Tư vấn đầu tư dự án điện mặt trời

Điện mặt trời được biết đến là nguồn năng lượng tái tạo quý giá vô tận của thiên nhiên mang lại nhiều lợi ích con người. Những năm gần đây, điện mặt trời đã phát triển mạnh ở Việt Nam, đóng góp quan trọng vào việc đảm bảo an ninh năng lượng và mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính. Trong bài viết này, công ty luật Siglaw sẽ tư vấn về hoạt động đầu tư phát triển dự án điện mặt trời tại Việt Nam – những khó khăn, thuận lợi và thủ tục cần nắm rõ.

Những khó khăn nhà đầu tư thường gặp khi đầu tư dự án điện mặt trời

Thứ nhất, khó khăn về diện tích đất:  Diện tích chiếm đất lớn được cho là khó khăn trong đầu tư phát triển năng lượng mặt trời bởi các tấm pin/lưới năng lượng cần diện tích rất rộng. Nên việc tập trung được quỹ đất hợp lý để phát triển nguồn năng lượng này là vấn đề khó khăn đầu tiên các nhà đầu tư có thể gặp phải.

Thứ hai là những khó khăn về cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng ngành điện hiện nay chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của điện mặt trời. Các điểm đấu nối nhiều nơi chưa phù hợp với thực tế phát triển bùng nổ của điện mặt trời. Ngoài ra, còn thiếu các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong quá trình thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lý các dự án điện mặt trời. 

Tư vấn đầu tư dự án điện mặt trời
Tư vấn đầu tư dự án điện mặt trời

Thứ ba là khi đầu tư dự án điện mặt trời còn gặp khó khăn liên quan đến chính sách: Đó là thiếu quy hoạch quốc gia về năng lượng điện mặt trời. Hiện tại, Việt Nam mới có quy hoạch phát triển điện mặt trời ở cấp tỉnh, đặc biệt tập trung ở một số tỉnh, thành phố có tiềm năng. Ngoài ra, các quy hoạch này của tỉnh mới chỉ áp dụng cho các nhà máy điện mặt trời nối lưới, không áp dụng cho các dự án điện mặt trời áp mái. Sự chậm trễ trong việc ban hành các chính sách hỗ trợ năng lượng điện mặt trời, hạn chế trong công tác quản lý từ trung ương đến địa phương về phát triển điện mặt trời đã cho thấy sự lúng túng trong quy hoạch và năng lực quản trị của các cơ quan hữu quan. Những hạn chế này đã làm suy giảm niềm tin của nhà đầu tư và tác động tiêu cực đến định hướng kết nối các dự án điện mặt trời vào hệ thống điện quốc gia trong ngắn hạn cũng như khả năng phát triển bền vững và đồng bộ trên cả nước trong dài hạn.

Thứ tư là các khó khăn liên quan đến kinh tế và tài chính: Vướng mắc lớn nhất trong các vấn đề về kinh tế, tài chính là trách nhiệm chia sẻ rủi ro tài chính không rõ ràng giữa các bên trong hợp đồng mua bán điện theo thông lệ quốc tế. Cụ thể như những thay đổi về chính sách thuế, phí, giá cả, quy hoạch, kế hoạch phát triển; rủi ro trong huy động vốn vay, lãi suất, tỷ giá hối đoái; hoặc rủi ro bất khả kháng như lũ lụt, động đất… ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Ngoài ra, những hạn chế đối với quyền sử dụng đất thuộc nhà máy điện mặt trời khiến cho doanh nghiệp khó có thể dùng quyền này để thế chấp cho những khoản vay phục vụ hoạt động đầu tư dài hạn. 

Những thuận lợi khi đầu tư dự án điện mặt trời tại Việt Nam

Thứ nhất: thuận lợi về tiềm năng phát triển điện mặt trời: Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng nguồn năng lượng mặt trời rất lớn. Tổng bức xạ mặt trời đạt 4kW/h/m2/ngày ở các tỉnh miền Bắc. Đặc biệt, Nam Bộ, Nam Trung Bộ nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng nằm trong khu vực có cường độ bức xạ cao nhất, trung bình khoảng 5kWh/m², với hơn 300 ngày nắng/ năm.

Theo bản đồ bức xạ do Ngân hàng Thế giới (WB), cường độ bức xạ mặt trời dao động từ 897 – 2108 kWh/m2/năm, tương đương 2,46 và 5,77 kWh/m2/ngày (MOIT & AECID, 2015). Cường độ bức xạ cao nhất tập trung ở các tỉnh Tây Nguyên và Nam bộ như Đắk Lắk, Gia Lai, Nha Trang, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Ninh và Bình Phước.

Thứ hai, đầu tư dự án điện mặt trời nhận được nhiều những cơ chế chính sách ưu đãi từ nhà nước, tạo cơ chế thông thoáng, thuận lợi cho phát triển dự án điện mặt trời.

Việt Nam có những chính sách ưu đãi gì để thu hút đầu tư dự án điện mặt trời?

Thứ nhất, Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo cho giai đoạn 2015-2030, xét đến 2050 được Chính phủ phê duyệt vào tháng 9/2015 đã đưa ra các mục tiêu cụ thể, theo đó lượng điện năng sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo sẽ tăng từ mức 58 tỷ kWh năm 2015 lên 101 tỷ kWh năm 2020; 186 tỷ kWh năm 2030 và đạt 452 tỷ kWh năm 2050.

Thứ hai, để tạo động lực và khuyến khích phát triển điện mặt trời, Chính phủ đã có nhiều chính sách thông thoáng, tạo thuận lợi cho phát triển điện mặt trời, Bộ Công Thương đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành hàng loạt cơ chế như: Feed-in-Tariff cho điện mặt trời, điện gió, điện sản xuất từ chất thải rắn, điện sinh khối… Chính phủ cũng ban hành các chính sách ưu đãi khác cho các nhà đầu tư như ưu tiên cung cấp tín dụng, miễn/giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất, sử dụng hợp đồng mua bán điện mẫu…

Thứ ba, Cơ chế phát triển Điện năng lượng mặt trời tại Việt Nam

  • Thời hạn của hợp đồng mua bán điện đối với các dự án điện mặt trời là 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.
  • Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, thành phẩm tạo tài sản cố định cho dự án điện mặt trời.
  • Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án điện mặt trời.
  • Đối với dự án nối lưới: Bên mua điện có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện từ các dự án nối lưới với giá điện mua là 9,35 UScents/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, tương đương với 2.174 đồng/kWh).
  • Đối với dự án điện trên mái nhà: Thực hiện cơ chế bù trừ điện năng (net-metering) sử dụng hệ thống công tơ 2 chiều. Trong một chu kỳ thanh toán, lượng điện phát ra từ các dự án trên mái nhà lớn hơn lượng điện tiêu thụ sẽ được chuyển sang chu kỳ thanh toán kế tiếp. Khi kết thúc năm hoặc kết thúc hợp đồng mua bán điện, lượng điện phát dư sẽ được bán cho bên mua với giá bán điện theo quy định.

Quy trình thủ tục đầu tư dự án điện mặt trời

Lập dự án đầu tư điện mặt trời

Những dự án phát triển năng lượng mặt trời trước tiên phải là dự án thuộc quy hoạch phát triển năng lượng mặt trời quốc gia hoặc phát triển năng lượng mặt trời cấp tỉnh. Các kế hoạch này sẽ được điều chỉnh và bổ sung theo thời gian theo yêu cầu.

Nếu chủ đầu tư tự xây dựng dự án thì phải lập báo cáo trình cấp có thẩm quyền thẩm tra dự án của mình và đưa vào quy hoạch phát triển trước đó. Bộ Công Thương sẽ thẩm tra và thêm vào các dự án năng lượng mặt trời có công suất nhỏ hơn hoặc bằng 50 MW; Trình Thủ tướng Chính phủ sẽ phê duyệt quy hoạch tiếp các dự án có công suất lớn hơn 50 MW.

Xin quyết định chủ trương đầu tư dự án điện mặt trời

Hồ sơ xin Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án điện mặt trời

a) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư dự án điện mặt trời, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;

b) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư dự án điện mặt trời;

c) Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư dự án điện mặt trời gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

d) Đề xuất dự án đầu tư dự án điện mặt trời gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;

đ) Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

e) Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;

g) Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư dự án điện mặt trời, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).

Thời hạn giải quyết hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư dự án điện mặt trời

  • Tối đa 65 ngày đối với các dự án cần sự chấp thuận của Thủ tướng chính phủ;
  • Tối đa 40 ngày đối với các dự án cần sự chấp thuận của UBND cấp tỉnh.

Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Cơ quan đăng ký đầu tư (Điều 35 Nghị định 31/2021-NĐ-CP)

Sau khi nhận được Quyết định chấp thuận chủ trương của Thủ tướng chính phủ hoặc UBND cấp tỉnh, Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án điện mặt trời cho Nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc.

Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 

Sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án điện mặt trời, nhà đầu tư thực hiện thành lập tổ chức kinh tế, thông qua thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp kinh doanh điện mặt trời

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên/ Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài
  • Bản sao các giấy tờ sau:

+ Giấy tờ chứng thực cá nhân của thành viên là cá nhân (CCCD; CMND hoặc hộ chiếu còn hiệu lực);

+ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Giấy tờ chứng thực cá nhân của thành viên là cá nhân (CCCD; CMND hoặc hộ chiếu) của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức

(Thành viên là tổ chức nước ngoài: Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự)

  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  • Thời gian: 5-7 ngày làm việc cho 

Thực hiện các thủ tục về đấu nối, ký hợp đồng mua bán điện mặt trời, thủ tục xây dựng, đất đai, phòng cháy chữa cháy, môi trường của Dự án điện mặt trời

Dịch vụ tư vấn đầu tư dự án điện mặt trời của công ty luật Siglaw

Khi sử dụng dịch vụ tư vấn đầu tư dự án điện mặt trời của Siglaw quý khách hàng sẽ được hỗ trợ chi tiết các vấn đề sau:

  • Miễn phí tư vấn về hợp đồng, quy định về pháp luật doanh nghiệp, pháp luật đầu tư dự án điện mặt trời.
  • Miễn phí tư vấn các vấn đề liên quan đến tuyển dụng, sử dụng lao động nước ngoài, cư trú của của người nước ngoài theo đúng quy định pháp luật Việt Nam.
  • Ưu đãi tư vấn thường xuyên và giải đáp các vấn đề liên quan đến thuế: Thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp… tại thời điểm tư vấn của dự án đầu tư FDI điện mặt trời.
  • … Và nhiều giá trị gia tăng khác vượt trên sự kỳ vọng của khách hàng!

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Siglaw Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Email: [email protected]

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: [email protected]

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

5/5 - (5 bình chọn)
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238