Những điều cần biết khi bán công ty TNHH

Có rất nhiều lý do khiến một chủ sở hữu công ty TNHH quyết định bán công ty của mình. Vậy những điều cần biết về khái niệm, thủ tục, hồ sơ bán công ty TNHH một thành viên hoặc bán công ty TNHH hai thành viên trở lên cụ thể như thế nào, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Hoạt động bán công ty TNHH là gì?

Hoạt động bán công ty TNHH được quy định trong pháp luật Việt Nam. Dù Nghị định số 128/2014/NĐ-CP chỉ quy định chung về việc bán doanh nghiệp, nhưng khái niệm này có thể áp dụng để hiểu cho việc bán công ty TNHH. 

Cụ thể, bán công ty TNHH có thể hiểu là hoạt động chuyển quyền sở hữu toàn bộ một doanh nghiệp hoặc đơn vị hạch toán phụ thuộc cho tập thể, cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu và có quyền mua lại công ty TNHH.

Những điều cần biết khi bán công ty TNHH
Những điều cần biết khi bán công ty TNHH

Bán công ty TNHH để làm gì? Tại sao cần bán công ty TNHH?

  • Chấm dứt áp lực: sau thời gian dài trải qua và gồng gánh áp lực khi phải quản lý công ty TNHH, chủ sở hữu không còn khả năng điều hành cũng như động lực điều hành công ty quyết định chuyển công ty TNHH cho chủ sở hữu mới. Ngoài ra, chủ sở hữu không muốn xóa bỏ “đứa con tinh thần” mà bản thân đã gây dựng nên việc bán lại công ty TNHH là hành động hợp lý nhất.
  • Tái cấu trúc công ty: Đây là hoạt động phổ biến mà nhiều công ty áp dụng để chủ sở hữu có nhiều thời gian đầu tư cho các mục tiêu khác của họ. Chủ sở hữu hiện tại có thể vẫn giữ số cổ phần nhỏ (10%-40%) của công ty. Dần dần chủ sở hữu cũ sẽ ít can thiệp vào hoạt động công ty hơn. Sau khi chủ sở hữu rời đi, công ty TNHH có thể có những bước đi mới lạ hơn, gặt hái được những thành quả mà công ty TNHH trước đây chưa từng đạt được. Đặc biệt khi công ty TNHH nhỏ được bán cho một công ty lớn hơn thì giá trị của công ty TNHH nhỏ cũng được tăng lên dựa trên tỷ lệ giá trị của cả công ty lớn sau khi mua lại công ty TNHH.
  • Chuyển sở hữu thành tiền mặt: nhiều chủ sở hữu công ty TNHH có giá trị tài sản ròng khá lớn, nhưng phần giá trị lại thường là phần tồn đọng lại tại doanh nghiệp, nên tính thanh khoản kém. Bằng việc bán công ty TNHH của mình, chủ sở hữu cũ có thể sở hữu tài sản có tính thanh khoản cao hơn (tiền mặt) và dùng số tiền đó vào các mục tiêu, hoạt động trong tương lai của riêng họ.
  • Do sức khỏe và không có người nối nghiệp: ngoài áp lực xã hội, áp lực công việc thì tuổi tác cũng là yếu tố khiến chủ sở hữu bán công ty TNHH của mình. Đặc biệt, khi người chủ sở hữu không có người nối nghiệp khi về già thì quyết định này càng cần được thực hiện. Việc bán công ty TNHH khi chủ sở hữu tới tuổi không còn làm việc được nữa cũng cần thực hiện có quy trình và nhanh chóng để hoạt động của công ty được tiếp tục một cách trơn tru, tránh ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của nhân viên, thành viên khác trong công ty.

Những ai cần và có quyền mua công ty TNHH?

Như đã đề cập, hoạt động bán công ty trách nhiệm hữu hạn là việc bán toàn bộ vốn góp hoặc tài sản của công ty đó. Vậy Luật doanh nghiệp sẽ điều chỉnh vấn đề này.

