Trong vài chục năm gần đây, mối quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng có sự phát triển và gắn kết. Một minh chứng cho sự gắn kết này là sự gia tăng của những khoản đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam với con số gần 420 triệu USD chỉ trong 02 tháng đầu năm 2023, hay sự xuất hiện của những khoa dạy Tiếng Việt tại trường cấp 03 và Đại học Hàn Quốc nhằm tạo ra một thế hệ trẻ Hàn Quốc có thể kết nối hai quốc gia Hàn-Việt. Vậy, khi Hàn Quốc đã có những hoạt động đầu tư vào nước mình, thì những nhà đầu tư nước ngoài như Việt Nam cần làm gì khi muốn đầu tư thành lập công ty tại Hàn Quốc, hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này.
Tại sao nên đầu tư vào Hàn Quốc ? Thuận lợi khi thành lập công ty tại Hàn Quốc ?
- Đầu tiên, Hàn Quốc là một trong những quốc gia có kinh tế hỗn hợp và phát triển nhất nhưng ổn định trên thế giới. Bằng việc tham gia vào nền kinh tế Hàn Quốc, những nhà đầu tư từ các quốc gia kém phát triển hơn quốc gia này có thể học hỏi, trau dồi những kinh nghiệm quý giá và áp dụng chúng vào doanh nghiệp của mình.
- Thứ hai, Hàn Quốc sở hữu lượng dân không nhỏ nhưng với nền kinh tế phát triển vượt bậc, sức mua và tiêu dùng của người dân Hàn Quốc là rất lớn, đặc biệt là nhu cầu về mỹ phẩm, làm đẹp và phẫu thuật thẩm mĩ. Không chỉ vậy, đồng won (Hàn Quốc) luôn lớn hơn đồng VNĐ (Việt Nam) hoặc lớn hơn các quốc gia kém phát triển hơn Hàn Quốc, vậy nên, nếu có thể đầu tư thành lập công ty tại Hàn Quốc, lợi nhuận đem lại cho các nhà đầu là rất to lớn.
- Thứ ba, sự đổi mới vượt bậc trong nông nghiệp kỹ thuật số cũng đem lại những lợi ích, những kinh nghiệm quý giá cho các quốc gia nông nghiệp như Việt Nam.
- Thứ tư, môi trường kinh doanh và pháp lý rõ ràng, chi tiết cũng giúp các nhà đầu tư giảm thiểu khó khăn khi lập những bản hồ sơ pháp lý tại quốc gia này.
- Thứ năm, đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Hàn Quốc sẽ giúp nâng cao vị thế của nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia của nhà đầu tư nước ngoài. Là một trong những quốc gia phát triển bậc nhất, nên những tiêu chuẩn đầu vào dành cho nhà đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc cũng rất cao, không chỉ về chi phí mà còn các yếu tố khác như bằng cấp, kinh nghiệm,… Vậy khi một nhà đầu tư có thể đầu tư vào Hàn Quốc, họ đã chứng minh được năng lực cao của mình từ đó khẳng định vị thế trên thế giới.
- Cuối cùng, nhân lực Hàn Quốc có chuyên môn cao và sự tận tâm, tỉ mỉ trong công việc sẽ trở thành các nhân viên xuất sắc khi làm việc cho những nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Việt Nam.
Khó khăn khi đầu tư vào Hàn Quốc?
- Công ty gia đình: Những nghiên cứu và số liệu trên thực tế đã chỉ ra rằng nền kinh tế Hàn Quốc phát triển nhờ một phần không nhỏ từ các công ty gia đình giàu có (chaebol) như Samsung. Đây là điều gây ra sự e ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài khi thành lập doanh nghiệp ở Hàn Quốc bởi sự phụ thuộc của nền kinh tế vào các gia đình này là rất lớn, gây ra sự thiếu minh bạch và trách nhiệm.
