1 Số thủ tục sau khi được phép đầu tư sang Singapore

Sau khi được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư cần làm gì tiếp theo là điều đáng lưu ý. Vậy để có thể chuẩn bị thật kỹ cho cuộc đầu tư vào Singapore, người đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây. 

Đầu tư sang Singapore mất những chi phí nào?

Ngoài những chi phí trong nước (tại Việt Nam) thì khi đầu tư sang Singapore, nhà đầu tư phải chi trả một số chi phí tiêu biểu sau đây: 

  • Chi phí xin chấp thuận chủ trương đầu tư sang Singapore: miễn phí
  • Chi phí xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư sang Singapore: miễn phí
  • Đăng ký tên doanh nghiệp tại Singapore: 15 đô la Mỹ
  • Đăng ký công ty tại Singapore: 300 đô la Mỹ
  • Tiền vốn đầu tư: tùy lượng vốn của nhà đầu tư, vốn điều lệ tối thiểu có thể là từ 0,75 USD (1 đô la Sing) đến 37,500 USD (50,000 đô la Sing).
  • Chi phí dịch vụ luật sư: tùy dịch vụ và công ty luật thì chi phí cũng sẽ khác nhau, nhưng Công ty Luật Siglaw sẽ đảm bảo chi phí thấp nhất cho quý khách cũng như thời gian là việc nhanh nhất.
  • Và các chi phí có liên quan khác.
1 Số thủ tục sau khi được phép đầu tư sang Singapore
1 Số thủ tục sau khi được phép đầu tư sang Singapore

Chủ thể được phép thực hiện hoạt động đầu tư sang Singapore

Theo luật Việt Nam, chủ thể được thực hiện đầu tư từ Việt Nam sang Singapore bao gồm sáu nhóm sau: Hộ kinh doanh (Ví dụ: Bánh trung thu Bảo Phương ở Thụy Khuê, Hà Nội); Các tổ chức khác thực hiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam (Ví dụ: công ty TNHH Kinh Đô); Tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng (Ví dụ: Ngân hàng Vietcombank, chi nhánh ngân hàng Shinhan bank); Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã (Ví dụ: Hợp tác xã Sinh dược sản xuất xà phòng); Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư (Ví dụ: công ty Công ty TNHH Kinh doanh Thương mại và Dịch vụ VinFast); Cá nhân mang quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp. Thêm vào đó, tùy ngành nghề thì các chủ thể phải tuân thủ những điều kiện đầu tư ra nước ngoài mà quy định Việt Nam có đề cập.    

Theo quy định của Singapore, pháp luật Singapore trên thực tế không có quy định rõ ràng điều chỉnh vấn đề đầu tư nước ngoài. Tuy vậy, có thể thấy khi muốn đầu tư thành lập công ty tại Singapore, nhà đầu tư cần trên 18 tuổi và có tài chính tốt, hoặc đơn giản là không bị phá sản. Xem thêm: Tại sao nên mở công ty tại Singapore?

Thủ tục cần hoàn thiện sau khi được cấp phép đầu tư sang Singapore

Nhìn chung, thủ tục đầu tư sang Singapore sẽ trải qua quy trình chính. 

  • Quy trình 1: Thủ tục xin đầu tư ra nước ngoài trong nước (tại Việt Nam) ban đầu.
  • Quy trình 2: Thủ tục xin đầu tư tại Singapore 
  • Quy trình 3: Thủ tục tiếp theo còn lại tại Singapore

Vậy, sau khi được cấp phép đầu tư nước ngoài sang Singapore chính là khi nhà đầu tư hoàn thành quy trình 1 nêu trên, các bước còn lại cần thực hiện là quy trình 2 và quy trình 3. Cụ thể, thủ tục của quy trình 2 và 3 sau khi nhà đầu tư đã được cấp phép đầu tư sang Singapore là như sau:

Thủ tục xin đầu tư tại Singapore

  • Chọn cấu trúc kinh doanh đáp ứng nhu cầu kinh doanh của bạn. Một số loại hình công ty phổ biến khi đầu tư vào Singapore đó là công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, các loại hình cho công ty nước ngoài (công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện).
  • Đăng ký công ty của bạn với ACRA. Theo đó, bất kỳ ai trên 18 tuổi đều có thể đăng ký công ty tại Singapore, ví dụ như người dân Singapore, người có Thẻ Doanh nhân (EntrePass), Thẻ Lao động (EP) và Thẻ Người phụ thuộc (DP) và người nước ngoài có thể thành lập công ty tại Singapore.
  • Mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp. Để đăng ký chính thức doanh nghiệp của bạn, chỉ cần gửi biểu mẫu đăng ký công ty và các tài liệu liên quan đến Cơ quan quản lý doanh nghiệp và kế toán của Singapore. Cơ quan quản lý doanh nghiệp và kế toán của Singapore để đăng ký Đường dẫn này sẽ mở trong một cửa sổ mới (ACRA). Sau khi công ty của bạn được thành lập, bạn đã sẵn sàng mở tài khoản ngân hàng và bắt đầu mọi việc.