Theo Khoản 3 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020, bất kỳ chủ thể nào có nhu cầu (doanh nghiệp, , tổ chức, cá nhân) và có chi phí mua lại vốn góp hoặc tài sản công ty thì đều có thể mua công ty TNHH, trừ những cá nhân, tổ chức bị cấm góp vốn, mua cổ phần mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định pháp luật, đó là:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  • Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng, ví dụ như: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước; hoặc vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước (Khoản 4 Điều 20 Luật phòng chống tham nhũng 2018); Cán bộ, công chức, viên chức đã thôi giữ chức vụ quản lý trước đây thì không được kinh doanh trong lĩnh vực mà trước đây họ có trách nhiệm quản lý trong một thời gian nhất định theo quy định của pháp luật;.v.v.

Riêng đối với cán bộ, công chức, viên chức thì cán bộ, công chức, viên chức bị cấm góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Lý do là vì cũng như việc góp vốn vào công ty hợp danh, ba chủ thể nêu trên không được quản lý doanh nghiệp, mà việc góp vốn vào công ty TNHH đã cho phép người góp vốn có tư cách thành viên hay tư cách quản lý doanh nghiệp rồi.  

Rủi ro có thể xảy ra nếu bán lại công ty TNHH

Đầu tiên, một số rủi ro về mặt pháp lý mà bên bán công ty TNHH có thể gặp phải là:

  • Rủi ro kinh doanh (ví dụ như việc tạm ngừng hoạt động do vi phạm hoặc chậm nộp thuế, bắt buộc phá sản, vi phạm pháp luật khác trong hoạt động kinh doanh)
  • Rủi ro bắt nguồn từ cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Những chủ thể này có quyền ra các quyết định hành chính và có cơ chế thực thi các quyết định mà có thể gây khó khăn, hạn chế lên hoạt động của công ty TNHH. 
  • Rủi ro tới từ bên mua hoặc bên bán lại công ty TNHH: bên đối tác có thể không hành động đúng như thỏa thuận của các bên.
  • Rủi ro phát sinh từ các hành động cố ý, vô ý hoặc cẩu thả của người quản lý công ty và nhân viên gây ra những xung đột khó giải quyết. Điều này có thể dẫn đến việc công ty bị kiện hoặc bị lôi kéo vào các vấn đề pháp lý khác.

Do đó, việc kiểm tra pháp lý là vô cùng cần thiết trước khi quyết định mua lại công ty.

Thứ hai, rủi ro về mặt tài chính. Với hoạt động định giá giá trị của một công ty TNHH, bên bán công ty TNHH cần lưu tâm và kiểm tra, tham khảo kỹ ý kiến định giá từ nhiều bên để công ty TNHH không bị định giá quá thấp, gây thiệt hại về tài sản cho chủ sở hữu công ty TNHH. Công ty TNHH có thể xem xét giá trị của tài sản hữu hình (như nhà máy và thiết bị) và giá trị của tài sản vô hình như là những tài sản liên quan đến lợi ích của công ty, chẳng hạn như danh tiếng, chất lượng và sở hữu trí tuệ

Thứ ba, rủi ro về mặt thời gian. Quá trình bán lại công ty TNHH phải trải qua quy trình đúng như pháp luật quy định, tuy vậy trên thực tế, một số quá trình sẽ bị đẩy lùi vì nhiều lý do, hoặc rủi ro pháp lý nêu trên dẫn tới việc ảnh hưởng tới kế hoạch của chủ sở hữu. Vậy đây cũng là điều mà bên bán công ty TNHH cần chuẩn bị tinh thần trước khi bán công ty TNHH của mình. 

