Hồ sơ & thủ tục cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài

Thẻ tạm trú được cơ quan có thẩm quyền cấp cho người nước ngoài tại Việt Nam để đáp ứng nhu cầu di chuyển & lưu trú của NNN. Với sự phát triển kinh tế xã hội không ngừng cũng như mối quan hệ giao thương các nước ngày càng tăng do đó Chính Phủ Việt Nam luôn ban hành các chính sách, quy định mới liên quan đến việc xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài. Vì vậy trong bài viết này Công ty luật Siglaw sẽ chia sẻ các thông tin chi tiết về hồ sơ, quy trình thủ tục các bước xin cấp thẻ TT cho người nước ngoài ở VN.

Thẻ tạm trú là gì?

Temporary Residence Card – Tên tiếng Anh của Thẻ Tạm Trú là một loại giấy tờ cho phép người nước ngoài cư trú có thời hạn tại Việt Nam. Thẻ tạm trú có thể thay thị thực và còn được xem là 1 loại Visa dài hạn mà được Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hay cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại Giao cấp cho người nước ngoài đủ điều kiện. Loại thẻ này được cấp cho người nước ngoài cư trú tại Việt Nam trong thời gian trên 1 năm. Thông thường, thời hạn của thẻ tạm trú sẽ dài hơn so với thị thực.

Đối tượng được xin cấp thẻ tạm trú

Khoản 1 Điều 36 của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú cho người nước ngoài tại Việt Nam quy định các đối tượng được cấp thẻ tạm trú bao gồm:

  1. Người nước ngoài là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ. Ký hiệu thẻ tạm trú của trường hợp này là NG3. Ví dụ: thành viên của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam sẽ thuộc diện cấp thẻ tạm trú trường hợp này.
  2. Người nước ngoài nhập cảnh bằng thị thực có ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2, TT.

Ký hiệu trên thẻ tạm trú

Ký hiệu thẻ tạm trú Giải thích ký hiệu
LV1 Thẻ tạm trú LV1 cấp cho người nước ngoài vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Ví dụ: Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo lời mời làm việc của Chính phủ Việt Nam.

LV2 Thẻ tạm trú LV2 cấp cho người nước ngoài vào làm việc với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
LS Thẻ tạm trú LS cấp cho Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.

Ví dụ: Ông A là luật sư có quốc tịch Hàn Quốc, sau khi hoàn thành các yêu cầu của pháp luật đối với luật sư hành nghề tại Việt Nam. Ông A có thể yêu cầu cơ quan xuất nhập cảnh cấp thẻ tạm trú cho mình có ký hiệu LS.

ĐT1 Thẻ tạm trú ĐT1 cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên hoặc đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quyết định.
ĐT2 Thẻ tạm trú ĐT2 cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng hoặc đầu tư vào ngành, nghề khuyến khích đầu tư phát triển do Chính phủ quyết định.
ĐT3 Thẻ tạm trú ĐT3 cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 03 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng.
NN1 Thẻ tạm trú NN1 cấp cho người nước ngoài là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
NN2 Thẻ tạm trú NN2 cấp cho người nước ngoài là Người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
DH Thẻ tạm trú DH cấp cho người nước ngoài vào thực tập, học tập tại Việt Nam.

Ví dụ: Hiện nay có rất nhiều sinh viên nước bạn Lào học tập tại các trường đại học tại Việt Nam. Thẻ tạm trú của các bạn sẽ được cấp dưới diện học tập có ký hiệu DH.

PV1 Thẻ tạm trú PV1 cấp cho phóng viên, báo chí nước ngoài thường trú tại Việt Nam.

Ví dụ: Phóng viên thường trú của các đài truyền hình Hàn Quốc tại Việt Nam sẽ được cấp thẻ tạm trú theo diện này.

LĐ1 Thẻ tạm trú LĐ1 cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Ví dụ: Nhà quản lý làm việc tại Việt Nam bằng hình thức di chuyển nội bộ tại công ty vốn nước ngoài có hoạt động ngành nghề giáo dục (thuộc 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới).

LĐ2 Thẻ tạm trú LĐ2 cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo giấy phép lao động.

Người nước ngoài đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật lao động.

TT Thẻ tạm trú TT cấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2 kể trên hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.

Ví dụ: Anh Peter quốc tịch Anh lấy vợ là người Việt Nam sẽ được cấp thẻ tạm trú diện thăm thân có ký hiệu TT.

Hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài.

Hồ sơ đề nghị xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài có thể khác nhau tuỳ trường hợp. Sau đây là một số trường hợp phổ biến:

Thẻ tạm trú cho người nước ngoài: Hồ sơ, thủ tục & thời hạn
Thẻ tạm trú cho người nước ngoài (Ảnh minh họa)

Người nước ngoài có hoặc miễn GPLĐ

Hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài trong trường hợp có hoặc miễn giấy phép lao động bao gồm:

  • Tùy thuộc loại hình doanh nghiệp thì cần giấy tờ Photo công chứng (chứng thực) giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy xác nhận hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh….
  • Bản photo có công chứng (chứng thực) giấy phép lao động hoặc giấy miễn giấy phép lao động còn thời hạn của người nước ngoài tối thiểu 12 tháng.
  • Mẫu NA6 đối với cơ quan: Công văn kèm theo và Đơn xin thẻ tạm trú cho người nước ngoài
  • Khai theo mẫu NA8 đề nghị xin thẻ tạm trú cho người nước ngoài
  • Mẫu NA16 đăng ký mẫu dấu và chữ ký lần đầu ở Cơ quan Xuất nhập cảnh.
  • Hộ chiếu bản gốc (Lưu ý hộ chiếu phải còn hiệu lực tối thiểu 1 năm, hoặc 2 năm nếu muốn thị thực, visa, thẻ tạm trú loại 2 năm. Hộ chiếu có thị thực đúng mục đích làm việc được chính doanh nghiệp, công ty bảo lãnh để xin và phải có ký hiệu LĐ hoặc DN);
  • Sổ tạm trú hay giấy chứng nhận đăng ký tạm trú của người nước ngoài mà được CA phường (CA xã) đã xác nhận (nếu có) nơi người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam.
  •  02 ảnh 2cmx3cm
  • Giấy giới thiệu cho nhân viên là cá nhân người Việt đi làm thủ tục để xin cấp thẻ tạm trú tại cơ quan xuất nhập cảnh.

Người nước ngoài là vợ/chồng của người Việt Nam

Hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài trong trường hợp người nước ngoài là vợ hoặc chồng của người Việt bao gồm:

  • Bản Photo công chứng (chứng thực) giấy chứng nhận đăng ký kết hôn tại Việt Nam hoặc giấy tờ photo hợp pháp hóa lãnh sự ghi chú kết hôn tại Việt Nam với những trường hợp đăng ký kết hôn ở nước ngoài.
  • Khai theo mẫu NA7 đơn xin bảo lãnh và cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài
  • Khai theo mẫu NA8 đề nghị xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài
  • Mang theo bản gốc hộ chiếu và Visa (Lưu ý: Visa nhập cảnh vào Việt Nam phải đúng mục đích và hộ chiếu phải còn hạn ít nhất 13 tháng.)
  • 02 ảnh 2cmx3cm
  • Bản photo có công chứng sổ hộ khẩu Việt Nam của Vợ/chồng là công dân Việt Nam
  • Bản photo công chứng Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân của Vợ/Chồng là người Việt Nam

Người nước ngoài có bố/mẹ là người Việt Nam

Hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài trong trường hợp có bố hoặc mẹ là người Việt:

  • Các loại giấy tờ chứng minh có Bố/Mẹ là người Việt Nam hoặc Giấy khai sinh.
  • Khai theo mẫu NA7 đơn xin bảo lãnh và cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài
  • Khai theo mẫu NA8 đề nghị xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài
  • Mang theo bản gốc hộ chiếu và Visa (Lưu ý: Visa nhập cảnh vào Việt Nam phải đúng mục đích và hộ chiếu phải còn hạn ít nhất 13 tháng.)
  • 02 ảnh 2cmx3cm
  • Bản photo có công chứng sổ hộ khẩu Việt Nam của Bố/Mẹ là công dân Việt Nam
  • Bản photo công chứng Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân của Bố/Mẹ là người Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:

  • Bản Photo công chứng giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư trong đó ghi chi tiết, rõ ràng và đầy đủ về phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài.
  • Giấy xác nhận đăng ký mẫu dấu hoặc văn bản thông báo về vấn đề đăng tải thông tin về mẫu con dấu của công ty trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu hoặc là Văn bản thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Mẫu NA6 đối với cơ quan: Công văn kèm theo và Đơn xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài
  • Khai theo mẫu NA8 đề nghị xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài
  • Mẫu NA16 đăng ký mẫu dấu và chữ ký lần đầu ở Cơ quan Xuất nhập cảnh.
  • Giấy giới thiệu cho nhân viên là công dân Việt Nam đi làm thủ tục để xin cấp thẻ tạm trú tại cơ quan xuất nhập cảnh.
  • Mang theo bản gốc hộ chiếu và Visa (Lưu ý: Visa nhập cảnh vào Việt Nam phải đúng mục đích và hộ chiếu phải còn hạn ít nhất 13 tháng.)
  • Sổ tạm trú hay giấy chứng nhận đăng ký tạm trú của người nước ngoài mà được chứng nhận bởi CA phường (CA xã) nơi người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam.
  • 02 ảnh 2cmx3cm.

Thủ tục xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài

Quý khách hàng có nhu cầu xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài thì chỉ chuẩn bị đầy đủ các thành phần hồ sơ như bên trên sau đó tiến hành quy trình thủ tục các bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu, người có nhu cầu xin cấp thẻ tạm trú phải đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an hoặc phòng quản lý xuất nhập cảnh của công an tỉnh, thành phố nơi người nước ngoài đang lưu trú để nộp hồ sơ.

Cục Quản lý xuất nhập cảnh có ba văn phòng chính tại các địa điểm sau:

  • Số 44-46 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội nếu xin cấp thẻ tạm trú tại Hà Nội,
  • Số 254 Nguyễn Trãi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh nếu xin cấp thẻ tạm trú tại TP. Hồ Chí Minh
  • Số 7 Trần Quý Cáp, Thành phố Đà Nẵng nếu xin cấp thẻ tạm trú tại Đà Nẵng. Sau khi hồ sơ được kiểm tra, cục quản lý xuất nhập cảnh sẽ cấp giấy biên nhận (Mẫu NB7) cho người nộp hồ sơ.

Bước 2: Xét duyệt hồ sơ

Nếu hồ sơ chưa đủ điều kiện, cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ hướng dẫn người nộp bổ sung để đầy đủ. Bạn cần chuẩn bị hồ sơ bổ sung và trở lại văn phòng của Cục quản lý xuất nhập cảnh để nộp lại.

Thời gian nộp hồ sơ để xin cấp Thẻ tạm trú là từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết và chủ nhật).

Bước 3: Nhận thẻ tạm trú

Vào ngày hẹn theo giấy hẹn, bạn mang giấy biên nhận, CMT hoặc hộ chiếu để trình lên cán bộ trả kết quả kiểm tra, đối chiếu.

Nếu có kết quả cấp thẻ tạm trú, bạn sẽ nộp lệ phí, sau đó ký nhận và nhận kết quả (kể cả có được cấp thẻ tạm trú hay không).

Thời gian trả kết quả: từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày tết, ngày lễ và thứ 7, chủ nhật).

Thời hạn của thẻ tạm trú

Mỗi loại thẻ tạm trú với ký hiệu khác nhau sẽ được Cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh xem xét và cấp thời hạn khác nhau. Điều 38 của văn bản hợp nhất số 27 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2019 có quy định về thời hạn tối đa của từng loại thẻ tạm trú như sau:

  1. Ký hiệu ĐT1 – thời hạn thẻ tạm trú không quá 10 năm.
  2. Ký hiệu NG3, LV1, LV2, LS, ĐT2 và DH – thời hạn thẻ tạm trú không quá 05 năm.
  3. Ký hiệu NN1, NN2, ĐT3, TT – thời hạn thẻ tạm trú không quá 03 năm.
  4. Ký hiệu LĐ1, LĐ2 và PV1 – thời hạn thẻ tạm trú không quá 02 năm.

Lưu ý: Thời hạn thẻ tạm trú sẽ được cấp ngắn hơn thời hạn còn lại của hộ chiếu ít nhất 30 ngày. Do đó, trước khi đề nghị cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp thẻ tạm trú, cá nhân, tổ chức bảo lãnh cần lưu ý kiểm tra thời hạn hộ chiếu của người nước ngoài để đảm bảo được cấp thẻ với thời hạn tối đa.

Ví dụ thời hạn hộ chiếu của người nước ngoài là 25/10/2023 thì hạn của thẻ tạm trú tối đa là 25/09/2023.

Lưu ý khi chuyển từ Visa (thị thực) sang thẻ tạm trú.

Người nước ngoài trước khi có thẻ tạm trú đều phải xin một loại visa (thị thực) để có thể nhập cảnh vào Việt Nam. Và thực tế thẻ tạm trú cũng là một dạng thị thực dài hạn. Do đó, nếu người nước ngoài vẫn giữ nguyên mục đích và cá nhân, tổ chức bảo lãnh nhập cảnh thì sẽ thực hiện thủ tục chuyển đổi từ visa sang thẻ tạm trú bình thường. Cá nhân, tổ chức chỉ cần chuẩn bị hồ sơ như phía trê và nộp đến cơ quan có thẩm quyền.

Tuy nhiên, nếu mục đích trên visa nhập cảnh và thẻ tạm trú không giống nhau thì sẽ xuất hiện việc chuyển đổi mục đích. Về nguyên tắc, thị thực không được chuyển đổi mục đích, nếu thay đổi mục đích, người nước ngoài cần bay ra và xin lại visa đúng mục đích. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận tiện cho người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Pháp luật quy định có thể chuyển đổi mục đích trong các trường hợp sau đây:

-Có giấy tờ chứng minh là nhà đầu tư hoặc người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam/ Tức là từ một diện visa khác ví dụ thị thực điện tử evisa) được chuyển đổi sang diện đầu tư(ĐT)/lao động (LĐ).

– Có giấy tờ chứng minh quan hệ là cha, mẹ, vợ, chồng, con với cá nhân mời, bảo lãnh/ Tức là được chuyển sang diện thăm thân (TT).

– Được cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh vào làm việc và có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động/ Tức là chuyển đổi sang diện lao động (LĐ)

Ví dụ. Từ evisa hoặc DN sang LĐ.

– Nhập cảnh bằng thị thực điện tử và có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động./ Tức là chuyển đổi sang diện lao động (LĐ).

Trường hợp chuyển đổi mục đích thị thực thì được cấp thi thực mới/ thẻ tạm trú mới có ký hiệu, thời hạn phù hợp với mục đích được chuyển đổi.

Các loại mẫu làm thẻ tạm trú.

Sau đây là những mẫu mà cá nhân, tổ chức bảo lãnh và người nước ngoài cần biết trong hồ sơ làm thẻ tạm trú:

  1. Mẫu NA8: Tờ khai làm thẻ tạm trú cho người nước ngoài. (mẫu do người nước ngoài điền và ký).
  2. Mẫu NA6: Công văn đề nghị cấp thẻ tạm trú. (dành cho tổ chức bảo lãnh).
  3. Mẫu NA7: Đơn bảo lãnh làm thẻ tạm trú. (dành cho cá nhân bảo lãnh).

Các mẫu này được ban hành kèm theo thông  tư  số 04/2015/TT-BCA ngày 05 tháng  01 năm  2015.

Căn cứ pháp luật về cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam

Quy định về cấp thẻ tạm trú được nêu chủ yếu trong các văn bản pháp luật sau đây:

  1. Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú cho người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014.
  2. Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019.
  3. Và hiện tại, cá nhân, tổ chức có nhu cầu có thể tìm đọc văn bản hợp nhất 27/VBHN-VPQH Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2019 để có được những quy định mới nhất và tổng hợp nhất.

Dịch vụ tư vấn xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài của công ty luật Siglaw

Khi quý khách hàng sử dụng dịch vụ tư vấn xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam của công ty luật Siglaw sẽ được hưởng các ưu đãi gồm:

  • Hỗ trợ tư vấn pháp lý miễn phí các vấn đề khi xin thẻ tạm trú
  • Tư vấn chi tiết điều kiện làm thẻ tạm trú, Visa, thị thực tại Việt Nam cho người lao động nước ngoài. Ngoài ra Công ty Luật Siglaw còn tư vấn miễn phí các quy định pháp luật liên quan đến hồ sơ, thủ tục cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài, tư vấn cấp GPLĐ, thủ tục miễn giấy phép lao động, xin Visa, thị thực…..
  • Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ, tài liệu xin cấp thẻ tạm trú cho NLĐ nước ngoài
  • Rà soát hồ sơ
  • Thay mặt khách hàng thực hiện dịch vụ trọn gói về hồ sơ, thủ tục, gia hạn…về thẻ tạm trú tại Cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng.

Trên đây là những thông tin cơ bản về dịch vụ cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam của Công ty luật Siglaw. Việc được cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài giúp họ có thể di chuyển và lưu trú tại Việt Nam một cách thuận tiện và an toàn hơn.

Để được tư vấn cụ thể quý khách hàng vui lòng thể liên hệ với Công ty luật Siglaw để được giải đáp nhanh nhất và chi tiết nhất:

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Email: vphn@siglaw.com.vn

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: vphcm@siglaw.com.vn

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

4.7/5 - (32 bình chọn)
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238