Các thủ tục tiếp theo tại Việt Nam

  • Nộp đơn xin cấp Giấy phép kinh doanh nếu có yêu cầu trong pháp luật Singapore. 
  • Chuyển vốn đầu tư sang Singapore để thực hiện hoạt động đầu tư
  • Đăng ký giao dịch ngoại hối tại Ngân hàng nhà nước
  • Mở tài khoản ngân hàng đứng tên công ty lưu trữ vốn đầu tư ra nước ngoài tại tổ chức tín dụng Việt Nam. Đây là tài khoản ngoại tệ mà nhà đầu tư cần lập tại một tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam cũng như thực hiện đăng ký chuyển ngoại tệ ra nước ngoài.
  • Nộp đơn xin cấp Visa, tình trạng cư trú cho cán bộ công ty không có quốc tịch Singapore (ví dụ như Giám đốc, nhân viên,..)
  • Thông báo đầu tư ra nước ngoài tại Cục Đầu tư nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước, Đại Sứ quán/Tổng lãnh sự Việt Nam tại Singapore

Xin visa để đầu tư sang Singapore

Hồ sơ và thủ tục xin visa vào Singapore khá đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị hồ sơ và nộp chi phí, hồ sơ tại địa điểm như dưới đây: 

Tên Nội dung Ghi chú
Địa chỉ nộp hồ sơ visa Singapore Nộp hồ sơ trực tiếp tại một trong các địa chỉ của Đại sứ quán Singapore:

  • 41-43 Trần Phú, Ba Đình, HN (làm việc từ T2 đến T6 trừ ngày Lễ Tết Việt Nam và Singapore; sáng từ 8h-12h, chiều từ 13h-17h)
  • Tầng 8 Saigon Centre, 65 Lê Lợi, Quận 1, TP.HCM (làm việc từ T2 đến T6 trừ ngày Lễ Tết Việt Nam và Singapore; sáng từ 8h30-12h30, chiều từ 13h30-17h)
Hồ sơ xin visa để đầu tư vào Singapore  Hộ chiếu (bắt buộc phải còn hạn từ 06 tháng trở lên)

LƯU Ý: Ảnh có phông nền trắng, chụp chính diện, khổ hình theo yêu cầu của từng loại visa

01 bản chính hoặc

01 bản sao chứng thực

Giấy tờ chứng minh cá nhân, nhân thân và xã hội (giấy kết hôn, ly hôn, thẻ hưu trí, lý lịch tư pháp…) 01 bản sao chứng thực
Giấy tờ chứng minh tình trạng công việc 01 bản
Giấy tờ chứng minh khả năng tài chính và tài sản 01 bản
Booking vé máy bay và đặt phòng khách sạn, giấy tờ chứng minh tinh trạng lưu trú tại Singapore, bảo hiểm chuyến đi, lịch trình chuyển đi,… 01 bản
Giấy mời (nếu có) 01 bản
Ngoài ra, đối với từng loại visa bạn sẽ phải nộp thêm các loại giấy tờ theo yêu cầu của Đại sứ quán, Lãnh sự quán. 01 bản
Loại visa khi muốn đầu tư vào Singapore Employment Pass là visa cho lao động có tay nghề cao và các chủ doanh nghiệp muốn làm việc tại Singapore. Thông thường, chủ thể có mong muốn thành lập công ty đầu tư tại Singapore sẽ xin visa Employment Pass hay Entrepreneur Pass
Entrepreneur Pass Singapore là visa cho nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp của một công ty mới thành lập và hoạt động tại Singapore. Mục đích là điều hành hoạt động kinh doanh của công ty tại Singapore.
Personalized Employment Pass là visa làm việc được cấp cho các cá nhân dựa trên giá trị của họ. Điểm thú vị đó là chủ sở hữu visa có thể chuyển đổi công việc mà không cần xin Employment Pass mới.
S Pass là visa cấp cho người lao động nước ngoài có tay nghề trung bình và có mức lương cố định mỗi tháng (cụ thể tối thiểu là 2000 SGD/tháng).
Thời gian giải quyết hồ sơ Tùy thuộc vào mục đích visa, sự chuẩn bị hồ sơ có đầy đủ hay thiếu,…Nhưng nhìn chung sẽ là từ 10 đến 15 ngày làm việc hoặc có thể lên tới 5 tuần (không tính ngày thứ 07 hoặc chủ nhật hoặc ngày lễ).
Chi phí  Tùy thuộc nơi xin visa và loại visa thì sẽ có các loại phí sau:

  • Phí xin giấy phép nhập cảnh (trọn gói) là 100 SGD
  • Phí duy trì: 10 SGD/năm 
  • Phí làm visa: 30 SGD/visa.
  • Và các phí khác nếu có.