- Phụ thuộc vào xuất khẩu: Khoảng 50% GDP Hàn Quốc được đóng góp từ hoạt động xuất khẩu, và Hàn Quốc cũng thuộc top 06 quốc gia xuất khẩu nhiều nhất. Tuy vậy, sự suy thoái tại các quốc gia Âu Mỹ hay ảnh hưởng chiến tranh Mỹ – Trung (hai quốc gia mà Hàn Quốc xuất khẩu nhiều nhất, cụ thể Hàn Quốc xuất sang Trung Quốc 162,2 tỷ USD năm 2018, Hàn Quốc xuất sang Mỹ 72,7 tỷ USD), bắt đầu gây ra lo ngại cho ngành xuất khẩu Hàn Quốc.
- Chính trị của Hàn Quốc: quan hệ Hàn Quốc-Triều Tiên vẫn luôn có những biến động, đôi khi căng thẳng leo thang tột độ. Dù mối đe dọa từ Triều Tiên không chắc chắn và rõ ràng, cản trở từ Triều Tiên lên các nhà đầu tư vào Hàn Quốc vẫn có thể xảy ra. Nhìn về mặt tích cực, hiện nay, vào đầu năm 2023, Hàn Quốc thực hiện mạnh mẽ việc “bình thường hóa” quan hệ hai nước Hàn Quốc-Triều Tiên bằng việc tìm cách tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp với Triều Tiên thông qua những nhóm dân sự và tổ chức quốc tế. Nếu thành công, những vấn đề còn tồn đọng giữa hai quốc gia như ly tán gia đình trong chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 cũng như giải cứu người Hàn Quốc bị giam giữ tại Triều Tiên. Kế hoạch này được HQ tạm gọi là “Sáng kiến tương lai mới về thống nhất”.
Có các hình thức đầu tư kinh doanh nào tại Hàn Quốc?
Nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu kinh doanh tại Hàn Quốc có thể mua cổ phiếu mới hoặc hiện có (theo Đạo luật xúc tiến đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc); hoặc thành lập công ty tại Hàn Quốc qua việc mở chi nhánh, văn phòng liên lạc (theo Đạo luật giao dịch ngoại hối của Hàn). Vậy có hai nhóm hình thức đầu tư kinh doanh tại Hàn Quốc là: công ty nội địa Hàn Quốc có vốn đầu tư nước ngoài; chi nhánh của công ty nước ngoài.
Công ty nội địa Hàn Quốc có vốn đầu tư nước ngoài
Thành lập doanh nghiệp ở Hàn Quốc qua loại hình doanh nghiệp nội địa có vốn nước ngoài theo Luật thương mại của Hàn. Một công ty địa phương tại Hàn Quốc, trong đó một người nước ngoài đã đầu tư không dưới 100 triệu won để tham gia quản lý và mua lại không dưới 10% cổ phiếu mới phát hành hoặc hiện có của công ty có quyền biểu quyết, được công nhận là công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo Đạo luật xúc tiến đầu tư nước ngoài và do đó cấu thành một công ty trong nước được thành lập theo Luật Thương mại Hàn Quốc. Hình thức của các công ty này gồm:
- Công ty cổ phần (stock companies)
- Công ty TNHH (limited liability companies/limited companies)
- Công ty hợp danh hữu hạn (limited partnership companies)
- Công ty hợp danh không hữu hạn (unlimited partnership companies)
Trong đó, Thành lập doanh nghiệp tại Hàn Quốc dưới hình thức công ty TNHH và công ty cổ phần là hai loại hình doanh nghiệp được thành lập nhiều nhất.
Chi nhánh của công ty nước ngoài
- Chi nhánh/Văn phòng Sales (Branches/Sales Offices): một doanh nghiệp/công ty nước ngoài thực hiện các hoạt động kinh doanh của công ty mẹ/công ty chủ. Không yêu cầu số vốn tối thiểu.
- Văn phòng đại diện (liaison offices): là một công ty/doanh nghiệp nước ngoài không thể thực hiện các hoạt động kinh doanh mà chỉ thực hiện các hoạt động khảo sát thị trường, tiếp thị, v.v. Không yêu cầu số vốn tối thiểu.
Văn phòng chi nhánh hoặc văn phòng liên lạc của một tập đoàn nước ngoài sẽ được phân chia tùy thuộc vào việc văn phòng đó có tiến hành các hoạt động kinh doanh hay không và sẽ chịu sự điều chỉnh của Đạo luật Giao dịch Ngoại hối.
Hồ sơ và thủ tục chi tiết để thành lập công ty tại Hàn Quốc gồm những gì?
Đối với doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam muốn đầu tư thành lập công ty ở Hàn Quốc, họ cần thực hiện ba hoạt động chính ở trong nước và tại Hàn Quốc để hoàn tất thủ tục đầu tư vào Hàn Quốc.
Quá trình 1: Các thủ tục trong nước ban đầu
Bước 1: Đáp ứng những điều kiện xin cấp mới dự án (Điều 60 Luật Đầu tư 2020):
- Không nằm trong danh mục những ngành bị cấm đầu tư cũng như đáp ứng những điều kiện riêng của từng ngành nghề đầu tư có điều kiện như Quảng cáo, bảo hiểm, thừa phát lại,.v.v.
- Tự thực hiện ngoại tệ hoặc tự thu xếp ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép theo một cam kết
- Có quyết định đầu tư vào Hàn Quốc dành cho nhà đầu tư Việt Nam (theo quy định của Luật Doanh nghiệp, của cơ quan quyết định đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp Nhà nước).
- Có văn bản của cơ quan thuế chứng minh nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư. Thời điểm cơ quan thuế chấp thuận chậm nhất là 3 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư.
Bước 2: Xin chấp thuận chủ trương đầu tư sang Hàn Quốc (nếu thuộc trường hợp phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư)
Đối với dự án cần xin chấp thuận chủ trương đầu tư, có thể kể đến đó là các dự án đầu tư thành lập công ty ở Hàn Quốc với số vốn khổng lồ, từ 20 nghìn tỷ đồng trở lên/dự án có cơ chế đặc biệt mà Quốc hội cần can thiệp để phê duyệt, hay những dự án nhỏ hơn với mức vốn 800 tỷ đồng trở lên/dự án có ngành nghề, điều kiện vốn 400 tỷ đồng trở lên.
Đối với dự án không thuộc dự án cần xin chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư Việt Nam chỉ cần chuẩn bị 03 bộ hồ sơ, trong đó có 01 bộ bản gốc để xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sang Hàn Quốc.
Hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư để thành lập doanh nghiệp ở Hàn Quốc, tham khảo Điều 57 Luật đầu tư 2020.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (GCNĐKĐT)
STT | Loại tài liệu | Số lượng | Chú thích |
1 | Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo mẫu | Bản gốc | |
2 | CMND/CCCD hoặc hộ chiếu (đối với nhà đầu tư là cá nhân); | Bản sao | |
3 | Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức. Gồm 01 trong số giấy tờ sau: Giấy phép đầu tư; hoặc Giấy chứng nhận đầu tư; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc quyết định thành lập công ty tại Hàn Quốc. | ||
4 | Quyết định đầu tư ra nước ngoài | ||
5 | Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép | ||
Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong các ngành, nghề có điều kiện, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có). | |||
6 | Nếu vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam | ||
Nơi nộp hồ sơ: Bộ kế hoạch và Đầu tư |
Ngoài ra, một số hồ sơ cần chuẩn bị thêm sau quá trình này đó là: Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư; tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư thành lập công ty tại Hàn Quốc dành cho chế độ báo cáo thực hiện hoạt động đầu tư; tài liệu xác định hình thức đầu tư sang Hàn Quốc nếu hoạt động xúc tiến đầu tư.
Thêm vào đó, một số tài liệu bổ sung cần có cho từng hình thức thành lập doanh nghiệp tại Hàn Quốc gồm:
STT | Loại hình công ty/doanh nghiệp | Tài liệu bổ sung |
1 | Công ty cá nhân (Ví dụ: nhà hàng; dịch vụ thương mại;..) | Có một trong các loại visa F-5 (vô thời hạn), visa F-6 hoặc visa quốc tịch Hàn.
Thẻ người nước ngoài Hợp đồng thuê bất động sản nơi kinh doanh Giấy tờ cụ thể cho từng ngành nghề (giấy an toàn vệ sinh thực phẩm,..) Đăng ký tại VP thuế nơi đặt địa chỉ công ty. |
2 | Pháp nhân (công ty cổ phần) | Con dấu và giấy tờ của các giám đốc
Con dấu của công ty Kế hoạch kinh doanh Visa D-8 (được cấp khi mở, xây dựng doanh nghiệp nhỏ tại Hàn Quốc, thời hạn 02 năm hoặc 05 năm) |
3 | Văn phòng liên lạc
Hoặc Chi nhánh |
Visa D-7 (của công ty mẹ nước ngoài muốn thành lập công ty tại Hàn Quốc qua chi nhánh/văn phòng liên lạc, thời hạn 02 năm) |
Bước 4: Nộp hồ sơ xin được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sang Hàn Quốc (GCNĐKĐT)
- Đối với dự án cần xin chấp thuận chủ trương đầu tư: trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư thành lập công ty tại Hàn Quốc, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp GCNĐKĐT ra nước ngoài cho các nhà đầu tư mà các nhà đầu tư không cần nộp hồ sơ xin cấp GCNĐKĐT.
- Đối với dự án không xin chấp thuận chủ trương đầu tư: trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Hàn Quốc thì phải thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài: Thời điểm hiện tại chưa có quy định cụ thể về lệ phí cấp giấy, vậy khoản lệ phí này là miễn phí.
Quá trình 2: Thủ tục xin cấp phép cho dự án đầu tư thành lập công ty tại Hàn Quốc
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, tùy loại hình đầu tư thành lập công ty tại Hàn Quốc, nhà đầu tư cần thực hiện các thủ tục khác nhau, nhưng nhìn chung, các thủ tục tại Hàn Quốc gồm:
Đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài: (FDI)
Thời hạn: khoảng 07 ngày
- Thông báo đầu tư trực tiếp nước ngoài cho Ngân hàng ngoại hối
- Chuyển vốn đầu tư vào Hàn Quốc
- Thành lập công ty tại Hàn Quốc và đăng ký thành lập doanh nghiệp, gửi cho Tòa án Hàn Quốc
- Đăng ký kinh doanh cho cơ quan thuế Hàn Quốc
- Thành lập tài khoản chuyển vốn đầu tư
- Đăng ký công ty FDI
Đối với chi nhánh và văn phòng đại diện
- Thông báo cho Ngân hàng ngoại hối hoặc Bộ kinh tế và tài chính
- Đăng ký chi nhánh tại Văn phòng đăng ký thương mại của Tòa án dân sự quận
- Đăng ký kinh doanh cho Cơ quan thuế Hàn Quốc
- Mở tài khoản ngân hàng
Chi phí, lệ phí hoàn thiện các thủ tục tại Hàn Quốc sẽ được tuân thủ theo quy định trong từng trường hợp cụ thể của nước này, ví dụ như 01 số chi phí cần nộp cho chính phủ Hàn Quốc (chưa gồm phí luật sư) là:
- Thuế đăng ký (0,4% vốn đầu tư). Khi thành lập doanh nghiệp ở Hàn Quốc vào khu vực bị hạn chế tập hợp thì thuế đăng ký tăng gấp 3 lần): 1.200.000 won
- Thuế giáo dục địa phương (20% thuế đăng ký): 240.000 won
- Công chứng (điều lệ công ty,..TRỪ trường hợp công ty vốn dưới 100.000.000 won): khoảng dưới 150.000 won
- .v.v.
Quá trình 3: Các thủ tục tiếp theo trong nước
- Nộp đơn xin cấp Giấy phép kinh doanh nếu có yêu cầu trong pháp luật Hàn Quốc.
- Mở tài khoản ngân hàng đứng tên công ty lưu trữ vốn đầu tư ra nước ngoài tại tổ chức tín dụng Việt Nam. Đây là tài khoản ngoại tệ mà nhà đầu tư cần lập tại một tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam cũng như thực hiện đăng ký chuyển ngoại tệ ra nước ngoài.
