Chứng nhận HACCP không chỉ là giấy thông hành bắt buộc khi đưa sản phẩm ra thị trường trong và ngoài nước, mà còn là công cụ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm, hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế đang trở thành yêu cầu bắt buộc đối với nhiều doanh nghiệp sản xuất, chế biến.
Vì vậy chứng nhận HACCP là một trong những tiêu chuẩn phổ biến và được công nhận rộng rãi trên toàn cầu. Bài viết dưới đây của Công ty Siglaw sẽ phân tích chi tiết về chứng nhận HACCP theo quy định của pháp luật hiện hành.
Chứng nhận HACCP là gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 4 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về chính sách của Nhà nước về an toàn thực phẩm: “Thiết lập khuôn khổ pháp lý và tổ chức thực hiện lộ trình bắt buộc áp dụng hệ thống Thực hành sản xuất tốt (GMP), Thực hành nông nghiệp tốt (GAP), Thực hành vệ sinh tốt (GHP), Phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) và các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tiên tiến khác trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.” Theo đó, chứng nhận HACCP là chứng nhận về phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn.

Hệ thống HACCP có 7 nguyên tắc:
- Nguyên tắc 1: Tiến hành phân tích mối nguy.
- Nguyên tắc 2: Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP).
- Nguyên tắc 3: Thiết lập các giới hạn tới hạn.
- Nguyên tắc 4: Thiết lập hệ thống kiểm soát giám sát các điểm CCP.
- Nguyên tắc 5: Thiết lập hành động khắc phục cần tiến hành khi giám sát cần một CCP nào đó không được kiểm soát.
- Nguyên tắc 6: Thiết lập các thủ tục xác nhận để khẳng định là hệ thống HACCP hoạt động hữu hiệu.
- Nguyên tắc 7: Lập tài liệu về tất cả các thủ tục và hồ sơ đối với các nguyên tắc này và việc ứng dụng chúng.
Chứng chỉ HACCP áp dụng cho các đối tượng:
- Cơ sở chế biến thực phẩm, đồ uống, sữa, thịt, thủy sản.
- Nhà máy sản xuất bao bì thực phẩm.
- Chuỗi cung ứng, kho lạnh, vận chuyển thực phẩm.
- Căn tin, bếp ăn tập thể, cơ sở phục vụ suất ăn công nghiệp.
Lợi ích của việc được chứng nhận HACCP
- Tăng độ tin cậy và uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng, đối tác và cơ quan quản lý.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm thiểu rủi ro pháp lý về an toàn thực phẩm.
- Hạn chế sai lỗi trong quá trình sản xuất, tiết kiệm chi phí kiểm tra, thu hồi hàng lỗi.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu sang thị trường quốc tế.
- Nâng cao năng lực quản lý nội bộ, thiết lập quy trình kiểm soát khoa học.
Quy trình đăng ký chứng nhận HACCP
Để đăng ký chứng nhận HACCP thì doanh nghiệp cần tiến hành chuẩn bị hồ sơ và thủ tục các bước như sau:
Bước 1: Doanh nghiệp liên hệ tổ chức chứng nhận (được công nhận bởi cơ quan có thẩm quyền).
Bước 2: Khảo sát, đánh giá sơ bộ điều kiện cơ sở vật chất và quy trình sản xuất hiện tại.
Bước 3: Xây dựng hệ thống quản lý HACCP, bao gồm hồ sơ, quy trình, biểu mẫu và đào tạo nhân sự.
Bước 4: Đánh giá chứng nhận chính thức bởi tổ chức chứng nhận.
Bước 5: Cấp giấy chứng nhận HACCP nếu đạt yêu cầu.
Thời hạn giấy chứng nhận HACCP là bao lâu?
Giấy chứng nhận HACCP có thời hạn thông thường là 3 năm kể từ ngày ban hành. Sau khi chứng chỉ HACCP hết thời hạn, tổ chức cần tiến hành đánh giá Tái chứng nhận để được ban hành chứng chỉ mới gia hạn cho 3 năm tiếp theo.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết Công ty Luật Siglaw giải đáp về chứng nhận HACCP. Nếu quý khách hàng gặp các vướng mắc về vấn đề liên quan xin vui lòng liên hệ cho Công ty Luật Siglaw để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện.
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Geleximco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội.
Email: vphn@siglaw.com.vn
Chi nhánh tại miền Nam: 6G4, đường Trần Não, phường An Khánh, thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.
Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Email: vphcm@siglaw.com.vn
Hotline: 0961 366 238
Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw