Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam bao gồm 05 hình thức kinh doanh: Công ty TNHH 1 TV; Công ty TNHH 2 TV trở lên; Công ty CP; Công ty HD; DNTN hoặc viết đầy đủ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Công ty cổ phần; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân theo quy định tại khoản 02 điều 37 “Luật Doanh Nghiệp 2020”.
Hiểu một cách đơn giản “các hình thức kinh doanh của cá nhân hay tổ chức lựa chọn thể hiện cho mục tiêu mà công ty, doanh nghiệp xây dựng & phát triển” chính là loại hình doanh nghiệp. Sau đây mời bạn cùng Siglaw tìm hiểu chi tiết về 05 loại hình doanh nghiệp phổ biến này tại Việt Nam:
Loại hình doanh nghiệp tư nhân
Theo khái niệm mà Luật Doanh nghiệp 2020 đưa ra thì: “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.”. Từ định nghĩa này, có thể thấy loại hình công ty tư nhân mang những đặc điểm như sau:
- Thành viên: do 01 cá nhân làm chủ sở hữu. Một lưu ý: mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân duy nhất. Nếu đã là chủ loại hình doanh nghiệp tư nhân thì sẽ không được đồng thời là thành viên hợp danh của công ty hợp danh hoặc là chủ của hộ kinh doanh. Bên cạnh đó, doanh nghiệp tư nhân cũng không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong Công ty TNHH, công ty hợp danh hoặc .
- Khả năng huy động vốn: Cũng như công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân cũng không được phép phát hành bất cứ một loại chứng khoán nào
- Chế độ trách nhiệm: Chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân sẽ phải chịu trách nhiệm vô hạn, bằng toàn bộ tài sản của mình, không tách bạch giữa tài sản cá nhân với tài sản công ty đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp tư nhân.
Ưu điểm của loại hình doanh nghiệp tư nhân bao gồm:
- Chủ DN chủ động trong việc quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp.
- DNTN là loại hình công ty duy nhất mà chủ doanh nghiệp có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác.
Nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân đó là:
- Loại hình DNTN không có tư cách pháp nhân
- Rủi ro cao hơn khi phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.
- Việc huy động vốn từ nhiều nguồn của công ty tư nhân sẽ bị hạn chế nhất
- Hạn chế trong hoạt động kinh doanh khi không được góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần trong các loại hình doanh nghiệp khác.
- Chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
Mô hình công ty TNHH 1 thành viên
Hiện nay, Luật Doanh nghiệp ở Việt Nam định nghĩa Công ty TNHH 1 thành viên như sau: “Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.”
Từ định nghĩa và các quy định pháp luật, có thể xác định một số đặc trưng của loại hình doanh nghiệp này như sau:
- Chủ sở hữu: Công ty TNHH 1 thành viên đúng như tên gọi chỉ có một chủ sở hữu. Chủ sở hữu đó có thể là cá nhân hoặc là một tổ chức.
- Khả năng huy động vốn: Công ty TNHH 1 thành viên được quyền phát hành trái phiếu, tuy nhiên, công ty lại không được phép phát hành cổ phiếu
- Chế độ trách nhiệm: chủ sở hữu Công ty TNHH 1 thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ của của công ty
Điều này tức là trong một Công ty TNHH một thành viên, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty hay nói cách khác trách nhiệm của chủ sở hữu công ty chỉ giới hạn trong số vốn mà họ đã đầu tư vào công ty.
Nếu công ty gặp khó khăn tài chính hoặc có các khoản nợ, chủ sở hữu công ty không phải chịu trách nhiệm với tài sản cá nhân khác ngoài số vốn điều lệ. Mức độ trách nhiệm của chủ sở hữu được giới hạn, và họ không phải sử dụng tài sản cá nhân để ngoài số vốn góp để chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ của công ty.
Ưu điểm của công ty TNHH 1 thành viên đó là:
- Công ty TNHH một thành viên có mức đầu tư vốn tương đối thấp, quy trình thành lập và hoạt động đơn giản hơn so với một số loại hình công ty khác như công ty cổ phần. Nó cũng có tính linh hoạt cao trong việc quyết định và thay đổi hoạt động kinh doanh.
- Quản lý đơn giản: Do chỉ có một thành viên, việc quản lý công ty trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Chủ sở hữu có thể đưa ra các quyết định một cách nhanh chóng và dễ dàng điều hành hoạt động kinh doanh.
- Không nhất thiết phải tìm đối tượng hợp tác để cùng thành lập doanh nghiệp.
- Chế độ trách nhiệm hữu hạn, tách bạch với tài sản cá nhân
Nhược điểm của loại hình công ty TNHH 1 thành viên:
- Việc huy động vốn từ nhiều nguồn của loại hình công ty TNHH 1 thành viên sẽ bị hạn chế
- Không được rút vốn trực tiếp mà phải bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác.
- Vì trách nhiệm hữu hạn nên thường khó tạo niềm tin với đối tác hơn
- Tiền lương thanh toán cho Chủ sở hữu không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Mô hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên là loại hình doanh nghiệp có từ 02 thành viên trở lên là tổ chức cá nhân. Trong đó các thành viên chịu trách nhiệm về những khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
- Thành viên: có thể là tổ chức, cá nhân. Số lượng thành viên từ 02 đến 50 thành viên
- Khả năng huy động vốn: Công ty TNHH 2 thành viên được quyền phát hành trái phiếu, tuy nhiên, loại hình công ty này lại không được phép phát hành cổ phiếu
- Chế độ trách nhiệm: các thành viên của Công ty TNHH hai thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp của của mình
Ưu điểm của loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Chế độ trách nhiệm hữu hạn, tách bạch với tài sản cá nhân
Nhược điểm của công ty TNHH 2 thành viên trở lên:
- Vì loại hình doanh nghiệp là trách nhiệm hữu hạn nên thường khó tạo niềm tin với đối tác hơn
- Việc huy động vốn từ nhiều nguồn của công ty sẽ bị hạn chế
Loại hình doanh nghiệp hợp danh
Công ty hợp danh là doanh nghiệp có ít nhất 2 người cùng nhau góp vốn để hoạt động kinh doanh với một tên công ty chung đều liên đới chịu trách nhiệm vô hạn trong những khoản nợ và các nghĩa vụ về tài sản phát sinh của các hoạt động kinh doanh đó.
Thành viên: có ít nhất 02 thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của công ty và cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Thành viên của công ty hợp danh được phân loại như sau:
- Thành viên hợp danh: chỉ có thể là cá nhân, trách nhiệm vô hạn tức là thành viên hợp danh sẽ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
- Thành viên góp vốn: có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Đối với thành viên góp vốn, thành viên góp vốn sẽ chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty mà không phải chịu trách nhiệm vô hạn như thành viên hợp danh.
Khả năng huy động vốn: Công ty hợp danh không được phép phát hành bất cứ một loại chứng khoán nào
Tư cách pháp nhân: có tư cách pháp nhân
Chế độ trách nhiệm: Như phân tích ở trên thì tùy loại thành viên của công ty hợp danh trách nhiệm sẽ khác nhau. Thành viên hợp danh sẽ chịu trách nhiệm vô hạn còn thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn.
Ưu điểm của loại hình doanh nghiệp hợp danh:
- Việc điều hành quản lý loại hình công ty hợp danh không quá phức tạp
- Thành viên hợp danh là những cá nhân có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp cao. Điều này tạo sự tin cậy cho đối tác.
- Ngân hàng dễ cho vay vốn và hoãn nợ hơn
- Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, dễ quản lý.