- Đăng ký giao dịch ngoại hối tại Ngân hàng nhà nước
- Chuyển vốn đầu tư sang Hàn Quốc để thực hiện hoạt động đầu tư thành lập công ty tại Hàn Quốc
- Nộp đơn xin cấp Visa, tình trạng cư trú cho cán bộ công ty không có quốc tịch Hàn Quốc (ví dụ như Giám đốc, nhân viên,..)
- Thông báo đầu tư thành lập công ty ở Hàn Quốc tại Cục Đầu tư nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước, Đại Sứ quán/Tổng lãnh sự Việt Nam tại Hàn Quốc.
Lưu ý khi đầu tư thành lập công ty tại Hàn Quốc
Ngành nghề được phép đầu tư thành lập công ty tại Hàn Quốc
Quy định liên quan tới đầu tư của Việt Nam có quy định về các ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài và ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện. Không chỉ vậy, khi thành lập công ty tại Hàn Quốc, những ngành nghề dù có điều kiện hay không đều phải tuân thủ quy định pháp luật Hàn Quốc nếu thuộc ngành, nghề đầu tư có điều kiện theo pháp luật Hàn Quốc quy định.
Nhà đầu tư được đầu tư tất cả ngành nghề trừ những ngành, nghề bị cấm đầu tư dưới đây:
- Ma túy; pháo nổ; dịch vụ đòi nợ; các loại hóa chất, khoáng vật; mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên; mại dâm; mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người; hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người; và các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo các điều ước quốc tế có liên quan.
- Ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.
- Ngành, nghề cấm đầu tư theo quy định của Hàn Quốc và các điều ước quốc tế có liên quan.
Những ngành, nghề đầu tư có điều kiện bao gồm 05 ngành, nghề: Chứng khoán; Bảo hiểm; Ngân hàng; Báo chí, phát thanh, truyền hình và Kinh doanh bất động sản.
Nguồn vốn đầu tư thành lập công ty tại Hàn Quốc
Các nguồn vốn hợp pháp được đầu tư thành lập công ty tại Hàn Quốc bao gồm tiền và tài sản hợp pháp khác của nhà đầu tư, cụ thể hơn đó là: Quyền sở hữu trí tuệ (quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả,..); Vốn chủ sở hữu; Lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ra nước ngoài được giữ lại để tiếp tục thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài; vốn vay tại Việt Nam chuyển ra nước ngoài.
Tiền và tài sản khác gồm: Cổ phần; phần vốn góp; Ngoại tệ; VNĐ; tài sản cố định, hàng hóa thành phẩm, hàng hóa bán thành phẩm, máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu; dự án của nhà đầu tư được hoán đổi tại tổ chức kinh tế ở Việt Nam và tổ chức kinh tế ở nước ngoài; tài sản hợp pháp theo quy định về dân sự.
Về cách chuyển lợi nhuận đầu tư từ Hàn Quốc về Việt Nam
Nhà đầu tư phải chuyển lợi nhuận về nước (trừ trường hợp tiếp tục góp vốn đầu tư thành lập công ty tại Hàn Quốc do chưa góp đủ vốn theo đăng ký; tăng vốn đầu tư sang Hàn Quốc; hoặc nhằm thực hiện dự án đầu tư mới ở Hàn Quốc) trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương. Nếu không chuyển trong thời hạn quy định, phải có văn bản thông báo cho Bộ kế hoạch và đầu tư nếu không sẽ bị phạt hoặc khắc phục hậu quả (nếu có) theo quy định pháp luật.
Thời hạn chuyển lợi nhuận về nước: tối đa 12 tháng.
Cách xin Visa để đầu tư thành lập công ty tại Hàn Quốc
Như đã đề cập, một trong những bước quan trọng cuối cùng của thủ tục đầu tư đó là xin Visa. Đây có thể xem như là bước quyết định liệu nhà đầu tư có thể thực hiện đầu tư thành lập công ty tại Hàn Quốc sau quá trình dài chuẩn bị cho việc đầu tư vào Hàn Quốc không. Vậy để tỷ lệ xin Visa kinh doanh cao nhất, hãy tham khảo thủ tục và lưu ý sau đây:
Các loại visa
Tùy từng trường hợp mà có từng loại visa mà nhà đầu tư cần xin khi thành lập doanh nghiệp tại Hàn Quốc. Một số visa phổ biến dành cho tổ chức, cá nhân đó là:
- Visa C-2 (Visa thương mại ngắn hạn): dành cho cá nhân thuộc công ty nước ngoài muốn nhập cảnh vào Hàn để làm thương mại, thời hạn lưu trú tối đa 90 ngày/lần.
