Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất là việc tìm ra các nguy cơ, các sự cố về hóa chất có nguy cơ xảy ra trong quá trình sử dụng, buôn bán, lưu trữ và vận chuyển các loại hóa chất, từ đó sẽ xây dựng các biện pháp phòng ngừa ứng phó, giảm thiểu các nguy cơ xảy ra sự cố đồng thời cần hướng dẫn cho cơ sở nắm và thực hiện các biên pháp xử lí khi xảy ra sự cố.

Thế nào là sự cố hóa chất?

Theo Khoản 8 Điều 4 Luật Hóa chất 2007, sự cố hóa chất là tình trạng cháy, nổ, rò rỉ, phát tán hóa chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho người, tài sản và môi trường.

Cụ thể, hóa chất là đơn chất, hợp chất, hỗn hợp chất được con người khai thác hoặc tạo ra từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu nhân tạo. (Khoản 1 Điều 4 Luật Hóa chất 2007)

Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

Vì sao cần phải xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất?

– Cần phải đáp ứng theo đúng quy định của pháp luật

– Để nắm bắt được thực trạng về hóa chất tại tổ chức, doanh nghiệp từ đó sẽ có biện pháp phòng ngừa kịp thời các biến cố rủi ro trong quá trình hoạt động có thể xảy ra đối với hóa chất, gây ra các nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp tới con người và môi trường.

– Các tổ chức, doanh nghiệp có chứa hóa chất sẽ nắm được rõ về khối lượng hóa chất mà doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng từ đó sẽ đưa ra các phương án sử dụng phù hợp hơn với lượng hóa chất đó và giúp xây dựng được các biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố mất an toàn từ các loại hóa chất.

Nội dung của Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất: Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất gồm các nội dung cơ bản quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật hóa chất. Tổ chức, cá nhân xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 82/2022/NĐ-CP

Các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất gồm các nội dung cơ bản quy định tại Khoản 3 Điều 36 Luật Hóa chất 2007, cụ thể như sau:

– Xác định, khoanh vùng và lập kế hoạch kiểm tra thường xuyên các điểm có nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất cao;

– Các biện pháp, trang thiết bị và lực lượng ứng phó tại chỗ;

– Phương án phối hợp với các lực lượng bên ngoài để ứng phó sự cố hóa chất.

Tổ chức, cá nhân xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP

(Khoản 2 Điều 21 Nghị định 113/2017/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 82/2022/NĐ-CP)

Đối tượng phải xây dựng Biện pháp

a) Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 20 Nghị định 113/2017/NĐ-CP của Chính phủ phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trước khi dự án chính thức đưa vào hoạt động;

b) Chủ đầu tư ra quyết định ban hành Biện pháp và xuất trình các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.

Các hồ sơ cần chuẩn bị thi thực hiện biện pháp phòng ngừa sự cố hóa chất

– Giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

– Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, Giấy phép kinh doanh chi nhánh.

– Hợp đồng thuê đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu xây dựng, Giấy phép xây dựng (nếu có).

– Chứng nhận đủ điều kiện PCCC hoặc Giấy chứng nhận thẩm duyệt và nghiệm thu hệ thống PCCC

– Phương án chữa cháy và cứu hộ cứu nạn, Biên bản kiểm tra PCCC định kỳ.

– Biên bản kiểm tra điện trở cột thu lôi chống sét đánh thẳng (gần nhất).

– Giấy phép đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm của xe chở hàng do PCCC cấp, hợp đồng thuê xe.

– Quyết định phê duyệt Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hoặc Đề án BVMT hoặc Cam kết BVMT hoặc Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn về môi trường.

– Đăng ký chủ nguồn thải nguy hại.

– Hợp đồng thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại.

– Sơ đồ vị trí, Sơ đồ mặt bằng tổng thể.

– Sơ đồ mặt bằng.

– Đồ thoát hiểm.

– Nội quy lưu trữ, xuất nhập hàng hoá .

– Phiếu an toàn hóa chất.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn

Bước 2: Sở Công Thương tiếp nhận hồ sơ, viết giấy biên nhận và hẹn thời gian trả kết quả. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ thì trong vòng 02 (hai) ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương có văn bản yêu cầu tổ chức cá nhân bổ sung hồ sơ.

Bước 3: Sở Công Thương tổ chức kiểm tra thực tế tại dự án, cơ sở hóa chất; xem xét, đánh giá và xác nhận Biện pháp cho tổ chức, cá nhân.

Bước 4: Tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả theo thời gian hẹn và tổ chức thực hiện

Cơ quan tiếp nhận và thực hiện hồ sơ biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Công thương.

– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công thương.

– Thời gian giải quyết là 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ

Trên đây là những thông tin về Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được công ty luật Siglaw nghiên cứu và tổng hợp, nhằm đem đến cho quý vị những thông tin hữu ích và cái nhìn tổng quát nhất trong vấn đề này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm các nội dung khác liên quan đến các thủ tục xin cấp giấy phép của hoạt động hoá chất khác, vui lòng liên hệ:

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Email: [email protected]

Chi nhánh tại miền Nam: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: [email protected]

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238