các nền kinh tế chủ chốt. Malaysia là thành viên của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ-Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF). Điều này đồng nghĩa với việc sẽ cho phép các nhà đầu tư nước ngoài thông qua Malaysia để thâm nhập các nền kinh tế khác. Trong đó, Hiệp định RCEP đã chính thức có hiệu lực từ ngày 18/03/2022 với Malaysia. RCEP đại diện cho 30% dân số thế giới và đóng góp chung vào 30% hoạt động kinh tế toàn cầu, tính theo GDP. Do các nước thành viên của RCEP nằm trong số 15 đối tác thương mại hàng đầu của Malaysia, hiệp định này được kỳ vọng sẽ tạo ra một thị trường xuất khẩu ổn định, lâu dài cho các nước ASEAN trong bối cảnh các chuỗi cung ứng bất ổn gần đây. Việc thực thi RCEP cũng tạo nên khuôn khổ pháp lý ràng buộc trong khu vực về chính sách thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử… và tạo ra sân chơi công bằng trong khu vực.
Không chỉ vậy, Malaysia thực hiện chính sách một cửa đối với hoạt động đầu tư trên toàn lãnh thổ. Cơ quan phát triển đầu tư (MIDA) là Cơ quan duy nhất được quyền phê chuẩn, cấp phép đầu tư, được thành lập từ năm 1967, trực thuộc Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc gia. MIDA hoạt động như một đầu mối duy nhất, là trung tâm điều phối đầu tư để giúp chủ đầu tư thực hiện các thủ tục cần thiết. Nhờ có sự thống nhất quản lý này, Malaysia đã giảm được phần lớn các thủ tục hành chính chồng chéo, rườm rà, hạn chế nạn quan liêu, tham nhũng, tạo thuận lợi và là yếu tố thu hút hơn nữa nguồn vốn FDI từ nước ngoài trong đó có Việt Nam. Tìm hiểu thêm: Những ngành nghề đầu tư hot tại Malaysia
Malaysia cung cấp khả năng tiếp cận tài chính sâu rộng cho các nhà đầu tư Việt Nam
Điều này cho phép các doanh nghiệp dễ dàng có được vốn và các khoản vay hoặc được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Các phương thức gây quỹ mới tại Malaysia như huy động vốn từ cộng đồng và các nền tảng cho vay ngang hàng cũng là nguyên nhân khiến các nhà đầu tư Việt Nam tiếp cận thị trường Malaysia.
Bên cạnh đó, Chính phủ Malaysia cũng cung cấp nhiều ưu đãi. Theo Ngân sách 2022, chính phủ đã phân bổ quỹ đặc biệt 2 tỷ RM để thu hút các công ty nước ngoài trong đó có Việt Nam đầu tư vào Malaysia và không đánh thuế thu nhập lên đến 15 năm cho các công ty sản xuất và dịch vụ chuyển hoạt động sang Malaysia.
Các chính sách đầu tư vào Malaysia nhấn mạnh tới các gói ưu đãi nhanh chóng và hướng tới tương lai nhằm phù hợp với nhu cầu, đòi hỏi của các nhà đầu tư; đồng thời tập trung vào vai trò của các Cơ quan xúc tiến đầu tư nhằm vạch trách nhiệm rõ ràng, qua đó xây dựng được quy trình liên tục và suôn sẻ cho các nhà đầu tư.
Malaysia có nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn đối với nhà đầu tư Việt Nam
Ở Malaysia, các ưu đãi về thuế đối với hoạt động đầu tư được quy định trong Luật Thuế thu nhập năm 1967, Luật Thuế môn bài 1976, Luật Xúc tiến đầu tư năm 1986, các danh mục khuyến khích đầu tư được Bộ Công nghiệp và Thương mại Malaysia công bố hàng năm. Cụ thể, Malaysia miễn thuế thu nhập cho các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực nông nghiệp từ 3 – 5 năm, riêng các dự án trồng rừng được miễn thuế thu nhập trong vòng 10 năm, cho phép chuyển lỗ sang năm sau và trừ vào chi phí trong 5 năm; giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 50% trong 5 năm sau thời gian miễn thuế; miễn thuế nhập khẩu đối với các máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất mà trong nước chưa sản xuất được và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu.
Một số các chính sách khác thu hút đầu tư vào Malaysia như:
- Ưu đãi các dụ án đầu tư (gồm cả đầu tư trong nước và nước ngoài) và miễn giảm thuế cho các dự án sản xuất hàng xuất khẩu.
- Cho phép nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu 100% vốn cổ phần của xí nghiệp nếu xuất khẩu được từ 80% sản phẩm trở lên.
- Ưu đãi với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu: Nhằm tăng giá trị xuất khẩu, Malaysia áp dụng các ưu đãi như giảm 10% thuế giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu, giảm 5% giá trị nguyên liệu đầu vào nội địa để sản xuất hàng xuất khẩu, cũng như chi phí quảng cáo, nghiên cứu thị trường.
- Ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Malaysia tại những khu vực mới phát triển, sản xuất những loại hàng được ưu tiên hay sử dụng trên 50% nguyên vật liệu địa phương để sản xuất hàng xuất khẩu.
- Từ năm 2016 đến nay, nhằm khuyến khích đầu tư vào Malaysia tại các lĩnh vực sản xuất, chính phủ Malaysia đã đưa ra các chính sách ưu đãi cơ bản đối với doanh nghiệp đầu tư được hưởng ưu đãi thuế trong vòng 5 năm, kể từ ngày bắt đầu hoạt động với mức thuế 7,5% so với mức thuế suất phổ thông là 25%. Cụ thể các lĩnh vực sản xuất được áp dụng chính sách trên bao gồm: chế biến sản phẩm nông nghiệp, sản xuất các sản phẩm cao su, sản phẩm từ dầu cọ, hóa chất và hóa phẩm dầu khí, dược phẩm , thiết bị bảo vệ…
- Chính phủ hỗ trợ cho đầu tư vào Malaysia với các hình thức chính, gồm: miễn thuế, ưu đãi về thuế và các quỹ đặc biệt; đầu tư đảm bảo thỏa thuận; cơ quan đại diện thương mại và đầu tư và tổ chức hỗ trợ.
Tóm lại, Malaysia đã xây dựng và luôn không ngừng hoàn thiện hệ thống chính sách thu hút FDI tương đối đồng bộ, thông thoáng, nhất quán và minh bạch đối với các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có cả các nhà đầu tư Việt Nam. Bên cạnh những cam kết bảo đảm sở hữu; tạo lập môi trường chính trị – xã hội ổn định; nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế – kỹ thuật; chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực; thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ… Malaysia còn có những chính sách khuyến khích ưu đãi về thuế. Qua đó, đã tạo được môi trường đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Trên đây là Bài viết nêu lên những lý do để nhà đầu tư Việt Nam chọn Malaysia là điểm đến đầu tư. Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ:
Công ty Luật TNHH Siglaw (Siglaw Firm)
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.
Hotline: 0961 366 238
Chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.