- Visa D-7 dành cho công ty mẹ nước ngoài muốn thành lập chi nhánh/văn phòng liên lạc tại Hàn Quốc, thời hạn visa 02 năm.
- Visa D-8 (Visa hợp tác đầu tư): chỉ dành cho mục đích đầu tư sinh lời và lưu trú lâu dài tại Hàn Quốc, và chỉ dành cho nhà quản lý nước ngoài được chỉ định của công ty địa phương, giám đốc điều hành, quản lý ca cấp hoặc nhân viên chuyên môn được cử sang Hàn làm việc, thời hạn visa 02 năm hoặc 05 năm.
- Visa F-5 (vô thời hạn), visa F-6 hoặc visa quốc tịch Hàn.
Thủ tục xin Visa
Sau khi đã được cấp Đơn đăng ký thành lập công ty ở Hàn Quốc để kinh doanh thì nhà đầu tư nước ngoài cần chuẩn bị hồ sơ để xin một số loại Visa phổ biến dành cho nhà đầu tư sau đây:
STT | Loại visa | Hồ sơ |
1 | C-2 (Visa thương mại ngắn hạn) | Hồ sơ cho người mời cần chuẩn bị (bên Hàn Quốc):
Hồ sơ cho người được mời cần chuẩn bị (bên Việt Nam)
Trường hợp miễn Visa: công dân Việt Nam có hộ chiếu Ngoại giao hoặc hộ chiếu công vụ; người đã nhập cảnh vào Hàn Quốc 05 lần (được lưu trú không quá 30 ngày) trong 2 năm gần nhất thì từ lần thứ 06 trở đi được miễn visa thương mại Hàn Quốc, có thể đi về khi nào cần và muốn. |
2 | D-8 (Visa hợp tác đầu tư | Điều kiện:
|
Hồ sơ D-8 loại D-8-2 (dành cho những người có liên doanh theo luật đặc biệt về tăng trưởng kinh doanh (không bao gồm Trung Quốc và Cuba).
|
||
Hồ sơ visa D8 Hàn Quốc loại D8-3 bao gồm:
|
||
3 | Visa D-7 |
|
Cơ sở pháp lý
Luật đầu tư 2020
Luật thương mại của Hàn Quốc
Đạo luật giao dịch ngoại hối của Hàn Quốc
Đạo luật xúc tiến đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc
Dịch vụ tư vấn đầu tư thành lập công ty tại Hàn Quốc của Siglaw gồm những gì?
- Miễn phí tư vấn về hợp đồng, quy định về pháp luật doanh nghiệp, pháp luật đầu tư thành lập công ty tại Hàn Quốc của Việt Nam và pháp luật doanh nghiệp, đầu tư của Hàn Quốc.
- Miễn phí tư vấn các vấn đề liên quan đến tuyển dụng, sử dụng lao động nước ngoài, cư trú của của người nước ngoài theo đúng quy định pháp luật Hàn Quốc.
- Ưu đãi tư vấn thường xuyên và giải đáp các vấn đề liên quan đến thuế khi thành lập doanh nghiệp ở Hàn Quốc: Thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp… tại thời điểm tư vấn của dự án đầu tư ra nước ngoài.
- … Và nhiều giá trị gia tăng khác vượt trên sự kỳ vọng của khách hàng!
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật TNHH Siglaw. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về quá trình đầu tư thành lập công ty tại Hàn Quốc, hãy liên hệ Công ty Luật TNHH Siglaw
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.
Hotline: 0961 366 238/ Email: vphn@siglaw.com.vn
Chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
Hotline: 0961 366 238/ Email: hcm@siglaw.com.vn