Tư vấn đầu tư kinh doanh than đá

Than đá là loại khoáng sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam. Vừa là nguồn cung chính cho ngành năng lượng vừa là nguồn nguyên liệu chính cho ngành phân bón. Trữ lượng than tại nước ta khoảng 50 tỷ tấn. Hoạt động kinh doanh than đá hiện nay đang có nhiều dấu hiệu tăng trưởng tích cực, thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bài viết dưới đây Siglaw sẽ chia sẻ về hoạt động tư vấn đầu tư kinh doanh than đá, mời quý bạn đọc cùng theo dõi.

Thị trường kinh doanh than Việt Nam có tiềm năng như thế nào giúp thu hút đầu tư?

Việt Nam có trữ lượng than khá lớn, có thể phục vụ hoạt động phân phối trong nước và cả xuất khẩu. Quảng Ninh là mỏ than quan trọng bậc nhất tại Việt Nam, trữ lượng ước tính 8.7 tỷ tấn. Vị trí lại nằm sát biển khiến cho đây là vùng khai thác và xuất khẩu than đứng đầu cả nước.

Tại Đồng bằng sông Hồng: Nếu tính đến độ sâu -3.500m thì tổng tài nguyên than của đồng bằng sông Hồng đạt đến 210 tỷ tấn. Gấp 20 lần bể than Quảng Ninh. Và được chia thành 8 vùng tài nguyên than. Tuy nhiên bể than này có điều kiện địa chất phức tạp, không thuận lợi cho việc khai thác.

Than đá tại nước ta bao gồm đầy đủ tất cả các loại: Than Antraxit, than á bitum, than mỡ, than nâu và than bùn. 

Nhu cầu sử dụng than hiện nay của Việt Nam là rất lớn, đặc biệt là than cho ngành sản xuất điện và sản xuất công nghiệp như xi măng, hoá chất…

Đây là những động lực rất lớn thúc đẩy ngành than nói chung và hoạt động kinh doanh than nói riêng phát triển.

Tư vấn đầu tư kinh doanh than đá
Tư vấn đầu tư kinh doanh than đá

Theo quy định pháp luật Việt Nam, Than đá có nguồn gốc hợp pháp là gì?

Để nâng cao tính hiệu quả trong quản lý và ổn định ngành than, các nhà đầu tư kinh doanh than đá cần thực hiện tốt, hợp pháp các giấy tờ khai thác than nhập khẩu, tìm nguồn than đá hợp pháp. Than có nguồn gốc hợp pháp là than có xuất xứ được quy định trong các trường hợp sau:

a) Được khai thác hoặc tận thu từ các mỏ, điểm mỏ, bãi thải có Giấy phép khai thác, Giấy phép khai thác tận thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, còn hiệu lực;

b) Được nhập khẩu hợp pháp;

c) Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tịch thu và phát mại;

d) Được chế biến theo Giấy chứng nhận đầu tư chế biến than tại cơ sở chế biến có Hợp đồng mua than ký trực tiếp với doanh nghiệp có nguồn than quy định tại các điểm a, b, c của khoản này.

Than nhập khẩu được xem là hợp pháp khi có Tờ khai hàng hóa than nhập khẩu có xác nhận của Hải quan cửa khẩu (bản sao có chứng thực theo quy định).

Đối với nguồn than tịch thu, phát mại, phải có các chứng từ sau: Hóa đơn bán tài sản tịch thu, sung công quỹ, Phiếu xuất kho, Biên bản bàn giao tài sản vi phạm hành chính bị tịch thu bán đấu giá (bản sao có chứng thực theo quy định).

Hoạt động kinh doanh than bao gồm tất cả các hoạt động: mua bán nội địa, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, vận tải, tàng trữ, đại lý.

Các giải pháp của chính phủ Việt Nam để thúc đẩy phát triển ngành than nói chung và hoạt động kinh doanh than đá nói riêng

Thứ nhất, đối với hoạt động khai thác than trong nước: cần đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác thăm dò nhằm xác minh, nâng cấp trữ lượng đối với các mỏ hiện có, các mỏ mới bảo đảm đủ độ tin cậy theo quy định để sớm đưa vào thiết kế, đầu tư khai thác; Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, tối ưu các khâu sản xuất; tối ưu hóa các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để khai thác hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên than đối với các dự án khai thác than đang hoạt động và nâng cao hệ số thu hồi than sạch trong khai thác than; 

Thứ hai, đối với việc nhập khẩu than: Từ việc học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới đã có lịch sử lâu đời, thế mạnh trong hoạt động nhập khẩu than, để đưa ra các giải pháp cụ thể đối với Việt Nam trong hoạt động nhập khẩu than. Tiến hành phân tích, đánh giá thị trường than thế giới để tìm ra các nguồn than phù hợp nhậu khẩu về Việt Nam; đảm bảo công tác hiệu quả nhập khẩu than.

Thứ ba, đẩy mạnh việc nghiên cứu, đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất, tiêu thụ than, nhất là đối với việc xây dựng hệ thống cảng, kho dự trữ và trung chuyển than quy mô lớn theo các khu vực để phục vụ các trung tâm nhiệt điện trên phạm vi cả nước. 

Thứ tư, thúc đẩy hợp tác quốc tế; nghiên cứu và đưa ra các chính sách phù hợp để giúp các doanh nghiệp trong nước thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh khai thác than từ nước ngoài về phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước.

Thủ tục đầu tư kinh doanh than đá

Nhà đầu tư nước ngoài có thể có nhiều hình thức đầu tư tại Việt Nam để kinh doanh than, cụ thể: 

  • Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;
  • Đầu tư mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế đã được thành lập tại Việt Nam;
  • Đầu tư theo hình thức liên doanh;
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh;

Bài viết dưới này sẽ chia sẻ về thủ tục của hình thức đầu tư phổ biến nhất mà các nhà đầu tư lựa chọn để kinh doanh than tại Việt Nam, đó là hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế 1-100% vốn nước ngoài.

Với hình thức này, nhà đầu tư cần thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Nhà đầu tư kinh doanh than đá thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư kinh doanh than đá tại Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi có dự án đầu tư (khi không thuộc trường hợp cần quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư)

Nhà đầu tư nộp một bộ hồ sơ đầu tư kinh doanh than tới cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ gồm có: (Khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư 2020)

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư kinh doanh than đá (theo mẫu);
  • Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư kinh doanh than đá (Hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; Quyết định thành lập/đăng ký kinh doanh đối với nhà đầu tư là tổ chức);
  • Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư kinh doanh than đá (Một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính);
  • Đề xuất dự án đầu tư kinh doanh than đá (Nêu các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư/hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu, quy mô, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện,…tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường,…)
  • Bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư kinh doanh than đá (trong trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất)
  • Nội dung giải trình về công nghệ (trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ)
  • Hợp đồng BCC (đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC)
  • Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư kinh doanh than đá (nếu có)

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở kế hoạch và Đầu tư xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư kinh doanh than đá cho nhà đầu tư. Trường hợp từ chối phải lập văn bản và nêu rõ lý do từ chối.

Bước 2: Sau khi có Giấy chứng nhận đầu tư, Nhà đầu tư kinh doanh than đá thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế để thực hiện hoạt động kinh doanh than đá thông qua thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh than tại phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư tại nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở

Nhà đầu tư nộp một bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp kinh doanh than đá tới Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư các tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp có trụ sở. Hồ sơ gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ý doanh nghiệp – trong văn bản này ghi rõ ngành nghề và mã ngành kinh doanh than (theo mẫu);
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp kinh doanh than (nếu là công ty cổ phần); Danh sách thành viên (nếu là công ty TNHH hai thành viên);
  • Tài liệu về tư cách pháp lý của người đại diện của doanh nghiệp kinh doanh than đá (Nếu là cá nhân: Bản sao hộ chiếu/căn cước công dân/chứng minh nhân dân; đối với tổ chức: quyết định thành lập/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/tài liệu tương đương và và hộ chiếu/chứng minh nhân dân/căn cước công dân kèm văn bản ủy quyền cho người quản lý vốn tại Việt Nam;
  • Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp cho dự án kinh doanh than đá;

Trong thời hạn 03 – 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp kinh doanh than đá. Trường hợp từ chối phải bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Dịch vụ tư vấn đầu tư kinh doanh than đá của công ty luật Siglaw

Khi thuê dịch vụ tư vấn đầu tư kinh doanh than đá tại Công ty luật Siglaw quý khách hàng sẽ được:

  1. Luật sư Siglaw tư vấn trực tiếp, giải đáp mọi câu hỏi liên quan đến đầu tư kinh doanh than đá
  2. Tư vấn tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài;
  3. Tư vấn loại hình công ty phù hợp;
  4. Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến việc thành lập Công ty: địa điểm trụ sở, ngành nghề kinh doanh, mở tài khoản vốn, tài khoản đầu tư trực tiếp; thời hạn góp vốn để kinh doanh than đá.
  5. Đại diện cho nhà đầu tư làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến việc thành lập công ty
  6. Miễn phí dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên.
  7. Miễn phí dịch vụ tư vấn thuế thường xuyên.
  8. Miễn phí tư vấn ưu đãi thuế FDI và lợi thế doanh nghiệp.
  9. Miễn phí tư vấn kê khai báo cáo thuế trong 03 tháng đầu tiên sau khi thành lập.
  10. Tặng bộ mẫu hợp đồng lao động.
  11. … Và nhiều giá trị gia tăng khác vượt trên sự kỳ vọng của khách hàng!
5/5 - (5 votes)
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238