Lợi ích khi bán công ty TNHH

Lợi ích đối với bên mua

  • Sở hữu lịch sử phát triển lâu dài của công ty: Khi mua lại thành công một công ty, mã số thuế cũng như ngày cấp Giấy phép đầu tiên của công ty sẽ không thay đổi, do đó lịch sử của công ty sẽ được lưu giữ. Thay vì sử dụng ngày thành lập như thời điểm hiện tại, ngày thành lập này cũng có thể được lùi thành ngày thành lập của công ty mới được mua lại để tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi cho công ty, tránh rắc rối pháp lý sau này.
  • Sự sẵn có của cơ sở vật chất, nhân sự và hoạt động: Khi mua lại một doanh nghiệp, các bên thường chuyển giao tình trạng ban đầu của doanh nghiệp từ chủ sở hữu cũ sang chủ sở hữu mới, bao gồm tất cả cơ sở vật chất, văn phòng, nhân sự, tài liệu và sổ sách, quy trình kinh doanh, v.v.
  • Sử dụng cơ sở dữ liệu khách hàng hiện tại của công ty bị mua lại kết hợp với danh sách khách hàng hiện có của công ty mua: Việc tiếp quản công ty khi kết thúc quá trình mua và bán công ty TNHH cũng bao gồm danh sách các khách hàng trung thành và tiềm năng hiện có. Vì vậy, bạn có thể nhận được những lợi ích tuyệt vời từ điều này và không mất nhiều công sức để tìm kiếm khách hàng lúc đầu.
  • Thương hiệu có sẵn: Đối với các doanh nghiệp mới, khách hàng cần có thời gian, tiền bạc và công sức để tiếp cận, nhận biết, trải nghiệm và tin tưởng thương hiệu của bạn. Nếu bạn mua một công ty, thương hiệu đã tồn tại và có thương hiệu tốt, bước tiếp theo khá đơn giản đó là tiếp tục và tiếp tục quảng bá thương hiệu rộng hơn. Tuy vậy, cũng cần lưu ý rằng nếu sau khi hoàn thành việc mua lại công ty mới phát hiện ra những vấn đề của thương hiệu thì cần giải quyết những vấn đề đó sớm nhất có thể. 
  • Xin giấy phép con: Ngoài giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do mỗi công ty nắm giữ, đối với những lĩnh vực kinh doanh có điều kiện cần xin thêm giấy phép do cơ quan chuyên môn cấp (gọi là giấy phép con). Vì vậy, những công ty đã thành lập được mua lại cũng sẽ giúp tiết kiệm thời gian xin giấy phép con vì các công ty này đã có sẵn giấy phép con rồi.

Lợi ích đối với bên bán công ty trách nhiệm hữu hạn

  • Có chi phí để thực hiện các hoạt động đã được lên kế hoạch sau khi bán công ty TNHH
  • Tiếp tục hoạt động của công ty TNHH mà không cần phải giải thể, phá sản công ty. Như đã đề cập ,việc có một bên tiếp theo tiếp quản công ty giúp công ty TNHH không bị dừng hoạt động, bỏ phí thời gian và công sức gây dựng công ty của những chủ sở hữu, nhà điều hành và nhân viên trước đây của công ty. Ngoài ra, cũng đảm bảo quyền lợi cho nhân viên đã gắn bó với công ty.

Làm sao để bán được công ty TNHH cho bên mua sạch, bên mua có uy tín tốt trên thị trường?

  • Kiểm tra thông tin bên mua (cá nhân, tổ chức): công ty TNHH muốn bán có thể tự mình kiểm tra thông tin về bên mua xem liệu công ty, cá nhân đó đó có là thật không, tránh trường hợp bán công ty TNHH cho bên lừa đảo. Một số thông tin công ty TNHH có thể kiểm tra đó là: trạng thái hoạt động của công ty mua; tình trạng sử dụng người lao động và đóng bảo hiểm; thông tin thuế, nghĩa vụ thuế, báo cáo thuế, thông tin cá nhân/lý lịch tư pháp của cá nhân mua lại công ty TNHH…Ngoài ra, để hạn chế tối đa rủi ro, công ty TNHH  có thể yêu cầu bên mua làm việc với cơ quan thuế để đảm bảo sự minh bạch, chính thống nhất có thể.
  • Tham khảo ý kiến khách quan bên ngoài: việc tự mình tìm hiểu đôi khi cũng chưa thật sự khách quan, mà công ty TNHH có thể tìm hiểu thêm ý kiến từ những nhân sự đã từng làm việc cho phía doanh nghiệp mua, những khách hàng đã sử dụng dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp, những người thân cận với cá nhân mua lại công ty TNHH nếu có thể. Đây là nguồn thông tin uy tín nhất mà công ty TNHH có thể sử dụng để bảo đảm rằng bên mua lại là cá nhân, tổ chức có uy tín sạch. 

Hình thức bán công ty trách nhiệm hữu hạn

Hình thức đầu tiên, bán lại phần vốn góp công ty TNHH

Đây là hoạt động mà một công ty TNHH bán lại toàn bộ vốn góp cho một công ty khác bằng cổ phiếu, tiền mặt, hoặc các loại chứng khoán khác. 

Hình thức thứ hai, mua lại tài sản doanh nghiệp

Là hình thức giao dịch trong đó bên đối tác trực tiếp mua tài sản của bên bán mà không cần dựa vào các cổ đông của bên bán. Trong đó, tài sản công ty bán lại có thể là tài sản hữu hình (ví dụ như quyền sử dụng đất, nhà xưởng, máy móc), hoặc tài sản vô hình (ví dụ như thương hiệu, nhãn hiệu, bản quyền, nguồn nhân lực và kênh phân phối). Tài sản được bán cho doanh nghiệp khác sẽ tách ra khỏi công ty TNHH. Trong trường hợp về tính sở hữu, công ty mua lại không tham gia vào sở hữu công ty bán mà chỉ mua lại tài sản.

Công ty bán tài sản ngừng mọi hoạt động sau khi nhận được tiền từ người mua. Công ty bán (công ty bị mua lại) không còn tài sản kinh doanh và bị giải thể.

Hồ sơ và thủ tục, cách thức bán công ty TNHH một thành viên là gì?

Nhìn chung, thủ tục bán lại công ty TNHH phải qua ba bước chính sau, những bước mua bán công ty chung về mặt pháp lý và hồ sơ sẽ được miêu tả cụ thể ở từng công ty TNHH một thành viên hoặc công ty TNHH hai thành viên trở lên:

  • Bước 1: Xem xét đánh giá mục tiêu
  • Bước 2: Định giá và đàm phán giá
  • Bước 3: Hoàn tất thủ tục pháp lý mua bán lại công ty TNHH

Hồ sơ bán công ty TNHH một thành viên

  • Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc bán công ty TNHH 01 thành viên;
  • Thông báo thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH 01 thành viên;
  • Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH 01 thành viên; 
  • Hợp đồng chuyển nhượng và biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng;
  • Bản công chứng Giấy tờ chứng thực cá nhân của cá nhân người nhận chuyển nhượng (CCCD/CMND/ hộ chiếu) hoặc Giấy tờ pháp lý của tổ chức nhận chuyển nhượng (Giấy đăng ký kinh doanh công ty TNHH…);
  • Ủy quyền nộp hồ sơ; giấy tờ chứng thực cá nhân của người nộp hồ sơ công chứng (ví dụ Giấy ủy quyền nộp hồ sơ)

Thủ tục bán công ty TNHH một thành viên

Bước 1: Ký hợp đồng chuyển nhượng vốn góp và thanh toán giá trị chuyển nhượng.

Dựa trên hợp đồng chuyển nhượng vốn góp, hai bên mua bán công ty TNHH 01 thành viên thỏa thuận giá chuyển nhượng và ký hợp đồng.

Với cá nhân nhận chuyển nhượng vốn, việc thanh toán có thể bằng chuyển khoản hoặc qua tài khoản ngân hàng, hay đơn giản hơn là tiền mặt.

Với tổ chức là doanh nghiệp nhận chuyển nhượng vốn, tổ chức không được sử dụng tiền mặt để thanh toán khi thực hiện các giao dịch mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác. Mà có thể mở tài khoản ngân hàng để thực hiện việc chuyển nhượng

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thay đổi ngành nghề và đăng ký thuế thu nhập

Doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Trong vòng 10 ngày kể từ ngày ký hợp đồng chuyển nhượng, cá nhân hoặc công ty phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập của bên chuyển nhượng cho cơ quan thuế. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, việc mua và bán các công ty là điều bình thường. Công ty TNHH tư nhân là loại hình công ty cổ phần chỉ do một cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu. Do đó, quy trình mua lại đối với một công ty TNHH tư nhân dễ dàng hơn so với các loại hình công ty khác. 

Bước 3: Nhận kết quả đăng ký doanh nghiệp và hoàn tất thủ tục chuyển nhượng doanh nghiệp

Phòng đăng ký kinh doanh sẽ trao Giấy biên nhận, kiểm tra hồ sơ xem có hợp lệ hay không, rồi sau đó cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp mua lại công ty TNHH.

Khách hàng sử dụng dịch vụ tư vấn M&A của Công ty luật Siglaw sẽ nhận được kết quả trong vòng vài ngày làm việc đối với thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh và tối đa 10 ngày làm việc đối với thủ tục khai thuế ​​cá nhân.

Hồ sơ và thủ tục, cách thức bán công ty TNHH hai thành viên trở lên là gì?

Hồ sơ bán công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

  • Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc bán công ty TNHH 02 thành viên trở lên;
  • Thông báo thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH 02 thành viên trở lên;
  • Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH 02 thành viên trở lên; 
  • Hợp đồng chuyển nhượng và biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng;
  • Bản công chứng Giấy tờ chứng thực cá nhân của cá nhân người nhận chuyển nhượng (CCCD/CMND/ hộ chiếu) hoặc Giấy tờ pháp lý của tổ chức nhận chuyển nhượng (Giấy đăng ký kinh doanh công ty TNHH…);
  • Ủy quyền nộp hồ sơ; giấy tờ chứng thực cá nhân của người nộp hồ sơ công chứng (ví dụ Giấy ủy quyền nộp hồ sơ)

Thủ tục bán công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Bước 1: Ký hợp đồng chuyển nhượng vốn góp và thanh toán giá trị chuyển nhượng.

Dựa trên hợp đồng chuyển nhượng vốn góp, hai bên mua bán công ty trách nhiệm hữu hạn 02 thành viên trở lên thỏa thuận giá chuyển nhượng và ký hợp đồng.

Với cá nhân nhận chuyển nhượng vốn, việc thanh toán có thể bằng chuyển khoản hoặc qua tài khoản ngân hàng, hay đơn giản hơn là tiền mặt.

Với tổ chức là doanh nghiệp nhận chuyển nhượng vốn, tổ chức không được sử dụng tiền mặt để thanh toán khi thực hiện các giao dịch mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác. Mà có thể mở tài khoản ngân hàng để thực hiện việc chuyển nhượng

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thay đổi ngành nghề và đăng ký thuế thu nhập

Doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Trong vòng 10 ngày kể từ ngày ký hợp đồng chuyển nhượng, cá nhân hoặc công ty phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập của bên chuyển nhượng cho cơ quan thuế. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, việc mua và bán các công ty trách nhiệm hữu hạn là điều bình thường. Công ty TNHH tư nhân là loại hình công ty cổ phần chỉ do một cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu. Do đó, quy trình mua lại đối với một công ty TNHH tư nhân dễ dàng hơn so với các loại hình công ty khác.

Quá trình thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi thành viên công ty TNHH 02 thành viên trở lên thực hiện theo khoản 2 Điều 52 Nghị định 01/2021/NĐ-CP. 

Lưu ý: Nếu người nhận chuyển nhượng vốn góp là “nhà đầu tư nước ngoài”, thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ cần hoàn tất thêm một thủ tục là đăng ký mua phần vốn góp theo quy định về đầu tư. Chỉ sau khi Sở kế hoạch đầu tư gửi văn bản chấp thuận việc đăng ký mua vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài thì công ty TNHH mới có thể thay đổi thành viên.

Bước 3: Nhận kết quả đăng ký doanh nghiệp và hoàn tất thủ tục chuyển nhượng doanh nghiệp

Phòng đăng ký kinh doanh sẽ trao Giấy biên nhận, kiểm tra hồ sơ xem có hợp lệ hay không, rồi sau đó cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp mua lại công ty TNHH.

Khách hàng sử dụng dịch vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp của Công ty luật Siglaw sẽ nhận được kết quả trong vòng vài ngày làm việc đối với thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh và tối đa 10 ngày làm việc đối với thủ tục khai thuế ​​cá nhân.

Một số lưu ý khi mua bán lại công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên

  • Lưu ý về thuế thu nhập cá nhân: nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân là bắt buộc khi chuyển nhượng vốn, vậy các bên có thể tính thuế thu nhập cá nhân theo công thức sau: 

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 20%

Thu nhập tính thuế = Giá chuyển nhượng – Giá mua của phần vốn góp

Trừ trường hợp chuyển nhượng ngang giá, thuế phải nộp bằng không (0).

  • Lưu ý về tính giá chuyển nhượng: hai bên có thể tự thỏa thuận giá chuyển nhượng hoặc nhờ bên thứ ba. Giá chuyển nhượng có thể cao hơn, hoặc bằng hoặc thấp hơn vốn điều lệ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Ngoài ra, các bên cần thỏa thuận rõ về các tài sản như công nghệ, bí quyết chuyển giao, quyền sở hữu trí tuệ,…Khi nộp thuế TNCN, nếu giá chuyển nhượng thỏa thuận giữa các bên không hợp lý thì cơ quan thuế có thể ấn định giá chuyển nhượng để tính số thuế TNCN phải nộp. 
  • Lưu ý về bàn giao tài liệu, cần kiểm tra kỹ tài liệu được bàn giao về số lượng và nội dung xem có đúng như thỏa thuận hoặc những tài liệu đó có hiệu lực pháp lý không.

Điều cần biết về việc bán công ty TNHH tại Hà Nội?

Trên thực tế, việc mua bán công ty TNHH tại Hà Nội cũng sẽ tuân theo những hình thức bán lại công ty TNHH, hồ sơ và thủ tục bán lại công ty TNHH như đã được đề cập ở những nội dung phía trên. 

Ngoài ra, các doanh nghiệp bán lại công ty TNHH có thể sẽ cần lưu ý rằng sẽ phải thực hiện theo quy định của các cơ quan có thẩm quyền tại thành phố Hà Nội. Sự kiểm soát của việc bán lại công ty tại Hà Nội có thể sẽ chặt chẽ hơn bởi đây là nơi trung tâm chính trị của cả nước cũng như số lượng người dân là khá lớn, nên an ninh và thủ tục pháp lý cũng phải chặt chẽ để đảm bảo an toàn công cộng,…

Thêm vào đó, thủ tục pháp lý tại Hà Nội về việc bán lại công ty có thể sẽ mất nhiều thời gian cũng như chi phí hơn so với các tỉnh thành lân cận khác bởi lượng công việc mà các cán bộ phải giải quyết là rất lớn.   

Cơ sở pháp lý

Luật doanh nghiệp 2020

Luật phòng chống tham nhũng 2018

Luật viên chức 2010

Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Luật Phá sản năm 2014

Luật Doanh nghiệp 2020

Nghị định số 128/2014/NĐ-CP

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238