Các dự án phải xin giấy phép nhà thầu nước ngoài tại Bộ xây dựng

Hiện nay với với sự hội nhập phát triển kinh tế, việc các nhà đầu tư nước ngoài muốn gia nhập vào thị trường Việt Nam không còn quá xa lạ. Không chỉ đầu tư vào những ngành nghề kinh doanh , dịch vụ mà việc xây dựng các dự án cũng phổ biến. Đối với các dự án đầu tư xây dựng đều phải xin giấy phép xây dựng, do đó, trong trường hợp nhà thầu là cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài thì các dự án nào cần phải xin giấy phép. Bài viết dưới đây Siglaw sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép; loại dự án cần xin giấy phép từ Bộ Xây dựng.

Dự án phải xin giấy phép nhà thầu nước ngoài tại Bộ xây dựng [2024]

Theo quy định pháp luật (Khoản 3 Điều 104 Nghị định 15/2021/NĐ-CP) thì Bộ Xây dựng được cấp giấy phép cho các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A và dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn 2 tỉnh trở lên.Căn cứ theo Luật Đầu tư công 2019 thì các dự án trên được phân chia theo các tiêu chí khác nhau như sau: 

Loại dự ánTiêu chí phân loại
Dự án quan trọng quốc gia  (Dự án đầu tư độc lập hoặc cụm công trình liên kết chặt chẽ với nhau)Sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng trở lên 

Ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường: 

  • Nhà máy điện hạt nhân 
  • Sử dụng đất có yêu cầu chuyển nhượng mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa hoạc từ 50ha trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát baym chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500ha trở lên; rừng sản xuất từ 1000ha trở lên 
  • Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đát trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô 500ha trở lên 
  • Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác 
  • Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định 
Dự án nhóm ADự án không phân biệt tổng mức đầu tư: 

  • Dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh có mức độ tuyệt mật
  • Dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ;
  • Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao

Dự án có tổng mức đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên: 

  • Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ
  • Công nghiệp điện
  • Khai thác dầu khí
  • Hóa chất, phân bón, xi măng
  • Chế tạo máy, luyện kim
  • Khai thác, chế biến khoáng sản
  • Xây dựng khu nhà ở

Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên:

  • Giao thông, trừ dự án không phân biệt tổng mức đầu tư 
  • Thủy lợi
  • Cấp thoát nước, xử lý rác thải và công trình hạ tầng kỹ thuật khác
  • Kỹ thuật điện
  • Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử
  • Hóa dược
  • Sản xuất vật liệu, trừ dự án không phân biệt tổng mức đầu tư 
  • Công trình cơ khí, trừ dự án không phân biệt tổng mức đầu tư 
  • Bưu chính, viễn thông

Dự án có tổng mức đầu tư từ 1000 tỷ đồng trở lên: 

  • Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản
  • Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên
  • Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới
  • Công nghiệp

Dự án có tổng mức đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên: 

  • Y tế, văn hoá, giáo dục 
  • Nghiên cứu khoa hoạc, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình 
  • Kho tàng 
  • Du lịch, thể dục thể thao 
  • Xây dựng dân dụng, trừ xây dựng có tổng mức đầu tư từ 2.300 tỷ đồng 
  • Dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh. 
Dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn 2 tỉnh trở lên 

Điều kiện cấp giấy phép cho nhà thầu nước ngoài

Giấy phép hoạt động xây dựng là giấy phép được cấp sau khi trúng thầu theo  từng hợp đồng theo quy định pháp luật Việt Nam do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho nhà thầu nước ngoài. Trước khi được cấp loại giấy phép này, nhà thầu nước ngoài cần đạt những điều kiện sau: 

  • Sau khi có quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu của chủ đầu tư hoặc nhà thầu chính (phụ) thì nhà thầu nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động xây dựng
  • Nhà thầu nước ngoài phải liên danh với nhà thầu nước ngoài hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam (trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực để tham gia vào bất kỳ công việc nào của gói thầu). Khi liên danh hoặc sử dụng nhà thầu ở Việt Nam phải phân định rõ nội dung, khối lượng và giá trị phần công việc do nhà thầy Việt Nam trong liên danh, nhà thầu phụ Việt Nam thực hiện 
  • Nhà thầu nước ngoài còn phải cam kết việc thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động nhận thầu tại Việt Nam 
Các dự án phải xin giấy phép nhà thầu nước ngoài tại Bộ xây dựng
Các dự án phải xin giấy phép nhà thầu nước ngoài tại Bộ xây dựng

Hồ sơ xin cấp giấy phép nhà thầu nước ngoài tại Bộ Xây dựng

Hồ sơ xin giấy phép bao gồm các loại giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng theo Mẫu số 01, Mẫu số 04 Phụ lục IV Nghị định 15/2021/NĐ-CP
  • Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử về kết quả đấu thầu hoặc quyết định chọn thầu hợp pháp
  • Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử giấy phép thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với tổ chức và chứng chỉ hành nghề (nếu có) của nước nơi mà nhà thầu nước ngoài mang quốc tịch cấp
  • Biểu báo cáo kinh nghiệm hoạt động liên quan đến các công việc nhận thầu và bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử báo cáo tổng hợp kiểm toán tài chính trong 03 năm gần nhất (đối với trường hợp không thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu)
  •  Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử Hợp đồng liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc hợp đồng chính thức hoặc hợp đồng nguyên tắc với nhà thầu phụ Việt Nam để thực hiện công việc nhận thầu (đã có trong hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ chào thầu)
  • Giấy ủy quyền hợp pháp đối với người không phải là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu
  • Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư của dự án/công trình.

Hình thức nộp: nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện

*Lưu ý: 

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng phải làm bằng tiếng Việt. 
  • Giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam và các nước có liên quan là thành viên có quy định về miễn trừ hợp pháp hóa lãnh sự. 
  • Các giấy tờ, tài liệu quy định bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Thủ tục xin giấy phép nhà thầu nước ngoài tại Bộ xây dựng

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ nộp cho Bộ xây dựng 

Bước 2: Kể từ khi nhận đủ hồ sơ, trong thời hạn 20 ngày, Bộ xây dựng xem xét hồ sơ để quyết định cấp hay không 

Bước 3: Nhận giấy phép (nếu đạt yêu cầu) và nộp lệ phí 

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Siglaw về ‘Các dự án phải xin giấy phép nhà thầu nước ngoài tại Bộ Xây dựng”. Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện: 

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Email: vphn@siglaw.com.vn

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: vphcm@siglaw.com.vn

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238