Đặc biệt cần lưu ý trong một số trường hợp được miễn xin visa sang Singapore, thì chủ thể có thể lập hồ sơ xin miễn visa Singapore theo quy định của Nghị định 82/2015/NĐ-CP ngày 15/1/2015 quy định: 

Giấy miễn thị thực đã được cấp bắt buộc còn giá trị sử dụng theo thời hạn ghi trên giấy thì sẽ được chấp nhận để được phép nhập cảnh vào Việt Nam

Việc cấp Giấy miễn thị thực không đi kèm với vé máy bay, phê duyệt và tổ chức cách ly tại Việt Nam. Người được miễn thị thực phải tuân thủ quy định của hãng hàng không và mua vé máy bay,…

Tên Nội dung Ghi chú
Nơi nộp hồ sơ Nộp hồ sơ trực tiếp tại một trong các địa chỉ của Đại sứ quán Singapore:

  • 41-43 Trần Phú, Ba Đình, HN (làm việc từ T2 đến T6 trừ ngày Lễ Tết Việt Nam và Singapore; sáng từ 8h-12h, chiều từ 13h-17h)
  • Tầng 8 Saigon Centre, 65 Lê Lợi, Quận 1, TP.HCM (làm việc từ T2 đến T6 trừ ngày Lễ Tết Việt Nam và Singapore; sáng từ 8h30-12h30, chiều từ 13h30-17h)
Hồ sơ xin miễn thị thực (visa) sang Singapore Phiếu đề nghị miễn thị thực và thông tin liên lạc 01 bản chính
Tờ khai 01 bản chính
Hộ chiếu gốc và copy trang 2, trang 3 01 bản
Giấy tờ chứng minh chủ thể được miễn thị thực (Giấy khai sinh; Quyết định cho thôi quốc tịch,….Cụ thể tại Điều 6, Chương II, Nghị định 82/2015/NĐ-CP) 01 bản 
Chủ thể xin Giấy miễn thị thực sang Singapore là người nước ngoài, vợ hoặc chồng hoặc con của người Việt định cư tại nước ngoài thì sẽ cần nộp thêm bằng chứng chứng minh quan hệ. 01 bản

Chuyển lợi nhuận từ Singapore về Việt Nam

Việt Nam và Singapore có hiệp định về nội dung tránh đánh thuế 02 lần. Do đó, nếu một đối tượng cư trú Việt Nam kiếm được thu nhập chịu thuế tại Singapore, Việt Nam cho phép đối tượng cư trú đó khấu trừ thuế Việt Nam một khoản bằng với số thuế mà đối tượng cư trú đã nộp tại Singapore. 

Nhà đầu tư có thể chuyển tiền bằng nhiều cách ví dụ như qua ngân hàng, qua người thân, qua ngân hàng chuyển tiền quốc tế, qua paypal, và các cách hợp pháp khác.

Trừ trường hợp tiếp tục góp vốn đầu tư ở nước ngoài trong trường hợp chưa góp đủ vốn theo đăng ký; Tăng vốn đầu tư ra nước ngoài; Thực hiện dự án đầu tư mới ở nước ngoài, thì theo Điều 68 Luật Đầu tư yêu cầu các trường hợp bắt buộc nhà đầu tư chuyển tiền lợi nhuận ở nước ngoài về nước, cụ thể: 

  • Nhà đầu tư phải chuyển lợi nhuận về nước trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương. Nếu không chuyển trong thời hạn quy định, phải có văn bản thông báo cho Bộ kế hoạch và đầu tư nếu không sẽ bị phạt hoặc khắc phục hậu quả (nếu có) theo quy định pháp luật.
  • Quá thời hạn 6 tháng nêu trên thì thời hạn chuyển lợi nhuận về nước được kéo dài tối đa 12 tháng. 

Dịch vụ đầu tư nước ngoài sang Singapore của công ty luật Siglaw gồm những gì?

  • Miễn phí tư vấn về hợp đồng, quy định về pháp luật doanh nghiệp, pháp luật đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam và pháp luật doanh nghiệp, đầu tư của Singapore.
  • Miễn phí tư vấn các vấn đề liên quan đến tuyển dụng, sử dụng lao động nước ngoài, cư trú của của người nước ngoài theo đúng quy định pháp luật Singapore.
  • Ưu đãi tư vấn thường xuyên và giải đáp các vấn đề liên quan đến thuế: Thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp… tại thời điểm tư vấn của dự án đầu tư ra nước ngoài.
  • … Và nhiều giá trị gia tăng khác vượt trên sự kỳ vọng của khách hàng!

Để được tư vấn về hoạt động, hồ sơ, thủ tục, lưu ý sau quá trình đã được cấp phép đầu tư sang Singapore miễn phí một cách toàn diện từ A-Z, Quý khách liên hệ: Công ty Luật Siglaw 

Trụ sở chính: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội. 

Hotline: 0961 366 238 Email: vphn@siglaw.com.vn 

Chi nhánh: Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng

5/5 - (4 bình chọn)
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238