Nhược điểm của doanh nghiệp hợp danh:
- Trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao. Khi thành viên hợp danh rút khỏi công ty thì họ vẫn phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty
- Việc huy động vốn từ nhiều nguồn của công ty sẽ bị hạn chế nhất
Loại hình công ty cổ phần
Công ty cổ phần (JSC – Joint Stock Company) là một loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam mà vốn chủ sở hữu được chia thành các phần bằng cổ phiếu. Công ty cổ phần được thành lập bởi ít nhất ba cổ đông và không có giới hạn về số lượng cổ đông. Như vậy, có thể thấy Công ty cổ phần mang những đặc điểm sau:
- Thành viên: tối thiểu 03 cổ đông và không có giới hạn tối đa
- Khả năng huy động vốn: Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp duy nhất có quyền phát hành cổ phiếu để thu hút vốn từ các nhà đầu tư. Công ty cổ phần có thể niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
- Chế độ trách nhiệm: Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm đối với số vốn mà họ đã đầu tư vào công ty, thông thường là số tiền mua cổ phần. Điều này có nghĩa là nếu công ty gặp khó khăn tài chính hoặc phá sản, cổ đông không phải chịu trách nhiệm cá nhân vô hạn đối với các nợ nần và nghĩa vụ khác của công ty.
Ưu điểm của mô hình doanh nghiệp cổ phần bao gồm:
- Mô hình này có chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn
- Thủ tục chuyển nhượng cổ phần đơn giản
- Khả năng huy động vốn của loại hình công ty cổ phần rất cao
- Được quyền niêm yết, giao dịch cổ phần trên sàn giao dịch chứng khoán.
Nhược điểm của công ty cổ phần:
- Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần phức tạp
- Khó khăn khi đưa ra một quyết định
- Mất thêm chi phí khi chuyển nhượng cổ phần
Xem thêm:
Bảng so sánh các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam 2024
Loại hình doanh nghiệp nào phổ biến ở Việt Nam?
Loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay phổ biến nhất là Công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên và Công ty cổ phần. Do 3 loại hình doanh nghiệp này hội tụ nhiều ưu điểm nhất khi có sự linh hoạt trong quản lý, khả năng thu hút vốn đầu tư dễ dàng và thủ tục thành lập đơn giản hơn. Đặc biệt là các thành viên sẽ chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp/vốn điều lệ nên các cá nhân có thể hạn chế rủi ro khi tài sản cá nhân được tách biệt với tài sản công ty trong mọi hoạt động.
Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam để thành lập phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm quy mô kinh doanh, mục tiêu, tài chính, quản lý, pháp lý và nhiều yếu tố khác.
Các nhà đầu tư, kinh doanh cần tham khảo và nghiên cứu kỹ các đặc điểm của các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam để lựa chọn được loại hình công ty phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
Các loại hình doanh nghiệp nào có tư cách pháp nhân?
Theo quy định tại điều 74 Bộ Luật Dân Sự 2015 thì các loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân phải thỏa mãn điều kiện là công ty được thành lập theo quy định và dó cơ cấu tổ chức theo quy định của pháp luật. Vì vậy sẽ có 04 loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân bao gồm:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
- Công ty Cổ phần;
- Công ty hợp danh;
Loại hình doanh nghiệp nào có tư cách pháp nhân thì doanh nghiệp trở nên ổn định, tách bạch với đời sống của cá nhân trong doanh nghiệp. Điều này đảm bảo tính ổn định và bền vững cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cùng với đó thì tư cách pháp nhân của doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp tham gia vào các quan hệ pháp luật độc lập, tạo sự tin tưởng và minh bạch trong giao dịch.
Dịch vụ tư vấn các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam
✅Ưu đãi | ⭐Tư vấn miễn phí về các loại hình doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ thành lập công ty của Siglaw |
✅Kinh nghiệm | ⭐Hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn hồ sơ, thủ tục về các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam |
✅Đội ngũ Siglaw | ⭐Luật sư của công ty luật Siglaw là những chuyên gia pháp lý có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm |
✅Chi phí | ⭐Liên hệ hotline 0961 366 238 để được báo giá chính xác. |
Trên đây là những thông tin về chủ đề “Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam” từ đội ngũ nhân viên Công ty Luật Siglaw. Nếu quý khách hàng còn vấn đề gì vướng mắc cần giải quyết, hãy liên hệ với công ty luật Siglaw để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí một cách nhanh nhất.
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.
Email: vphn@siglaw.com.vn
Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Email: vphcm@siglaw.com.vn
Hotline: 0961 366 238
Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw