Hợp đồng góp vốn là gì? Đặc điểm & Nội dung HĐ góp vốn

Để đáp ứng nhu cầu tăng vốn, mở rộng quy mô hoạt động, các doanh nghiệp thường sử dụng hình thức hợp đồng góp vốn. Hợp đồng góp vốn là một trong những công cụ pháp lý quan trọng, giúp các doanh nghiệp huy động được nguồn vốn từ các cá nhân, tổ chức khác nhau. Vậy hợp đồng góp vốn là gì? Hãy cùng Công ty Luật Siglaw tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Hợp đồng góp vốn là gì?

 Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hợp đồng được xem là thỏa thuận dân sự giữa hai hay nhiều bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên tham gia hợp đồng.

Đồng thời, tại Khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 cũng quy định góp vốn là việc cá nhân, tổ chức góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền mặt, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, vàng, ngoại tệ tự do chuyển đổi, bí quyết kỹ thuật, công nghệ hoặc các loại tài sản khác có thể định giá bằng đồng Việt Nam.

Thông qua hai khái niệm về hợp đồng và góp vốn có thể hiểu, hợp đồng góp vốn có thể hiểu là hành vi pháp lý làm phát sinh quyền sở hữu của tổ chức/nhóm người sở hữu tài sản góp vốn, đồng thời cũng làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với tổ chức, cá nhân góp vốn tương ứng với phần tỷ lệ vốn đã góp.

Hợp đồng góp vốn là gì? Đặc điểm & Nội dung HĐ góp vốn
Hợp đồng góp vốn là gì? Đặc điểm & Nội dung HĐ góp vốn

Đặc điểm của hợp đồng góp vốn

  • Chủ thể của hợp đồng: Hợp đồng được ký kết giữa các bên góp vốn (có thể là cá nhân hoặc tổ chức) và doanh nghiệp nhận góp vốn.
  • Hình thức góp vốn: Các bên góp vốn có thể đóng góp bằng tiền, hiện vật, quyền sử dụng tài sản hoặc các giá trị khác.
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên: Các bên góp vốn được hưởng lợi nhuận, quyền quản lý, giám sát doanh nghiệp tương ứng với tỷ lệ góp vốn. Doanh nghiệp có nghĩa vụ quản lý, sử dụng vốn góp đúng mục đích.
  • Hình thức của hợp đồng: Hợp đồng được lập thành văn bản

Các loại hợp đồng góp vốn hiện nay

Khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định hai trường hợp cần thực hiện việc góp vốn đó là: Thành lập mới công ty hoặc tăng vốn điều lệ công ty và Góp vốn để hợp tác kinh doanh với chủ thể khác.

Thứ nhất, hợp đồng góp vốn thành lập công ty, tăng vốn điều lệ

Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp là văn bản thỏa thuận của bên góp vốn và các bên còn lại về việc góp tài sản để thành lập doanh nghiệp, hoặc tăng vốn điều lệ của 2 loại hình doanh nghiệp đó là: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên và Công ty cổ phần.

Đối với trường hợp góp vốn thành lập công ty: Thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên, cổ đông sáng lập công ty cổ phần phải góp đúng và đủ số vốn đã cam kết khi đăng ký thành lập công ty trong vòng 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp giấy phép kinh doanh.

Đối với trường hợp góp vốn để tăng vốn điều lệ công ty: Công ty có thể tăng thêm vốn góp bằng hình thức tăng vốn góp của các thành viên/cổ đông hiện hữu hoặc nhận thêm vốn góp của thành viên/cổ đông mới. Việc góp thêm vốn phải được thực hiện xong trước khi công ty làm thủ tục tăng vốn điều lệ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. 

Thứ hai, hợp đồng góp vốn đầu tư kinh doanh, hợp tác kinh doanh

Trường hợp không thành lập doanh nghiệp, các bên tham gia hợp tác có thể góp vốn để cùng thực hiện một dự án đầu tư kinh doanh cụ thể. Hợp đồng góp vốn này được gọi là hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc hợp đồng hợp tác đầu tư.

Cụ thể, các bên thỏa thuận trong hợp đồng thống nhất cùng nhau góp vốn để thực hiện việc kinh doanh nhưng không thành lập pháp nhân, quyền và nghĩa vụ cũng như lợi nhuận sẽ được các bên thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng góp vốn.

Nội dung của hợp đồng góp vốn

Để đảm bảo hợp đồng có hiệu lực pháp luật thì khi thực hiện việc soạn thảo hợp đồng góp vốn cần có các nội dung sau:

  • Thông tin về chủ thể tham gia ký kết hợp đồng;
  • Đối tượng của hợp đồng góp vốn;
  • Phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán vốn góp;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia;
  • Phân chia lợi nhuận;
  • Hiệu lực của hợp đồng góp vốn;
  • Giải quyết tranh chấp;
  • Một số điều khoản khác của hợp đồng do các bên thỏa thuận.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết Công ty Luật Siglaw giải đáp về Hợp đồng góp vốn là gì? Nếu quý khách hàng gặp các vấn đề liên quan đến Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp, vui lòng liên hệ cho Công ty Luật Siglaw để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện.

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Email: [email protected]

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: [email protected]

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238