So sánh các loại hình doanh nghiệp

Trong thế giới kinh doanh đa dạng ngày nay, có nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, mỗi loại mang đến những ưu điểm và hạn chế riêng. Từ các doanh nghiệp nhỏ cho đến các tập đoàn đa quốc gia, mỗi loại hình doanh nghiệp đều có vai trò quan trọng trong nền kinh tế và xã hội. Trong bài viết này, Siglaw sẽ giúp bạn so sánh các loại hình doanh nghiệp hiện nay để giúp bạn hiểu hơn về đặc điểm của những doanh nghiệp này cũng như dễ dàng lựa chọn loại hình doanh nghiệp đăng ký kinh doanh để bắt đầu hoạt động kinh doanh của mình.

Bảng so sánh các loại hình doanh nghiệp theo luật mới nhất

So sánh các loại hình doanh nghiệp
So sánh các loại hình doanh nghiệp

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, có 5 loại hình doanh nghiệp sau:

Dưới đây là bảng so sánh các loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật:

Tiêu chí Công ty TNHH một thành viên Công ty TNHH 2 thành viên trở  Công ty cổ phần Công ty hợp danh Doanh nghiệp tư nhân
Chủ sở hữu Có duy nhất 1 chủ sở hữu là cá nhân hoặc tổ chức Có thể có nhiều đồng chủ sở hữu, có thể là cá nhân hoặc tổ chức, tối thiểu là 2 và tối đa không quá 50 chủ sở hữu Là cổ đông của công ty, có thể là cá nhân hoặc tổ chức, tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa Là cá nhân, hay còn được gọi là thành viên hợp danh. Có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty Có 1 chủ sở hữu duy nhất là cá nhân, không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh
Tư cách pháp nhân Không
Số lượng thành viên, cổ đông Có duy nhất 1 thành viên. Thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức tham gia góp vốn Có từ 2 đến 50 thành viên, là tổ chức, cá nhân Số lượng cổ đông tối thiểu là 3 cổ đông và không hạn chế về số lượng tối đa Có tối thiểu 2 thành viên hợp danh là cá nhân và ngoài ra có thể có thêm các thành viên góp vốn Chỉ có duy nhất 1 thành viên góp vốn là cá nhân, gọi là chủ doanh nghiệp tư nhân
Vốn điều lệ Tổng giá trị tài sản chủ sở hữu cam kết góp trong điều lệ công ty Tổng giá trị tài sản các thành viên cam kết góp trong điều lệ công ty Vốn góp của thành viên, chia thành nhiều phần bằng nhau Tổng giá trị tài sản các thành viên cam kết góp trong điều lệ công ty Toàn bộ tài sản của chủ sở hữu
Trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản Chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn cam kết góp Chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn cam kết góp Chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn cam kết góp Đối với thành viên hợp danh: chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cá nhân.

Đối với thành viên góp vốn: chỉ chịu trách nhiệm trên phạm vi số vốn đã góp

Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm bằng toàn sản của mình
Khả năng huy động vốn Chỉ có thể huy động thêm vốn từ chủ sở hữu công ty hoặc bằng cách chuyển nhượng vốn sang cho cá nhân hoặc tổ chức khác;

Nếu chuyển nhượng 1 phần vốn góp thì bắt buộc phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Có thể huy động vốn từ thành viên mới (tối đa 50 thành viên);

Có thể chuyển nhượng 1 phần vốn góp cho cá nhân, tổ chức khác. 

(phải ưu tiên chuyển nhượng cho các thành viên trong công ty trước)

Khả năng huy động vốn cao và linh hoạt bởi vì:

  • Được phát hành cổ phiếu, chào bán các loại cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng thông qua sàn giao dịch chứng khoán;
  • Không giới hạn số lượng cổ đông góp vốn nên có thể gia tăng số lượng cổ đông theo nhu cầu;
  • Thủ tục chuyển nhượng cổ phần đơn giản, nhanh gọn
Có thể huy động vốn từ thành viên công ty hiện có hoặc có thể huy động từ thành viên mới và không hạn chế số lượng thành viên tối đa; 

Các thành viên công ty hợp danh cũng có thể chuyển nhượng vốn của mình cho người khác.
(thành viên hợp danh phải được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại nếu muốn chuyển nhượng phần vốn của mình tại công ty cho cá nhân, tổ chức khác.)

Chỉ được huy động vốn từ chính chủ doanh nghiệp mà không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào, cũng như không được bán phần vốn góp cho cá nhân hoặc tổ chức khác, nên không có khả năng huy động vốn từ bên ngoài.
Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp Trường hợp chủ sở hữu chấp thuận cho cá nhân hoặc tổ chức khác cùng góp vốn vào công ty thì công ty TNHH 1 thành viên bắt buộc phải chuyển đổi thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. Trường hợp sau khi thành lập nếu có nhiều hơn 50 thành viên góp vốn thì bắt buộc phải chuyển đổi sang loại hình công ty cổ phần;

Trường hợp số lượng thành viên góp vốn giảm xuống chỉ còn 1 thì bắt buộc phải chuyển thành công ty TNHH 1 thành viên.

Trường hợp nếu số lượng cổ đông giảm xuống còn 2 thành viên, mà công ty không huy động được thêm vốn góp của cổ đông mới thì phải chuyển đổi thành công ty TNHH 2 thành viên để tiếp tục hoạt động;

Trường hợp số lượng cổ đông giảm xuống còn 1 thành viên thì công ty cổ phần phải chuyển đổi thành công ty TNHH 1 thành viên để tiếp tục hoạt động.

Không được chuyển đổi Có thể chuyển đổi thành  công ty TNHH 1 thành viên, 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần và công ty hợp danh.
Quyền quyết định những vấn đề quan trọng Chủ sở hữu Hội đồng thành viên Đại hội đồng cổ đông Hội đồng thành viên. Tuy nhiên các quyết định đều phải được đa số thành viên hợp danh tán thành  Chủ doanh nghiệp tư nhân

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp của Công ty Luật Siglaw

Với đội ngũ luật sư, chuyên gia pháp lý cao cấp có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý doanh nghiệp, Siglaw cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp cho quý khách hàng. Khi sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý thành lập doanh nghiệp của Siglaw, quý khách hàng sẽ được hỗ trợ nhiệt tình nhất như sau:

  • Tư vấn về các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến thành lập cho công ty.
  • Tư vấn lợi thế, ưu đãi pháp lý liên quan đến các loại hình công ty để khách hàng lựa chọn loại hình phù hợp với nhu cầu của mình.
  • Tư vấn soạn thảo chuẩn bị tất cả hồ sơ, tài liệu cần thiết để giúp khách hàng xin cấp phép thành lập công ty một cách nhanh chóng nhất.
  • Hướng dẫn khách hàng nộp, theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Hướng dẫn làm việc và giải trình các yêu cầu của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Tư vấn các vấn đề về hoạt động, báo cáo thường niên có liên quan.

Chúng tôi cung cấp Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại nhiều tỉnh, thành phố tại Việt Nam:

  • Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Thành phố Hà Nội
  • Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh
  • Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh
  • Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại tỉnh Nam Định
  • Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại tỉnh Ninh Bình
  • Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Thành phố Đà Nẵng
  • Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại tỉnh Hưng Yên
  • Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương
  • Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại tỉnh Đồng Nai
  • Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại tỉnh Khánh Hòa
  • Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Thành phố Hải Phòng

Để được TƯ VẤN VỀ DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ Công ty Luật Siglaw

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Email: [email protected]

Chi nhánh tại miền Nam: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: [email protected]

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238