Hiện nay ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước ngoài chú ý đến ngành dịch vụ Logistics tại Việt Nam. Bắt nguồn từ vị trí địa lý thuận lợi và sự phát triển nhanh chóng của mình, ngành Logistics đã và đang trở thành một trong những lĩnh vực mũi nhọn trong công cuộc phát triển kinh tế nước nhà. Hãy cùng công ty luật Siglaw tìm hiểu về điều kiện, thủ tục thành lập công ty dịch vụ Logistics trong bài viết dưới đây
Các dịch vụ Logistics được phép thành lập công ty
Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 163/2017/NĐ-CP và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các loại hình dịch vụ logistics mà nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận thị trường bao gồm:
- Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay.
- Dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển.
- Dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải.
- Dịch vụ chuyển phát.
- Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa.
- Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan).
- Dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải.
- Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, hỗ trợ bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng.
- Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển.
- Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa.
- Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt.
- Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ.
- Dịch vụ vận tải hàng không.
- Dịch vụ vận tải đa phương thức.
- Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật.
- Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.
- Các dịch vụ khác do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng thỏa thuận phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật thương mại.
Các lĩnh vực của logistics Việt Nam đã cam kết mở cửa trong các Điều ước quốc tế gồm:
- Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay (một phần CPC 7411) thuộc Dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải.
- Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan)
- Dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải (Một phần CPC 749)
- Dịch vụ vận tải đa phương thức
Điều kiện thành lập công ty kinh doanh dịch vụ Logistic
Đối với các lĩnh vực của logistics Việt Nam đã cam kết mở cửa trong các Điều ước quốc tế:
Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay (một phần CPC 7411) thuộc Dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải.
Đối với Điều ước quốc tế: Chỉ cho phép cung cấp dịch vụ thông qua liên doanh với đối tác Việt Nam, trong đó tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không quá 50%
Đối với Pháp luật Việt Nam:
Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay (một phần CPC 7411) thuộc Dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải được quy định điểm c Khoản 3 Điều 4 Nghị định 163/2017/NĐ-CP như sau:
- Thương nhân phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó
- Thương nhân tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, ngoài việc phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với các dịch vụ cụ thể quy định tại Điều 3 Nghị định số 163/2017/NĐ-CP, còn phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử
- Trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%
Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan)
Đối với pháp luật quốc tế: Cho phép thành lập liên doanh và không có hạn chế về mức vốn góp nước ngoài.
Đối với pháp luật Việt Nam:
Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan) được quy định tại điểm d Khoản 3 Điều 4 Nghị định 163/2017/NĐ-CP như sau:
- Thương nhân phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó
- Trường hợp kinh doanh dịch vụ thông quan thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước. Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
- Trường hợp kinh doanh dịch vụ thông quan thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước. Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải (Một phần CPC 749)
Đối với pháp luật quốc tế:
- Cho phép thành lập liên doanh mà không hạn chế phần vốn sở hữu nước ngoài.
- Đối với các hiệp định AFAS, EVFTA, UKVFTA: Không hạn chế.
Đối với pháp luật Việt Nam:
Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics khác được quy định tại điểm đ Khoản 3 Điều 4 Nghị định 163/2017/NĐ-CP như sau:
- Thương nhân phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó
- Trường hợp kinh doanh dịch vụ thông quan thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước. Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
- Trường hợp kinh doanh các dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước.
Dịch vụ vận tải đa phương thức
Đối với pháp luật quốc tế: không hạn chế tiếp cận.
Đối với pháp luật Việt Nam:
Điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức được quy định tại Điều 5 Nghị định 87/2009/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị định 144/2018/NĐ-CP:
Doanh nghiệp, hợp tác xã Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế sau khi có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Duy trì tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương hoặc có phương án tài chính thay thế theo quy định của pháp luật;
- Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương.
Doanh nghiệp của các quốc gia là thành viên Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức hoặc là doanh nghiệp của quốc gia đã ký điều ước quốc tế với Việt Nam về vận tải đa phương thức chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế sau khi có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế của Việt Nam trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thực quốc tế hoặc giấy tờ tương đương do cơ quan có thẩm quyền nước đó cấp.
- Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương.
Đối với các lĩnh vực của logistics Việt Nam chưa cam kết mở cửa trong các Điều ước quốc tế
Căn cứ Luật Đầu tư 2020 và Điều 4 Nghị định 163/2017/NĐ-CP, nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào các lĩnh vực này cần phải đáp ứng các điều kiện giống như nhà đầu tư trong nước như sau:
- Thương nhân kinh doanh các dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó.
- Thương nhân tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, ngoài việc phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với các dịch vụ cụ thể quy định tại Điều 3 Nghị định này, còn phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử.
Thủ tục thành lập công ty dịch vụ Logistics
Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh dịch vụ Logistics có thể cần chuẩn bị các giấy tờ như sau:
- Đơn xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư (cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam)
- Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Đơn xin thành lập kho bãi (nếu kinh doanh dịch vụ kho bãi)
- Sơ đồ thiết kế kho bãi được thuê
Nếu kinh doanh vận tải biển:
- Một Giấy đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển (Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 160/2016/NĐ-CP)
- 01 bản sao y từ sổ gốc, hoặc 01 bản sao chứng thực từ bản gốc; hoặc 01 bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu Danh sách các chức danh kèm theo hồ sơ của từng chức danh và bằng, chứng chỉ liên quan của các chức danh quy định tại khoản 1 Điều 5 và khoản 1 Điều 6 của Nghị định 160/2016/NĐ-CP:
- 01 bản gốc Văn bản bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 5 hoặc khoản 2 Điều 6 của Nghị định 160/2016/NĐ-CP;
- 01 bản sao kèm bản chính Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển
- Và các giấy tờ khác được quy định tại các văn bản chuyên ngành khác.
Thủ tục:
Nơi nộp hồ sơ: Cục hàng hải Việt Nam
Phương thức nộp: gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng hải Việt Nam.
Trên đây là thông tin về thủ tục thành Lập công ty dịch vụ Logistics. Để được hỗ trợ thêm về pháp lý đầu tư, hãy liên lạc công ty luật Siglaw để được hỗ trợ một cách tốt nhất.