Hướng dẫn 6 bước thành lập Công ty Dịch vụ Dịch thuật

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhu cầu về dịch vụ dịch thuật chuyên nghiệp đã trở thành một phần không thể thiếu đối với nhiều doanh nghiệp và cá nhân. Vậy Thủ tục thành lập Công ty Dịch vụ Dịch thuật theo quy định của pháp luật hiện hành như thế nào? Hãy cùng Công ty Luật Siglaw tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Dịch vụ Dịch thuật là gì?

Dịch vụ dịch thuật là quá trình chuyển đổi nội dung từ ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ mục tiêu một cách chính xác và phù hợp với ngữ cảnh văn hóa. Dịch vụ này bao gồm việc dịch các tài liệu, hợp đồng, sách, website và nhiều loại hình thông tin khác, đảm bảo nội dung được truyền tải một cách rõ ràng, chính xác và dễ hiểu.

Công ty Dịch vụ Dịch thuật là doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ dịch thuật, phiên dịch nhằm hỗ trợ việc truyền tải thông tin giữa các ngôn ngữ khác nhau. Giúp khách hàng dịch các tài liệu, văn bản, hợp đồng, và các nội dung khác từ ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ đích một cách chính xác và phù hợp, đảm bảo sự thuận lợi và chính xác trong giao tiếp ngôn ngữ.

Thủ tục thành lập Công ty Dịch vụ Dịch thuật
Thủ tục thành lập Công ty Dịch vụ Dịch thuật

Thủ tục thành lập Công ty Dịch vụ Dịch thuật

Để thành lập Công ty Dịch vụ Dịch thuật tại Việt Nam, bạn cần thực hiện các bước và thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật. Hãy cùng Siglaw tham khảo quy trình cơ bản đề thành lập công ty dịch vụ dịch thuật:

Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Tùy vào nhu cầu mà doanh nghiệp có thể lựa chọn loại hình thành lập Công ty Dịch vụ Dịch thuật phù hợp. Có một số loại hình thành lập phổ biến sau:

   – Công ty TNHH một thành viên

Công ty TNHH hai thành viên trở lên

   – Công ty cổ phần

   – Công ty hợp danh

   – Doanh nghiệp tư nhân

Việc lựa chọn loại hình sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức, trách nhiệm pháp lý và quyền hạn của các thành viên trong công ty.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh

   Hồ sơ đăng ký thành lập Công ty Dịch vụ Dịch thuật bao gồm:

   – Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu)

   – Điều lệ công ty

   – Danh sách thành viên hoặc cổ đông sáng lập (Áp dụng cho công ty TNHH hoặc công ty cổ phần)

   – Bản sao công chứng các giấy tờ cá nhân: Chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật và các thành viên góp vốn.

   – Giấy ủy quyền (nếu có): Trong trường hợp ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục đăng ký.

Lưu ý: tùy theo mô hình mà cá nhân, tổ chức dự kiến thành lập sẽ cần chuẩn bị thành phần hồ sơ đăng ký khác nhau. Do đó, bạn cần xác định loại hình kinh doanh phù hợp với quy mô và cơ cấu mà doanh nghiệp dự kiến thành lập

Bước 3: Đăng ký ngành nghề kinh doanh

Khi tiến hành các thủ tục hành chính liên quan đến việc thành lập Công ty Dịch vụ Dịch thuật, cá nhân và tổ chức cần phải đăng ký chính xác các mã ngành mà doanh nghiệp dự kiến sẽ hoạt động. Doanh nghiệp phải thực hiện các hoạt động kinh doanh phù hợp với ngành, nghề đã đăng ký và được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đồng thời đảm bảo tuân thủ đầy đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Sau khi hoàn thiện hồ sơ thành lập Công ty Dịch vụ Dịch thuật, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các hình thức nộp hồ sơ như sau:

– Nộp trực tiếp

– Nộp trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn)

– Nộp qua đường bưu điện

Thời gian xử lý hồ sơ: 3 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ

Bước 5: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Sau khi hồ sơ được chấp thuận, bạn sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trong đó có mã số doanh nghiệp (cũng là mã số thuế).

Bước 6: Thực hiện một số thủ tục sau khi thành lập công ty

Sau khi thành lập Công ty Dịch vụ Dịch thuật, doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục khác có thể kể đến như Treo bảng hiệu tại địa chỉ trụ sở công ty; Đăng ký chữ ký số; Đăng ký tài khoản ngân hàng; Đăng ký khai thuế qua mạng; Đăng ký và thông báo sử dụng hóa đơn điện tử; Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Mã ngành đăng ký khi thành lập công ty dịch vụ dịch thuật

Ngành nghề kinh doanh dịch vụ dịch thuật không yêu cầu điều kiện đặc thù, nhưng bạn cần đăng ký mã ngành dịch vụ dịch thuật theo quy định tại Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (cụ thể mã ngành 7490 – Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu). Khi đăng ký, bạn có thể ghi chi tiết mã ngành là Hoạt động dịch vụ dịch thuật và phiên dịch (74300). Ngoài ra, doanh nghiệp có thể đăng ký thêm một số mã ngành khác liên quan hoặc dự kiến doanh nghiệp sẽ hoạt động để đăng ký mã ngành cho phù hợp.

Thành lập công ty dịch vụ dịch thuật có cần giấy phép con không?

Kinh doanh dịch vụ dịch thuật thông thường không thuộc nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nên không cần xin giấy phép con hay giấy phép đặc biệt. Tuy nhiên, người dịch thuật cần đáp ứng các điều kiện sau:

(1) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật

(2) Có bằng cử nhân ngoại ngữ trở lên về thứ tiếng nước ngoài cần dịch hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với thứ tiếng nước ngoài cần dịch.

Đối với ngôn ngữ không phổ biến mà người dịch không có bằng cử nhân ngoại ngữ, bằng tốt nghiệp đại học theo quy định thì phải thông thạo ngôn ngữ cần dịch.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về Thủ tục thành lập Công ty Dịch vụ Dịch thuật. Nếu có thắc mắc gì về Dịch vụ thành lập Công ty Dịch vụ Dịch thuật bạn có thể liên hệ trực tiếp với Công ty Luật Siglaw để nhận được những tư vấn chính xác, chuyên nghiệp và hiệu quả nhất!

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238