Quy trình và điều kiện thành lập công ty phần mềm

Công nghệ thông tin đã và đang phát triển ngày một mạnh mẽ  trong những năm gần đây. Chính vì vậy, ngày càng có nhiều cá nhân và tổ chức mong muốn đầu tư và tham gia vào lĩnh vực kinh doanh phần mềm. Vậy Quy trình và điều kiện thành lập công ty phần mềm là gì? Trong bài viết này, Công ty Luật Siglaw sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về quy trình và điều kiện thành lập công ty phần mềm.

Điều kiện thành lập công ty phần mềm

Để thành lập công ty phần mềm, doanh nghiệp cần đáp ứng những điều kiện sau:

  • Doanh nghiệp phải có địa chỉ trụ sở hợp pháp. Trụ sở chính của công ty được đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính. Địa chỉ trụ sở chính của công ty phải chính xác, rõ ràng và thuộc quyền sở hữu hợp pháp của công ty đó. 
  • Tổ chức, cá nhân thành lập công ty không thuộc các trường hợp bị cấm thành lập công ty theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.

– Công ty cần phải đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với lĩnh vực phần mềm. Sau đây là một số mã ngành nghề liên quan đến lĩnh vực phần mềm mà công ty có thể tham khảo: 

Ngành Mã ngành
Lập trình máy vi tính 6201
Tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính 6202
Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính 6209
Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh 4741

–  Trường hợp công ty thực hiện hoạt động  kinh doanh ngành nghề liên quan đến phần mềm, thiết bị ngụy trang, ghi âm, định vị, ghi hình thì công ty cần phải có giấy phép đủ điều kiện về an ninh, trật tự mới được phép đi vào kinh doanh.

Quy trình thành lập công ty phần mềm

Quy trình và điều kiện thành lập công ty phần mềm
Quy trình và điều kiện thành lập công ty phần mềm

Cá nhân, tổ chức cần thực hiện quy trình, thủ tục sau khi muốn thành lập công ty phần mềm:

Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp. Các cá nhân, tổ chức cần lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với lĩnh vực hoạt động và vốn điều lệ của công ty. Các loại hình doanh nghiệp bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty CP, Công ty TNHH, Công ty hợp danh. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức gặp khó khăn trong quá trình lựa chọn loại hình doanh nghiệp, vui lòng liên hệ Công ty Luật Siglaw để được tư vấn cụ thể.

Bước 2: Chuẩn bị tên, địa chỉ công ty. 

  • Tên công ty phần mềm cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, không được thuộc các trường hợp trùng hoặc gây nhầm lẫn với các công ty khác đã đăng ký từ trước.
  • Địa chỉ của công ty phải đúng, cụ thể, thuộc lãnh thổ Việt Nam và không được sử dụng địa chỉ giả. 

Bước 3: Lựa chọn người đại diện theo pháp luật của công ty phần mềm. 

  • Người đại diện theo pháp luật của công ty phần mềm là cá nhân đại diện cho công ty phần mềm thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của công ty, đại diện cho công ty với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. 
  • Tùy vào loại hình công ty mà công ty phần mềm có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên, công ty phải luôn đảm bảo luôn có ít nhất 01 người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam.

Bước 4: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh và nộp hồ sơ. Hồ sơ đăng ký thành lập công ty phần mềm bao gồm các văn bản, giấy tờ cần thiết như sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập Công ty phần mềm;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên đối với công ty TNHH, cổ đông sáng lập đối với công ty phần mềm;
  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây: thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập; quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; thẻ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ thành phần hồ sơ, công ty tiến hành nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo một trong ba cách sau: Nộp hồ sơ trực tiếp; Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc Nộp hồ sơ qua Cổng thông tin về đăng ký doanh nghiệp. 

Bước 5: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty phải tiến hành công bố thông tin về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận được Giấy chứng nhận. Nội dung công bố bao gồm:

  • Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Thông tin về ngành, nghề kinh doanh
  • Danh sách cổ đông sáng lập, danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có)

Bước 6: Hoàn tất các thủ tục còn lại. Doanh nghiệp tiến hành hoàn tất một số thủ tục cần thiết như: Khắc dấu và thông báo mẫu dấu; Treo bảng hiệu công ty; Kê khai và nộp thuế,…

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết Công ty Luật Siglaw giải đáp về quy trình và điều kiện thành lập công ty phần mềm. Nếu quý khách hàng gặp các vấn đề về liên quan đến quy trình và điều kiện thành lập công ty phần mềm hay các vấn đề khác liên quan đến công ty phần mềm, vui lòng liên hệ cho Công ty Luật Siglaw để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện.

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Email: vphn@siglaw.com.vn 

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: vphcm@siglaw.com.vn

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238