Trong thế giới kinh doanh hiện đại, các công ty thường chọn các loại hình khác nhau để tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, công ty hợp danh lại ít được lựa chọn so với các loại hình công ty khác. Trong bài viết này, Công ty Luật Siglaw sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin cần biết về Tại sao công ty hợp danh ít được lựa chọn?
Khái niệm về công ty hợp danh là gì?
Công ty hợp danh là công ty có ít nhất 2 thành viên hợp danh là cá nhân và đồng sở hữu công ty. Các thành viên này gọi là thành viên hợp danh, và cùng kinh doanh dưới một tên chung. Ngoài ra có thể có thành viên góp vốn.
Thành viên hợp danh dùng toàn bộ tài sản của mình để chịu trách nhiệm cho các khoản nợ và nghĩa vụ của công ty.
Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm cho các khoản nợ và nghĩa vụ của công ty trong phạm vi vốn đã góp
Công ty hợp danh có tài sản độc lập với pháp nhân, cá nhân khác, và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Thực trạng thành lập công ty hợp danh ở Việt Nam
Thực tế ở Việt Nam từ trước đến nay công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp ít được các cá nhân lựa chọn nhất. Theo thống kê mới nhất của tổng cục thống kê thì số lượng công ty hợp danh được thành lập rất ít, chiếm tỉ lệ nhỏ nhất trong tổng số doanh nghiệp mới thành lập. Cụ thể, chỉ có 01 công ty hợp danh trên mỗi 7000 công ty được thành lập mới, theo số liệu của Tổng cục Thống kê.
Khi một cá nhân, tổ chức có nhu cầu muốn thành lập công ty mới, thông thường, họ sẽ dựa trên các tiêu chí để lựa chọn loại hình doanh nghiệp. Có thể dựa trên các tiêu chí như:
- Nghĩa vụ, quyền hạn của chủ sở hữu công ty
- Huy động vốn vay
- Chi phí và thủ tục trong hoạt động kinh doanh
- Thuế
- Các tiêu chí khác.
Xem thêm:
Điều kiện để thành lập công ty hợp danh
Lý do tại sao công ty hợp danh ít được lựa chọn?
Hiện nay, công ty hợp danh không được ưu chuộng bởi những lý do sau:
Thứ nhất, về chế độ chịu trách nhiệm vô hạn
Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao. Cụ thể, trong trường hợp tài sản của công ty không đủ để thực hiện nghĩa vụ trả nợ, các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình.
Thứ hai, quyền của thành viên hợp danh bị hạn chế
Thành viên hợp danh bị hạn chế nhiều quyền như:
- Không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân, không được làm thành viên hợp danh của công ty khác.
- Không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
Thứ ba, hình thức huy động vốn bị hạn chế
Dù có tư cách pháp nhân nhưng công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào.
Việc huy động vốn của công ty sẽ bị hạn chế, các thành viên chỉ có thể góp thêm tài sản của mình hoặc tiếp nhận thành viên mới.
Mặc dù là một hình thức có tiềm năng và mang lại lợi ích cho các cá nhân và tổ chức hợp danh, nhưng sự thiếu rõ ràng và minh bạch trong hoạt động kinh doanh cùng với những khó khăn về quản lý nội bộ và pháp lý khiến công ty hợp danh ít được lựa chọn so với các loại hình công ty khác.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết Công ty Luật Siglaw giải đáp về Tại sao công ty hợp danh ít được lựa chọn? Nếu quý khách hàng gặp các vấn đề liên quan, vui lòng liên hệ cho Công ty Luật Siglaw để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện.
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.
Email: vphn@siglaw.com.vn
Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Email: vphcm@siglaw.com.vn
Hotline: 0961 366 238
Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw