Hiện nay, Hải Phòng đang phát triển lên như một trong những thành phố lớn và phát triển nhất Việt Nam. Điều đó dẫn đến nhu cầu sử dụng lao động chất lượng cao, đặc biệt là lao động nước ngoài tại địa phương này là rất lớn. Vì vậy, qua bài viết này, Siglaw sẽ giúp các doanh nghiệp nắm rõ quy trình, thủ tục và những lưu ý trong và sau khi xin Giấy phép lao động tại Hải Phòng cho người nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp.
Tình hình lao động nước ngoài tại Hải Phòng
Hải Phòng là vùng đất có tiềm năng phát triển kinh tế lớn với vị trí đắc địa, hội tụ lợi thế với tất cả các loại hình giao thông. Cùng với đó, đột phá của Hải Phòng chính là cải cách hành chính, giúp đơn giản hóa và giải quyết nhanh chóng các thủ tục về đầu tư, xây dựng, quy hoạch, tài chính, đất đai, môi trường; tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhiều nhà đầu tư triển khai những dự án đầu tư vào thành phố.
Với gần 25 tỷ USD nguồn vốn đầu tư FDI trực tiếp nước ngoài hiện nay và dự kiến đến năm 2025 sẽ có thêm 10 tỷ USD vốn FDI nữa, thì nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao tại Hải Phòng rất lớn. Theo tính toán, mỗi 1 tỷ USD đầu tư cần 10.000 lao động, trong đó có khoảng 3.000 lao động chất lượng cao. Phần lớn nguồn lao động chất lượng cao đến từ lao động nước ngoài, do đó việc thực hiện các thủ tục về quản lý, cấp phép cho người lao động nước ngoài tại địa phương này luôn là vấn đề cấp thiết được quan tâm.
Những vấn đề cần lưu ý khi xin GPLĐ tại Hải Phòng
Thẩm quyền cấp GPLĐ ở Hải Phòng
Cơ quan có thẩm quyền cấp GPLĐ tại Hải Phòng là Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hải Phòng hoặc Ban quản lý khu kinh tế Hải Phòng nếu doanh nghiệp đặt trụ sở trong Khu công nghiệp, Khu kinh tế.
Thủ tục xin GPLĐ tại Hải Phòng
Bước 1: Xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài
Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng lao động nước ngoài, doanh nghiệp có nghĩa vụ xác định nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được và báo cáo cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Thời gian xử lý: 10 ngày làm việc.
Bước 2: Xin Giấy phép lao động tại Hải Phòng
Sau khi được chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài, doanh nghiệp nộp hồ sơ xin cấp GPLĐ cho người lao động nước ngoài trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến làm việc.
Thời gian xử lý: 5 ngày làm việc.
Hồ sơ xin giấy phép lao động tại Hải Phòng
Hồ sơ xin GPLĐ tại Hải Phòng bao gồm các tài liệu sau đây:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép lao động tại Hải Phòng theo Mẫu số 11/PLI Phụ lục I ban hành kèm Nghị định 152/2020/NĐ-CP;
- Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe có giá trị trong thời hạn 12 tháng;
- Phiếu lý lịch tư pháp được cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ;
- Tài liệu chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia lao động, lao động kỹ thuật và một số nghề, công việc đặc thù khác;
- 02 ảnh màu (4cm x 6cm);
- Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động lao động nước ngoài (trừ trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài;
- Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị;
- Các tài liệu khác theo quy định pháp luật.
Những việc doanh nghiệp cần thực hiện sau khi xin GPLĐ tại Hải Phòng
Sau khi doanh nghiệp đã nhận được Giấy phép lao động tại Hải Phòng, có một số việc quan trọng cần thực hiện để đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và tạo môi trường làm việc thuận lợi cho nhân viên. Dưới đây là các bước chi tiết cần triển khai:
Ký Hợp đồng lao động:
Sau khi được cấp Giấy phép lao động, doanh nghiệp cần ký Hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài theo quy định của pháp luật lao động hiện hành. Hợp đồng lao động cần ghi rõ các điều khoản liên quan đến công việc, quyền và nghĩa vụ của cả hai bên, lương, thời hạn và điều kiện làm việc. Việc ký kết Hợp đồng lao động đảm bảo quyền lợi của cả doanh nghiệp và người lao động. Lưu ý thời hạn Hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài không được quá 02 năm.
Đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động:
Doanh nghiệp cần đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức hợp đồng lao động. Điều này đảm bảo rằng người lao động sẽ được bảo vệ trong trường hợp xảy ra tai nạn lao động, bệnh tật hoặc khi đến tuổi nghỉ hưu. Doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục đăng ký và nộp đúng các khoản tiền bảo hiểm xã hội đến cơ quan chức năng.
Thực hiện báo cáo định kỳ đến cơ quan quản lý lao động:
Doanh nghiệp cần thực hiện báo cáo định kỳ liên quan việc sử dụng lao động nước ngoài đến cơ quan quản lý lao động. Các báo cáo này bao gồm danh sách người lao động nước ngoài, số giờ làm việc, lương, bảo hiểm xã hội, điều kiện làm việc và các thông tin khác liên quan đến việc quản lý lao động. Báo cáo định kỳ giúp cơ quan quản lý lao động kiểm soát và đánh giá việc tuân thủ quy định của doanh nghiệp về quản lý lao động nước ngoài.
Để được tư vấn một cách toàn diện, Quý khách liên hệ: Công ty Luật Siglaw
Trụ sở chính: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.
Hotline: 0961 366 238 Email: vphn@siglaw.com.vn
Chi nhánh: Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng