Những sai lầm khi đàm phán hợp đồng [2023]

Rất nhiều hợp đồng được ký kết mỗi ngày tại Việt Nam và rất nhiều cuộc đàm phán đã diễn ra trước mỗi hợp đồng đó. Các chủ thể tham gia đàm phán đều ít nhiều nắm được vấn đề trong lĩnh vực chuyên môn của mình, trong phạm vi giao dịch của mình và đã có những kỹ năng đàm phán nhất định. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy rằng, không phải tất cả các bên chủ thể của hợp đồng đều nắm được những nguyên tắc căn bản trong một giao dịch hợp đồng, hay trong một cuộc đàm phán để ký kết hợp đồng trong lĩnh vực nhất định. Dưới đây là một số sai lầm mà các bên chủ thể thường mắc phải trong quá trình thực hiện hợp đồng mà các chuyên gia pháp lý của Siglaw thấy được trong quá trình tư vấn cho các nhà đầu tư, khách hàng của mình:

7 Sai lầm thường gặp khi đàm phán hợp đồng

Những sai lầm khi đàm phán hợp đồng
Những sai lầm khi đàm phán hợp đồng

Không tổng quát, lường trước được hết các vấn đề cần đàm phán

Chủ thể tham gia ký kết hợp đồng đôi khi ở trạng thái khá chủ quan, không có sự tìm hiểu và nhìn nhận các vấn đề một cách tổng quát nhất dẫn đến dễ bỏ sót vấn đề, bỏ sót các điều khoản quan trọng của hợp đồng hay những nội dung liên quan đến đối tượng trực tiếp của hợp đồng không quy định rõ ràng, các điều khoản thanh toán không minh bạch, thậm chí không quy định chế tài hay không nêu rõ cơ chế xử lý vi phạm khi có sai phạm xảy ra.

Không tìm hiểu kỹ địa vị pháp lý của đối tác ký hợp đồng với mình

Một số trường hợp chủ thể tham gia giao kết hợp đồng là pháp nhân, nhưng người đại diện pháp lý lại không trực tiếp tham gia ký hợp đồng, mà người ký lại là một người khác, không có giấy ủy quyền hợp lệ, đôi khi vì tính đơn giản trong đàm phát, xuất phát từ sự tin tưởng lẫn nhau nên đã vô tình bỏ qua yếu tố địa vị pháp lý của chủ thể, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực của hợp đồng, nhất là khi có tranh chấp xảy ra và thậm chí có thiệt hại xảy ra.

Không biết tận dụng điểm mạnh của mình trong đàm phán và không tìm hiểu trước đối tác của mình

Việc hiểu mình và hiểu đối tác là vô cùng quan trọng trong kỹ năng đàm phán hợp đồng. Bất kỳ cuộc đàm phán nào cũng cần có sự chuẩn bị, sự hiểu biết về đối phương, những hạn chế và ưu điểm của họ trong lĩnh vực giao dịch và đặc biệt, phải hiểu được mình mạnh nhất điểm gì, thông qua đó tận dụng những lợi thế đó để tăng giá trị đàm phán, đạt được hiệu quả tốt nhất.

Không kiên nhẫn

Đây cũng là một trong những kỹ năng của đàm phán. Kiên nhẫn, lắng nghe, thuyết phục nhưng cũng cần có quan điểm dứt khoát đúng lúc. Điều này sẽ giúp cho cuộc đàm phán có tính hiệu quả hơn. Chủ thể tham gia hợp đồng không thể quá vội vàng, hoặc không quan tâm đến cảm xúc và mong muốn của đối phương. Chỉ quan tâm đến mong muốn và lợi ích của mình thì cuộc đàm phán cũng không đi đến hiệu quả. Việc giao dịch đạt được hiệu quả bởi người tham gia đàm phán nắm bắt được thời điểm, cơ hội và đưa ra quyết định đúng lúc.

Thống nhất ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng

Ngôn ngữ trong hợp đồng cần phải được xác định và thống nhất, dễ hiểu, đơn nghĩa, ngắn gọn và chính xác. Không sử dụng các ngôn từ mang tính hàm ý, đa nghĩa, hay sử dụng tiếng lóng trong hợp đồng. Tất cả những yếu tố trên có thể gây sai lệch ý chí ban đầu của đàm phán hợp đồng và đưa nội dung hợp đồng đi một nghĩa lý khác.

Xem thêm: Điều kiện đảm bảo hợp đồng có hiệu lực

Không chuẩn bị dự thảo hợp đồng trước khi đàm phán chính thức

Đây chính là khâu chuẩn bị sàng lọc quan trọng cho những nội dung đàm phán sau này. Để không bị bỏ lỡ các điều khoản mong muốn đàm phán, chủ thể tham gia đàm phán cần phải chuẩn bị trước những mong muốn của mình, thậm chí còn soạn thảo trước một hợp đồng cơ bản nhất, hợp đồng này có thể được hoàn thiện lại sau cuộc đàm phán cuối cùng. Điều này cho thấy sự chuẩn bị chu đáp, thận trọng trong giao dịch và xác định đầy đủ các điều kiện cụ thể, cần thiết của hợp đồng. Mọi sự chủ quan trong giao dịch đàm phán sẽ là thiếu sót, vì nếu để qua thời điểm đàm phán, rất có thể bạn sẽ không còn cơ hội tốt hơn nữa để chốt nội dung của hợp đồng.

Dễ dàng từ bỏ

Quá trình đàm phán có thể có những bế tắc, những vấn đề khó tìm ra tiếng nói chung hoặc những khó khăn không thể tháo gỡ, chủ thể thường có xu hướng từ bỏ. Nhất là khi quyền lợi của hai bên không có điểm chung cần gặp. Xuất phát từ bản chất của hợp đồng, đây là một giao dịch dân sự, nên điều cần thiết nhất của các bên khi tham gia đàm phán là thiện chí và kiên nhẫn. Nếu dễ dàng từ bỏ, hiển nhiên cuộc đàm phán đó sẽ đi vào thất bại. Nên để đảm bảo được các yếu tố thành công trong việc đàm phán hợp đồng, các bên trong chủ thể phải thật sự thiện chí, lắng nghe nhau và cùng nhau thảo luận, tháo gỡ và thống nhất phương án hợp lý nhất cho cả hai bên.

Để được tư vấn pháp lý các vấn đề về hợp đồng xin quý khách vui lòng liên hệ Siglaw tại:

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Email: [email protected]

Chi nhánh tại miền Nam: Số 99 Cộng Hòa, Phường 04, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: [email protected]

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

5/5 - (5 votes)
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238