Giấy phép vận chuyển hóa chất bảo vệ thực vật

Trong ngành nông nghiệp hiện đại, hóa chất bảo vệ thực vật đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cây trồng khỏi sâu bệnh và nâng cao năng suất sản xuất. Tuy nhiên, việc vận chuyển các loại hóa chất này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe con người và môi trường. Do đó, giấy phép vận chuyển hóa chất bảo vệ thực vật không chỉ là một yêu cầu pháp lý mà còn là một biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn trong quá trình lưu thông. Vậy Giấy phép vận chuyển hoá chất bảo vệ thực vật như thế nào? Hãy cùng Công ty Luật Siglaw tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Hoá chất bảo vệ thực vật bao gồm những gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 34/2024/NĐ-CP thì hàng hoá nguy hiểm được phân loại dựa vào tính chất hóa, lý của hàng hoá. Cụ thể như sau:

  • Loại 1. Chất nổ và vật phẩm dễ nổ:

– Nhóm 1.1: Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ rộng.

– Nhóm 1.2: Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không nổ rộng.

– Nhóm 1.3: Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc bắn tóe nhỏ hoặc cả hai, nhưng không nổ rộng.

– Nhóm 1.4: Chất và vật phẩm có nguy cơ không đáng kể.

– Nhóm 1.5: Chất không nhạy nhưng có nguy cơ nổ rộng.

– Nhóm 1.6: Vật phẩm đặc biệt không nhạy, không có nguy cơ nổ rộng.

Giấy phép vận chuyển hóa chất bảo vệ thực vật
Giấy phép vận chuyển hóa chất bảo vệ thực vật
  • Loại 2. Khí:

– Nhóm 2.1: Khí dễ cháy.

– Nhóm 2.2: Khí không dễ cháy, không độc hại.

– Nhóm 2.3: Khí độc hại.

  • Loại 3. Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy
  • Loại 4:

– Nhóm 4.1: Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy.

– Nhóm 4.2: Chất có khả năng tự bốc cháy.

– Nhóm 4.3: Chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy.

  • Loại 5:

– Nhóm 5.1: Chất oxi hóa.

– Nhóm 5.2: Perôxít hữu cơ.

  •  Loại 6:

– Nhóm 6.1: Chất độc.

– Nhóm 6.2: Chất gây nhiễm bệnh.

  • Loại 7: Chất phóng xạ.
  • Loại 8: Chất ăn mòn.
  • Loại 9: Chất và vật phẩm nguy hiểm khác.

Hồ sơ xin giấy phép vận chuyển hoá chất bảo vệ thực vật

Để xin giấy phép vận chuyển hoá chất bảo vệ thực vật thì tổ chức, cá nhân cần chuẩn bị các tài liệu được quy định tại Điều 19 Nghị định 34/2024/NĐ-CP như sau:

– Giấy đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Nghị định 34/2024/NĐ-CP.

– Bản sao hoặc bản sao điện tử hoặc bản chính Bảng kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển đảm bảo còn thời hạn kiểm định theo quy định;

– Bản sao hoặc bản sao điện tử hoặc bản chính Bảng kê danh sách người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và danh sách người áp tải đối với trường hợp bắt buộc phải có người áp tải kèm bản sao giấy chứng nhận hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn theo quy định;

– Bản sao hoặc bản sao điện tử hoặc bản chính một trong các giấy tờ sau: Hợp đồng cung ứng; Hóa đơn tài chính về xuất, nhập hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật;

– Bản sao hoặc bản sao điện tử hoặc bản chính phương án tổ chức vận chuyển hàng hóa nguy hiểm của đơn vị vận chuyển theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Nghị định 34/2024/NĐ-CP (trong đó bao gồm tối thiểu các nội dung: Biển kiểm soát xe; họ và tên người điều khiển phương tiện; loại hàng; khối lượng; tuyến đường, thời gian vận chuyển);

– Bản sao hoặc bản sao điện tử Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn của người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ đối với vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; bản sao hoặc bản sao điện tử chứng chỉ chuyên môn đặc biệt của thuyền viên đối với vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa.

Thủ tục xin cấp giấy phép vận chuyển hoá chất bảo vệ thực vật  

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người vận tải hóa chất bảo vệ thực vật nộp 01 bộ hồ sơ bao gồm các tài liệu đã được Công ty Luật Siglaw đề cập đến ở phần trên. 

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nơi nộp hồ sơ: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương nơi chủ thể muốn xin cấp giấy phép

Hình thức nộp:

– Nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ; trường hợp thành phần hồ sơ chưa đầy đủ hoặc có sai lệch thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

– Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính thông báo bằng văn bản hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung, đồng thời hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép thẩm định hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật.

Trường hợp không cấp Giấy phép thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.

Bước 4: Nhận kết quả 

Uỷ ban nhân dân trả kết quả cho cá nhân, tổ chức. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết Công ty Luật Siglaw cung cấp về Giấy phép vận chuyển hoá chất bảo vệ thực vật. Nếu quý khách hàng gặp các vấn đề liên quan đến đầu tư, vui lòng liên hệ cho Công ty Luật Siglaw để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện.

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Email: vphn@siglaw.com.vn

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: vphcm@siglaw.com.vn

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238